Soạn bài Tự đánh giá Phép màu kì diệu của văn học

Xuất bản: 23/12/2022 - Tác giả:

Soạn bài Tự đánh giá Phép màu kì diệu của văn học Cánh diều với hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 111-115 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Cùng Đọc tài liệu xem chi tiết các câu hỏi và trả lời thuộc nội dung Soạn bài Tự đánh giá Phép màu kì diệu của văn học - Bài 8: Văn bản nghị luận - SGK Ngữ văn 10 tập 2.

Soạn bài Tự đánh giá Bài 8: Phép màu kì diệu của văn học

Câu 1 trang 113 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Theo văn bản trên, một tác phẩm văn học được xem là hấp dẫn khi tác phẩm ấy khiến cho người đọc:

A. Mải mê đọc và quên hết nội dung của tác phẩm

B. Thích thú đi tìm những kiến thức ở ngoài tác phẩm

C. Cùng sống với thế giới do nhà văn sáng tạo ra

D. Thấy hiện ra trên trang sách cả một thế giới đương đại.

→ Đáp án: C

Câu 2 trang 113 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Chiêm nghiệm của Nguyễn Đình Thi về “bừng thức tỉnh, tự nhận thấy rõ tâm hồn mình, thực sự tìm thấy mình” khi đến với văn học cho biết điều gì?

A. Vai trò của nhà văn đối với nghệ thuật

B. Sức mạnh của nghệ thuật vị nghệ thuật

C. Chức năng, giải trí của văn học nghệ thuật

D. Khả năng thanh lọc tâm hồn của văn học

→ Đáp án: D

Câu 3 trang 113 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Hãy sắp xếp lại các ý sau cho đúng với trình tự: luận điểm, các lí lẽ, dẫn chứng mà tác giả đã trình bày ở phần 2:

A. Tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật riêng rất uyển chuyển.

B. Xin lấy một ví dụ, những suy nghĩ của Ta-go khi đọc Sếch-xpia.

C. Thường là trực tiếp, gần như bằng trực giác và bằng liên tưởng rất linh hoạt, chịu sự quy định của rất nhiều yếu tố.

D. Không nên nghĩ rằng tác động của tác phẩm cũng như sự liên hệ của người đọc bao giờ cũng phải thông qua con đường lô gích.

E. Rồi sau đó, ta mới có thể dùng tư duy lô gích để giải thích.

→ Đáp án: Thứ tự sắp xếp là: D – A – C – E - B

Câu 4 trang 113 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Nhận xét nào nêu đúng và đầy đủ những đặc điểm chung về ngôn từ trong các câu văn sau?

“Sự khô mòn của tình yêu thương, sự quen cho những cái không tốt, không đúng, không đẹp, sự lười biếng suy nghĩ, sự tính toán cho mình – những cái đó làm cho con mắt người ta thường ngày mờ đi ít nhiều.".

“Trong tình yêu thắm thiết của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, trong tiếng rên xiết điên dại của vua Lia, trong ngọn lửa ghen ngày càng bùng cháy của Ô-then-lô, có một cái gì làm cho chúng tôi hăng say và phấn khởi.”

A. Giàu ẩn dụ, so sánh và nhạc tính

B. Giàu nhịp điệu, hình ảnh và cảm xúc

C. Giàu hình tượng và phong cách cá nhân.

D. Giàu tính văn chương và tính thời sự.

→ Đáp án: B

Câu 5 trang 114 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Phương án nào cho thấy đặc điểm của giọng điệu nghị luận trong đoạn văn sau?

“Không nên nghĩ rằng tác động của tác phẩm cũng như sự liên hệ của người đọc bao giờ cũng phải thông qua con đường lô gích. Tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật riêng rất uyển chuyển. Thường là trực tiếp, gần như bằng trực giác và bằng liên tưởng rất linh hoạt, chịu sự quy định của rất nhiều yếu tố. Rồi sau đó, ta mới có thể dùng tư duy lô gích để giải thích. Xin lấy một ví dụ...".

A. Độc thoại nhẹ nhàng để chia sẻ thông tin

B. Mạnh mẽ, sôi nổi để tranh luận về quan điểm

C. Gay gắt, phủ nhận ý kiến của đối phương

D. Đối thoại, trao đổi nhằm thuyết phục

→ Đáp án: A

Câu 6 trang 114 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Ghép các lí lẽ, dẫn chứng ở cột B cho phù hợp với luận điểm ở cột A:

Câu 6 Soạn bài Tự đánh giá Phép màu kì diệu của văn học

→ Đáp án:

- Ghép các lí lẽ, dẫn chứng ở cột B cho phù hợp với luận điểm ở cột A:

+ 1 – b, c

+ 2 – a, d

Câu 7 trang 114 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Chỉ ra câu văn cho biết quan điểm của tác giả về sự sáng tạo nghệ thuật trong văn bản trên.

Trả lời

- Câu văn cho biết quan điểm của tác giả về sự sáng tạo nghệ thuật trong văn bản:

+ Những vấn đề của tác phẩm nêu lên biến thành vấn đề của chính người đọc tự đặt ra với mình mà suy nghĩ.

+ Tác phẩm văn học tốt sẽ có tác dụng làm cho con người như "bừng thức tỉnh, tự nhận thấy rõ tâm hồn mình, thực sự tìm thấy mình".

+ Tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật rất uyển chuyển. Thường là trực tiếp, gần như bằng trực giác và bằng liên tưởng rất linh hoạt, chịu sự quy định của rất nhiều yếu tố

Câu 8 trang 114 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Em hiểu ý kiến sau như thế nào: “Những vấn đề của tác phẩm nêu lên biến thành những vấn đề của chính người đọc tự đặt ra với mình mà suy nghĩ."?

Trả lời

- Em hiểu ý kiến: “Những vấn đề của tác phẩm nêu lên biến thành những vấn đề của chính người đọc tự đặt ra với mình mà suy nghĩ." là một khi văn học có sức hấp dẫn làm cho người đọc hòa nhập vào cái thế giới do nhà văn sáng tạo, cùng sống với những nhân vật tưởng tượng như người thực thì những vấn đề của tác phẩm, vấn đề của nhân vật trong tác phẩm khiến người đọc tưởng như đó là vấn đề của chính mình ngoài đời.

Câu 9 trang 115 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Theo em, tác giả muốn làm sáng tỏ luận điểm gì khi đưa ra ví dụ về “những suy nghĩ của Ta-go khi đọc Sếch-xpia"?

Trả lời

Theo em, tác giả muốn làm sáng tỏ luận điểm tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật riêng rất uyển chuyển khi đưa ra ví dụ về "những suy nghĩ của Ta-go khi đọc Sếch-xpia" ở phần 2.

Câu 10 trang 115 SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều

Vì sao nói: Tác phẩm văn học tốt sẽ có tác dụng làm cho con người như “bừng thức tỉnh"?

Trả lời

Nói: Tác phẩm văn học tốt sẽ có tác dụng làm cho con người như "bừng thức tỉnh" bởi khi ta đọc một tác phẩm tốt, những nội dung trong đó sẽ hướng chúng ta đến những điều hay, bổ ích cho con người trong cuộc sống, từ đó mà chúng ta sẽ rút ra kinh nghiệm, bài học cho bản thân mình.

-/-

Trên đây là gợi ý Soạn bài Tự đánh giá Phép màu kì diệu của văn học, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Cánh diều!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM