Soạn bài Tổng kết về từ vựng

Xuất bản: 24/09/2020 - Tác giả:

Soạn bài tổng kết về từ vựng của Đọc Tài Liệu giúp bạn nắm vững kiến thức và trả lời câu hỏi trang 122 đến trang 126 SGK Ngữ văn 9 tập 1.

Tài liệu hướng dẫn Soạn bài tổng kết về từ vựng được Đọc Tài Liệu biên soạn gồm chi tiết gợi ý trả lời các câu hỏi tại trang 122 đến trang 126 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1.

Soạn bài Tổng kết về từ vựng

Cùng tham khảo...

Tham khảo:

Soạn bài sự phát triển của từ vựng

I. Từ đơn và Tức phức

Bài 1 trang 122 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức. Phân biệt các loại từ phức.

Trả lời

- Từ đơn: là từ chỉ gồm một tiếng. Ví dụ: nhà, gió, mẹ, đi, ngồi,...

- Từ phức: là từ gồm hai hay nhiều tiếng trở lên.

- Từ phức gồm hai loại:

  • Từ láy: là từ giữa các từ có sự láy lại âm thanh của nhau (âm đầu, vần hoặc toàn bộ tiếng) Ví dụ: xinh xắn, nho nhỏ, um tùm…
  • Từ ghép: là từ mà các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ: xe đạp, xe máy, con gà, quần áo…

Bài 2 trang 122 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy: ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt. lạnh lùng, bọt bèo, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.

Trả lời

- Từ ghép: ngạt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cồ cây, dưa dón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn. Về hình thức, các từ này rất dễ bị nhầm vơi từ láy. Tuy nhiên, mỗi tiếng trong các từ này đều có nghĩa.

- Từ láy: lấp lánh, nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi.

Bài 3 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trong các từ láy sau đây, từ láy nào có sự “giảm nghĩa” và từ láy nào có sự “tăng nghĩa” so vơi nghĩa của yếu tố gốc:  trăng trắng, sạch sành sanh, đèm đẹp, sút sàn sạt, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp.

Trả lời

- Từ láy có sự "giảm nghĩa": trăng trắng, đem đẹp, lành lạnh, xôm xốp.

- Từ láy có sự "tăng nghĩa": sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.

II. Soạn bài tổng kết về từ vựng phần Thành ngữ

Bài 1 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Ôn lại khái niệm thành ngữ.

Trả lời

- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, hiển thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó, nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh...

Bài 2 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tục ngữ?

a. gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

b. đánh trống bỏ dùi

c. chó treo mèo đậy

d. được voi đòi tiên

e. nước mắt cá sấu

Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ, tục ngữ đó.

Trả lời

- Tổ hợp là thành ngữ là:

  • Đánh trông bỏ dùi: phê phán những người làm việc bỏ dở, không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm.
  • Được voi đòi tiên: phê phán con người tham lam, được cái này lai muốn cái khác hơn.
  • Nước mắt cá sấu: những kẻ giả vờ thương xót người khác nhằm che dấu tội lỗi, thông cảm giả tạo nhằm đánh lừa người khác.

- Tổ hợp là tục ngữ là:

  • Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Gần kẻ xấu bị ảnh hưởng, tiêm nhiễm cái xấu, gần người tối thì học hỏi, tiếp thu được cái tốt, cái hay mà tiến bộ. Hoàn cảnh sống, môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của con người.
  • Chó treo mèo đậy: Nêu cách chống chó mèo ăn vụng thức ăn. Nghĩa là với chó thì phải treo (chó không biết trèo như mèo), còn mèo thì phải đậy lại (mèo yếu hơn chó, nếu dùng vật nặng chẹn lên thì mèo không cậy được). Qua đó muốn nêu lên bài học, đối với từng

Bài 3 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Tìm hai thành ngữ có yếu tố chủ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được.

Trả lời

- Đầu voi đuôi chuột: chỉ những người làm việc không chu đáo, không hoàn chỉnh, ban đầu có vẻ to lớn, rầm rộ, cuối cùng lôi thôi, xuềnh xoàng.

- Như hổ về rừng: diễn tả tình trạng thong thả tự do của một người về đúng môi trường phù hợp với mình.

- Mỡ để miệng mèo: mang một món mồi béo bở để phía trước mặt, khêu gợi sự thèm thuồng của ai đó.

Các thành ngữ có yếu tố động vật:

- Lên xe xuống ngựa: chỉ người đài các sang trọng.

- Ăn ốc nói mò: chỉ người suy nghĩ thiếu căn cứ, chỉ tuyên đoán, một cách thiếu chính xác.

- Vẽ rắn thêm chân: chỉ người bịa đặt vô lí.

Số thành ngữ chỉ yếu tố thực vật trong tiếng Việt không nhiều, thí dụ như:

- Bèo dạt mây trôi: chỉ số phận bấp bênh, trôi nổi.

- Cây cao bóng cả: chỉ người cao tuổi, có tư cách đáng nể trọng

- Cây nhà lá vườn: cưỡi ngựa xem hoa, cây cà ra dây muống, bỏ hành bỏ tỏi...

Bài 4 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương.

Trả lời

Kiến bò miệng chén chưa lâu,

Mưa sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa...

(Trần Quốc Tuấn - Hịch tướng sĩ)

- Cá chậu chim lồng cảnh tù túng, bó buộc, mất tự do. Ví dụ: Một đời được mấy anh hùng, bỏ chi cá chậu chim lồng mà chơi! (Nguyễn Du, Truyện Kiều).

- Cửu các buồng khuê: nơi ở của con gái giàu sang ngày xưa, chỉ người con gái khuê các. Ví dụ: Xót mình của các buồng khuê, Vỡ lòng học lấy những nghề nghiệp hay (Nguyễn Du, Truyện Kiều).

III. Nghĩa của Từ

Bài 1 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Ôn lại khái niệm nghĩa của từ.

Trả lời

- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị.

Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách:

• Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

• Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.

Từ nhiều nghĩa có:

• Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác,

• Nghĩa chuyên là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.

- Cần chữa các loại lỗi dùng từ:

• Lỗi lập từ

• Lẫn lộn các từ gần âm

• Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.

Bài 2 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:

a) Nghĩa của từ mẹ là "người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con".

b) Nghĩa của từ mẹ khác với nghĩa của từ bố ở phần nghĩa "người phụ nữ, có con".

c) Nghĩa của từ mẹ không thay đổi trong hai câu: Mẹ em rất hiềnThất bại là mẹ thành công.

d) Nghĩa của từ mẹ không có phần nào chung với nghĩa của từ .

Trả lời

- Cách hiểu đúng nhất của từ mẹ: cách (a).

- Cách hiểu (b): nghĩa của từ mẹ chỉ khác nghĩa của từ bố ở phần nghĩa “người phụ nữ"

- Cách hiểu (c): nghĩa của từ mẹ có thay đổi. Từ mẹ trong câu “Mẹ em rất hiền” là nghĩa gốc, từ mẹ trong câu “Thất bại là mẹ thành công là nghĩa chuyển"

- Cách hiểu (d): nghĩa của từ mẹ và nghĩa của từ bà có chung từ vựng là “người phụ nữ”.

Bài 3 trang 123 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Cách giải thích nào trong hai cách giải thích sau là đúng ? Vì sao ?

Độ lượng là:

a) đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.

b) rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ.

Trả lời

- Cách giải thích (b) là đúng.

- Cách giải thích (a) dùng ngữ danh từ “đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ” giải thích cho tính từ “độ lượng" là sai.

IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Bài 1 trang 124 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Ôn lại khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

Trả lời

- Từ có thể có nhiều nghĩa do hiện tượng chuyên nghĩa tạo ra, chúng có thể hiểu theo nhiều nét nghĩa trong cùng một văn cảnh hay trong những văn cảnh khác nhau. Từ nhiều nghĩa thường có nghĩa đầu tiên gọi là nghĩa gốc, những nghĩa phát sinh từ nghĩa gốc gọi là nghĩa chuyển.

Ví dụ: Đầu là một bộ phận quan trọng trong cơ thể con người. (“đầu” trong trường hợp này sử dụng theo nghĩa gốc.).

- Bé Mai Hoa là một học sinh đứng đầu lớp. (“đầu” trong trường hợp này dùng theo nghĩa chuyển, là người đứng nhất.)

- “Lời Chúa vâng truyền xuống ngọc giai

Cho làm lệnh tướng quét trần ai

Một tay vùng vẫy trời tung gió

Bốn cõi tung hoành đất sạch gai” ...

(Cái chổi – thơ Lê Thánh Tông)

- Thân em thì trắng, phận em tròn.
Bảy nổi ba chìm với nước non.

(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)

Trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, nước non đều là từ nhiều nghĩa.

Bài 2 trang 124 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trong hai câu thơ sau, từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không ? Vì sao ?

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trả lời

Từ "hoa" trong lệ hoa thềm hoa được dùng theo nghĩa chuyễn. Hoa ở hai trường hợp này chỉ người con gái đẹp như hoa là Thúy Kiều. Nhưng không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa từ, chỉ là biện pháp tu từ ẩn dụ.

V. Soạn bài tổng kết về từ vựng phần Từ đồng âm

1 - Trang 124 SGK

Ôn lại khái niệm từ đồng âm. Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm.

Trả lời

Từ đồng âm là những từ ngữ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau, không liên quan gì với nhau.

Từ đồng âmTừ nhiều nghĩa
Là những từ có phát âm giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhauLà một từ có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển, những nghĩa này có liên quan với nhau, tương tự nhau.

2 - Trang 124 SGK

Trong hai trường hợp (a) và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm ? Vì sao ?

a) Từ lá, trong:

Khi chiếc xa cành

không còn màu xanh

Mà sao em xa anh

Đời vẫn xanh rời rơi.

(Hồ Ngọc Sơn, Gửi em dưới quê làng)

và trong: Công viên là phổi của thành phố.

b) Từ đường, trong:

Đường ra trận mùa này đẹp lắm.

(Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)

và trong : Ngọt như đường.

Trả lời

- (a) là hiện tượng từ nhiều nghĩa (hai từ lá đầu là nghĩa gốc, từ lá thứ ba là nghĩa chuyển (lấy từ nét nghĩa “hình dẹt”).

- (b) là hiện tượng từ đồng âm (từ đường đầu khác nghĩa với từ đường thứ hai, giữa chúng không có môi quan hệ nào về nghĩa). Từ đường trong câu thơ của Phạm Tiến Duật là đường đi, từ đường ở câu sau là đường dùng để ăn, nghĩa không liên quan đến nhau.

VI. Từ đồng nghĩa

1 - Trang 125 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Ôn lại khái niệm từ đồng nghĩa.

Trả lời

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

Từ đồng nghĩa có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thải nghĩa khác nhau).

2 - Trang 125 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:

a) Đồng nghĩa là hiện tượng chỉ có trong một số ngôn ngữ trên thế giới.

b) Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai từ, không có quan hệ đồng nghĩa giữa ba hoặc hơn ba từ.

c) Các từ đồng nghĩa với nhau bao giờ cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.

d) Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.

Trả lời

(a) Các từ đồng nghĩa với nhau thì có thể thay thế nhau trong mọi trường hợp sử dụng.

(b) Nhiều ngôn ngữ trên thế giới không có hiện tượng đồng nghĩa.

(c) Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai từ; không có quan hệ đồng nghĩa giữa ba hoặc hơn ba từ.

(d) Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được trong nhiều trường hợp sử dụng.

- Cách hiểu đúng nhất: (d) Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được trong nhiều trường hợp sử dụng.

3 - Trang 125 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Đọc câu sau:

Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.

(Hồ Chí Minh, Di chúc)

Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào ?

Trả lời

- Từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi ở đây, vì từ xuân đã được chuyển nghĩa theo phương pháp hoán dụ (lấy mùa xuân thay cho một năm, tức lấy bộ phận thay cho toàn thế). Việc thay từ xuân cho từ tuổi ở đây để thể hiện tinh thần lạc quan, đồng thời tránh lặp từ tuổi với tuổi tác.

VII. Soạn bài tổng kết về từ vựng phầnTừ trái nghĩa

1 - Trang 125 SGK

Ôn lại khái niệm từ trái nghĩa.

Trả lời

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

2 - Trang 125 SGK

Cho biết trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa: ông - bà, xấu - đẹp, xa - gần, voi – chuột, thông minh – lười, chó – mèo, rộng - hẹp, giàu – khổ.

Trả lời

Cặp từ trái nghĩa: xấu – đẹp, xa - gần, rộng - hẹp.

3* - Trang 125 SGK 

Cho những cặp từ trái nghĩa sau: sống - chết, yêu -ghét, chẵn – lẻ, cao – thấp, chiến tranh - hoà bình, gia – trẻ, nông - sâu, giàu - nghèo.

Có thể xếp những cặp từ trái nghĩa này thành hai nhóm: nhóm 1 như sống - chết (không sống có nghĩa là đã chết, không chết có nghĩa là còn sống), nhóm 2 như già – trẻ (không già không có nghĩa là trẻ, không trẻ không có nghĩa là già). Hãy cho biết mỗi cặp từ trái nghĩa còn lại thuộc nhóm nào.

Trả lời

a) Cặp từ trái nghĩa lưỡng phân (khẳng định cái này là phủ định cái kia): sống - chết, chẵn - lẻ, chiến tranh - hòa bình, đực - cái.

b) Cặp từ trái nghĩa thang độ (Thể hiện mức độ nhiều ít, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia): già – trẻ, yêu - ghét, cao – thấp, nông - sâu, giàu - nghèo.

VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

Bài 1 trang 126 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Ôn lại khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

Trả lời

- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là phạm vi nghĩa rộng hay nghĩa hẹp của một từ.

- Nghĩa của một từ ngữ này có thể rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. Một từ được coi là:

+ Có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ấy bao hàm phạm vi nghĩa của từ khác.

Thí dụ: từ quần áo có bao hàm phạm vi nghĩa của từ áo dài.

+ Có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó nằm trong phạm vi nghĩa của một từ khác.

Thí dụ: từ cá la hán nằm trong phạm vi nghĩa của từ cá kiểng.

Bài 2 trang 126 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Vận dụng kiến thức về các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt đã học ở lớp 6 và lớp 7 để điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống trong sơ đồ sau. Giải thích nghĩa của những từ ngữ đó theo cách dùng từ ngữ nghĩa rộng để giải thích nghĩa của từ ngữ nghĩa hẹp. Chẳng hạn: từ đơn là từ có một tiếng. (Để giải thích nghĩa của từ đơn phải dùng một cụm từ trong đó có từ là từ có nghĩa rộng so với từ đơn) [...]

Trả lời

các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt

IX. Trường từ vựng

1 - Trang 126 SGK

Ôn lại khái niệm trường từ vựng.

Trả lời

Trường tự vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

(Ôn lại kiến thức lí thuyết về trường từ vựng trong bài soạn Trường từ vựng)

2 - Trang 126 SGK

Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích [...]

Trả lời

Tác giả dùng hai từ cùng trường nghĩa từ là tắm và bể góp phần làm tăng giá trị biểu cảm của câu văn, làm cho câu văn có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp.

// Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 9 bài Tổng kết về từ vựng này sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Tổng kết về từ vựng một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM