Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự trang 133

Xuất bản: 04/09/2024 - Tác giả:

Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự trang 133 được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

1. Định hướng

1.1. Ở Bài 4, các em đã được rèn luyện cách thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi. Phần Nói và nghe của Bài 5 tập trung rèn luyện kĩ năng trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự. Sự việc có tính thời sự là những sự việc đã và đang diễn ra trong thực tiễn, thu hút sự quan tâm của nhiều người. hthế, nội dung trình bày thực chất cúng giống như Bài 4, chỉ khác nhau là: Bài 4 chú trong kĩ năng thảo luận (nói và nghe thương tác), còn Bài 5 chú trong cách trình bày (kĩ năng nói).

1.2. Trình bày ý kiến của một vấn đề có tính thời sự, các em cần lưu ý:

- Lựa chọn sự việc phù hợp với lứa tuổi, có tính thời sự, có ý nghĩa giáo dục.

- Tìm hiểu kĩ sự việc, xác định ý kiến của bản thân về sự việc đó (đồng tình hay phản đối, có thể đồng tình, phản đối một phần).

- Khi trình bày, cần đưa ra được các lí lẽ, kèm theo phân tích những bằng chứng tin cậy thể hiện quan điểm của bản thân.

- Có thể sử dụng một số phương tiện hỗ trợ (hình ảnh, âm thanh, hiện vật…) để tăng sức thuyết phục cho ý kiến.

2. Thực hành

Bài tập: Chọn một trong các vấn đề sau đây (hoặc tự xác định vấn đề gắn với sự việc phù hợp, có tính thời sự) để trình bày ý kiến trước nhóm, lớp.

- Suy nghĩ của em về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục.

- Những lưu ý khi sử dụng Chat GPT – thành tựu khoa học mới của thế kỉ XXI.

- Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng?

a) Chuẩn bị (ví dụ với đề 1)

- Xác định vấn đề cần trình bày (sự việc một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục).

- Đối tượng nghe: thầy giáo / cô giáo, các bạn trong nhóm, lớp.

- Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ (nếu cần)

b) Tìm ý và lập dàn ý

Tham khảo nội dung trong dàn ý ở phần Viết, có thể thêm hoặc bớt những nội dung liên quan đến sự việc cần trình bày ý kiến.

c) Nói và nghe

- Thực hành nói và nghe theo dàn ý đã xác định.

- Tập trung vào kĩ năng trình bày (nói) một vấn đề.

d) Kiểm tra, chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục d (trang 28,29) và đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

* Bài nói tham khảo:

- Vấn đề: Suy nghĩ của em về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục.

Xin chào cô giáo và các bạn, hôm nay em xin trình bày vấn đề: Suy nghĩ của em về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục.

Có người từng nói: “Đọc một quyển sách là đi muôn dặm đường”. Ba-rắc Obama từng khuyên: “Nếu biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra trước mắt bạn”. Có thể nói, đọc sách là việc không thể thiếu đối với bất kì ai đang học tập, nghiên cứu kiến thức và tìm kiếm con đường thành công. Thế nhưng, hiện nay, có rất nhiều học sinh xem thường sách và vai trò của việc đọc sách. Thực trạng ấy thật đáng lo ngại.

Sách là một phương tiện dùng để ghi chép, lưu giữ và lưu truyền tri thức trong xã hội loài người. Sách đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tri thức. Mỗi quyển sách là một động lực phát triển văn minh xã hội. Có thể nói “Sách là người bạn lớn của con người”.

Trước sự phát triển của cuộc sống, con người nguyên thủy nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức. Họ tìm cách lưu giữ những thông tin mình đã nhận thức được để lại cho các thế hệ sau. Và sách đã ra đời. Có thể nói từ khi có sách thì nền văn minh của loài người mới được xác thực. Hình thức ban đầu của sách là những hình khắc và kí tự lên vách đá, mai rùa, xương thú. Rồi đến thời kì viết chữ lên thẻ tre, thẻ trúc, lên tấm vải. Cuối cùng là viết hoặc in lên trang giấy và đóng thành tập. Trải qua thời gian, hình thức của sách không ngừng thay đổi. Càng thay đổi, sách ngày càng tiện lợi, dễ sử dụng và bảo quản hơn. Trước đây, sách là phương tiện chính để học tập, giáo dục và phổ biến tri thức trong xã hội. Ngày nay, nhờ các thành tựu của nền khoa học kĩ thuật, các phương tiện truyền thông và thiết bị điện tử gần như đã thay thế vai trò của sách. Con người đã tiến hành ghi chép và lưu trữ tri thức vào các bộ nhớ điện tử. Đồng thời phổ biến nó bằng các định dạng thông qua các ứng dụng điện tử. Người đọc có thể tiếp cận nguồn tri thức mà không cần phải giở từng trang sách. Công cụ tìm kiếm của Google là một minh chứng rõ ràng cho hình thức này. Bộ lưu trữ điện tử sẽ là hình thức của sách ở tương lai.

Ngày nay, do nền công nghệ thông tin phát triển mạnh, con người có cuộc sống dư giả, họ thích thụ hưởng hơn là lao động, vì thế sách đã bị xem thường. Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra ồ ạt, khiến cho học sinh ngày nay không chịu đọc sách. Một thực tế cần phải xác nhận là học sinh ngày nay không còn yêu mến sách nữa. Việc đọc sách của học sinh vì thế cũng rất hạn chế. Vấn đề đọc sách của học sinh hiện nay trở thành nỗi lo ngại của toàn xã hội “Chúng ta sẽ trở thành gì phụ thuộc vào điều chúng ta đọc sau khi tất cả thầy cô đã xong việc với chúng ta. Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở”. Thế nhưng, các bạn trẻ ngày nay không mấy quan tâm đến điều đó. Họ lười đọc sách, đọc những quyển sách dễ dãi, hoặc đọc sách qua loa, hoặc đọc sách chỉ để khoe mẽ chứ không chú tâm đến kiến thức hữu ích.. Học sinh Việt Nam ngày nay không có hứng thú đọc sách. Ngoài những quyển sách bắt buộc phải đọc học sinh ít quan tâm đến sách khác. Học sinh thường hay đọc các loại truyện tranh có nội dung nhảm nhí, vô bổ mà ít tìm đến các loại sách khoa học. Những quyển sách văn học tuổi teen với nội dung dễ dãi thường được học sinh lựa chọn đọc. Còn sách lịch sử, sách địa lí, sách khoa học gần như không nằm trong danh mục lựa chọn. Việc học sinh không muốn đọc những quyển sách có nội dung nghiên cứu khoa học, học thuật, nghệ thuật,… xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bởi đó là lĩnh vực khó, đòi hỏi nhiều công sức. Kéo theo đó là những hậu quả lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của con người và xã hội.

Trước hết, là phải nói đến sự phát triển của công nghệ thông tin. Công nghệ điện tử số làm cho hình thức và phương thức đọc sách có nhiều thay đổi. Việc đọc sách ngày nay không nhất thiết là đọc trang sách in hay ngồi trong phòng. Học sinh có thể đọc trang sách điện tử bất cứ lúc nào và bất cứ đâu. Sự phát triển rầm rộ của các ngành công nghệ giải trí với những chương trình mới lạ, đặc sắc thu hút học sinh theo dõi. Từ đó học sinh lơ là việc đọc sách. Văn hoá đọc của học sinh và các bạn trẻ ngày nay đang trên đà suy giảm trầm trọng. Thật không thể nào kể hết được các kênh truyền hình giải trí đang được phát sóng hiện nay. Ngoài những kênh phim truyện còn có những chương trình trực tiếp. Các chương trình này tương tác thực tế, sống động vô cùng. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng tiếp cận với văn bản điện tử hơn. Học sinh hoặc chơi game, hoặc giải trí tầm thường. Từ đó không còn hứng thú với sách. Việc đọc sách trở nên nhàm chán, không còn hấp dẫn nữa. Học sinh ngày nay với lối sống dễ dãi, yêu thích những thứ tầm thường có tính thuần giải trí như game, facebook, fan cuồng thần tượng, phim kinh dị, và các ấn phẩm có nội dung đồi trụy, phản cảm…Việc tiếp cận và say mê nguồn thông tin này khiến học sinh suy đồi đạo đức, trở nên lười biếng trong học tập, mất dần các thói quen bổ ích. Chẳng hạn như là việc đọc sách hằng ngày. Gia đình, nhà trường và xã hội thiếu quan tâm đến việc phát triển tâm hồn và năng lực trí tuệ cho học sinh. Phụ huynh vì bận rộn với công việc mà không quan tâm khuyến khích con cái đọc sách. Nhà trường không có kế hoạch đọc sách, hay không gian đọc sách cho học sinh. Xã hội không có chương trình khuyến khích, cổ động việc đọc sách trong toàn dân để nâng cao dân trí. Và dường như, khôi phục thói quen đọc sách trong toàn dân chỉ nằm trên khẩu hiệu. Các nhà xuất bản chạy theo lợi nhuận, không chịu đầu tư vào chất lượng và số đầu sách mới. Trên kệ sách hầu như chỉ thấy các tác phẩm quen thuộc được chỉnh sửa bìa sách cho khác đi mà ít thấy những tác phẩm mới có giá trị, thực sự mang lại lợi ích cho người đọc.Việc kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa thật sự chặt chẽ và nghiêm khắc khiến cho sách giả, sách kém chất lượng tràn lan trên thị trường làm mất niềm tin ở người đọc.

Học sinh không muốn đọc sách bởi không nhận thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc khiến cho việc học tập cũng trở nên khó khăn, tri thức hết sức hạn chế, hiểu biết hạn hẹp. Một hậu quả dễ thấy nhất là học sinh ngày nay có năng lực đọc rất kém, viết sai chính tả nhiều, không phân biệt được lỗi phát âm và diễn dạt vụng về, thô lỗ. Không đọc sách làm cho tâm hồn học sinh khô héo, thiếu cảm xúc và những rung động chân thành. Học sinh ngày càng trở nên cộc cằn, ăn nói tục tĩu, ứng xử thiếu lịch sự, thường vô lễ với thầy cô và người lớn. Việc ít đọc sách khiến học sinh không biết cảm thông, chia sẻ hay yêu thương; không biết tự kiềm chế bản thân làm nảy sinh ngày càng nhiều các vụ bạo lực sảy ra trong học đường. Không những ít đọc hoặc không đọc sách, thiếu sự tôn trọng đối với sách, nhiều học sinh còn tỏ ra xem thường sách, có hành vi hủy hoại sách. Những người như thế thật đáng chê trách. Nhà trường, gia đình và xã hội cần có những giải pháp và hành động thiết thực để nâng cao năng lực và đam mê đọc sách cho học sinh. Điều đó là rất cần thiết bởi không đọc sách, học sinh không thể tiến bộ, tâm hồn sẽ khô kiệt, hiểu biết hạn hẹp, kĩ năng sống không phát triển được. Điều quan trọng nhất, không đọc sách sẽ không thể có được cuộc sống tâm hồn phong phú, không cảm nhạn được cái đẹp và ý nghĩa trọn vẹn của cuộc sống này. Đối với học sinh, trước hết, hãy chăm chỉ đọc sách mỗi ngày để phát triển trí tuệ và tâm hồn. Hãy quý trọng sách, giữ gìn và bảo vệ sách. Khuyến khích bạn bè, người thân cùng đọc sách. Tổ chức thảo luận, bàn luận về những quyển sách hay, ý nghĩa, có giá trị lớn lao. Vừa đọc sách vừa rèn luyện bản thân mình. Đối với gia đình, nhà trường, xã hội, cần dành nhiều sự quan tâm đối với việc bồi dưỡng tâm hồn và trí tuệ các em bằng những quyển sách hay, có nội dung trong sáng, lành mạnh. Khuyến khích và tổ chức đọc sách trong trường học và ngoài xã hội, tạo được phong trào đọc sách trong toàn dân. Các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ việc xuất bản và lưu hành các ấn phẩm sách, đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt cho nhu cầu của người đọc hiện nay.

Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỉ đã trôi qua” (Rene Descartes). Đọc sách là thể hiện lòng biết ơn đối với người xưa và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và đất nước. Sách đối với con người như nước đối với cây cối. Không có nước, cây cối sẽ héo rũ. Không có sách, cuộc sống loài người sẽ buồn chán biết chừng nào. Bởi thế, học sinh hãy lựa chọn cho mình những quyển sách hay và đọc nó hằng ngày. “Đọc sách cốt không phải ở số lượng mà cốt ở tinh túy”. Đó chính là con đường đúng đắn dẫn bước ta đến cánh cửa của tương lai.

- Vấn đề: Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT – thành tựu khoa học mới của thế kỉ XXI.

Xin chào cô giáo và các bạn, hôm nay em xin trình bày vấn đề: Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT – thành tựu khoa học mới của thế kỉ XXI.

ChatGPT, tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer, là chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển. Điểm nhấn của ChatGPT dựa trên kho kiến thức khổng lồ giúp ứng dụng có thể trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi mà người dùng đưa ra, bất kể về lĩnh vực gì, từ làm thơ, soạn nhạc, viết luận, tư vấn tình cảm cho đến lập trình… Không những vậy, việc trở nên phổ biến nhanh chóng càng tăng thêm sức mạnh cho chatbot này, khi chính những tương tác của người dùng sẽ được AI “học” và trở nên thông minh hơn.

Là một chương trình máy tính, ChatGPT sử dụng sức mạnh điện toán để phân tích kho dữ liệu văn bản khổng lồ sẵn có, từ đó chọn ra từ ngữ để ghép thành câu và đoạn văn phù hợp nhất đối với câu hỏi. OpenAI, công ty phát triển ChatGPT đã cảnh báo rằng, ứng dụng này “có thể tạo ra thông tin sai lệch” hoặc “đưa ra các hướng dẫn độc hại với nội dung sai trái”. Nguyên nhân sâu xa là AI chỉ đơn giản đưa ra phản hồi dựa trên thuật toán xác suất chứ không thực sự hiểu nội dung mà nó đang được hỏi. “Mặc dù ChatGPT không có trí thông minh thực sự, nó không hiểu ý nghĩa đằng sau các từ, nhưng ứng dụng này biết cách sắp xếp và sử dụng những từ đó dựa trên các văn bản đã có”, Josh Bersin, nhà sáng lập công ty tư vấn nhân lực Bersin & Associates nói. Ứng dụng này được “đào tạo” với kho dữ liệu khổng lồ từ sách, đoạn hội thoại và bài viết trên Internet. Với từng câu hỏi, nó dựa vào xác suất thống kê để chọn ra các từ có khả năng đi liền với nhau một cách liên tục cho đến khi hoàn thành 1 phản hồi. AI này hoạt động gần giống tính năng tự động điền/đoán từ (Auto-Complete) trên điện thoại thông minh. Dựa vào văn bản đầu vào và các dữ liệu quá khứ, smartphone có thể dự đoán từ mà người dùng chuẩn bị nhập vào. “ChatGPT thực hiện chính xác điều tương tự, nhưng trên một quy mô lớn hơn”, Michael Wooldridge, nhà nghiên cứu tại Viện Alan Turing trụ sở London cho hay.

Các chuyên gia tin rằng nhiều ngành nghề sẽ bị ảnh hưởng bởi các chatbot tương tự như ChatGPT, đặc biệt là với những công việc cơ bản có tính chất lặp đi lặp lại như kiểm thử tìm lỗi lập trình, soạn email cơ bản, truyền thông báo chí… Tuy nhiên, Search Engine Journal cho biết, hạn chế rõ nhất của ứng dụng này nói riêng cũng như AI nói chung, là khả năng biểu đạt cảm xúc hay suy nghĩ do cơ chế hoạt động chỉ dựa vào dữ liệu là thông tin và xác suất thống kê, thay vì ngữ cảnh cụ thể. Nhà nghiên cứu Christopher Bartel, Đại học Appalacian, nhận định chatbot này dù đưa ra nhiều thông tin, nhưng không thể thay thế hoàn toàn người viết vì nó không phản ánh được góc nhìn, trải nghiệm hay nhận thức cá nhân. Chi phí vận hành cũng là một điểm hạn chế của ChatGPT. Do đòi hỏi sức mạnh điện toán cực lớn, tính riêng chi phí máy chủ dành cho chatbot này đã rơi vào khoảng 100.000 USD/ngày, tương đương 3 triệu USD/tháng - Tom Goldstein, chuyên gia khoa học máy tính tại Đại học Maryland ước tính.

Như mình đã nêu ở trên, ChatGPT vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm và vẫn còn phải học hỏi rất nhiều từ những câu hỏi mà người dùng đặt ra, thì việc ChatGPT có thể làm được gì và thay thế những gì của con người vẫn còn là một ẩn số đối với nhà phát triển OpenAI. Nhưng mình - là một trong những người dùng tiềm năng của sản phẩm trí tuệ nhân tạo thông minh này, mình vẫn tin rằng ChatGPT có thể hướng đến các giải pháp thúc đẩy giảm tải công việc cho người dùng thay vì thay thế con người ở một số lĩnh vực công việc đặc thù. Để làm được điều đó, thay vì bạn nghĩ theo hướng tiêu cực là công việc hiện tại của bạn có thể ‘biến mất’ vì sự xuất hiện của những bộ công cụ tương tự ChatGPT, thì bạn nên tin tưởng rằng đó là tương lai của thế giới, còn phát triển là còn cơ hội việc làm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hiện đại.

- Vấn đề: Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng?

Xin chào cô giáo và các bạn, hôm nay em xin trình bày vấn đề: Cần xác định mục tiêu học thế nào cho đúng?

Trong thời đại ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới mà khoa học công nghệ ngày càng được tiến bộ hơn. Trong xã hội đó ấy, làm việc gì cũng cần phải có hiểu biết, có trí thức, vì vậy việc học là rất cần thiết và có vai trò ý nghĩ vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Chúng ta cần xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân. Ngọc không mài không thành đồ vậy người không học không biết rõ đạo” làm người ở đời phải có có học, cần am tường hiểu biết mọi vấn đề xã hội, đó là điều cần thiết cho mỗi chúng ta.Nhưng việc học còn mang lại cho con người ta sự hiểu biết về đạo lí làm người đạo lí đối nhân xử thế cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống hằng ngày.Học tập là để khẳng định chính mình, tự tạo vị trí đúng với thực lực của mình trong xã hội ngày nay. Kiến thức là một kho tàng vô hạn, còn cái chúng ta biết chỉ là hữu hạn, vậy nên chúng ta mới cần học để biết nhiều hơn.Học hành có ý nghĩa to lớn như vậy, song không phải ai cũng nắm bắt được mục đích của việc học. Có những bạn học sinh chây lười, chán nản, bỏ bê học hành; lại có những bạn học hành qua loa, không nghiêm túc với hy vọng vượt qua được những kỳ kiểm tra mà không chú ý đến việc học thực chất. Như vậy, làm sao các bạn có thể nắm bắt được những kiến thức cần thiết cho mai sau? Liệu rồi đây, các bạn sẽ đương đầu với những thử thách trong cuộc sống như thế nào nếu không có một nền tảng tri thức vững chắc? Lại còn những bạn học hành rất chăm chỉ, luôn luôn dành thời gian cho việc học mà quên mất thời gian cho thế giới bên ngoài. Có lẽ các bạn quên rằng thế giới ấy luôn ẩn chứa những bài học bất ngờ mà sách vở không bao giờ có thể dạy cho các bạn được. Và cũng chính thế giới ấy mới là nơi các bạn thực hành và trải nghiệm những kiến thức các bạn học được. Mục đích của việc học tập là học để tự khẳng định mình, học để chung sống và làm việc.Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước vậy nên mục đích cuối cùng không gì khác là nỗ lực học tập để mai sau dựng xây nước nhà.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM