Suy ngẫm và phản hồi:
Nội dung chính: Bằng hệ thống lí lẽ sắc bén, dẫn chứng chân thực, sinh động, văn bản đã bàn luận về tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Từ đó khẳng định Bánh trôi nước
là một tác phẩm đa nghĩa, vừa đậm tính dân tộc, vừa tập trung nét đặc sắc của hồn thơ Hồ Xuân Hương.Câu 1: Cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan được thể hiện như thế nào trong đoạn văn: “Nghĩa thứ nhất,… của biết bao người”?.
Trả lời:
– Cách trình bày vấn đề khách quan thể hiện ở thông tin về bánh trôi nước – tầng nghĩa tả
thực của bài thơ (bánh trôi mang màu trắng của bột nếp, nếu người làm bánh nhào nhiều bột nhiều nước quá thì bánh “nát”, ít nước quá thì “rắn”,…); các từ ngữ trích từ bài thơ “Thân em…”, “Mà em…”.
– Cách trình bày vấn đề chủ quan thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh, câu văn cho thấy tình cảm ngợi ca, thán phục với tài năng thơ của Hồ Xuân Hương, tình cảm trân trọng với hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ (“Hồ Xuân Hương quả là một người biết miêu tả sự vật”, “hình ảnh chiếc bánh trôi hiện ra thật đáng yêu”, …).
Câu 2: Xác định mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.
Trả lời:
– Luận đề: Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước.
– Luận điểm 1: Nghĩa thứ nhất là nghĩa tả thực.
– Luận điểm 2: Nghĩa thứ hai của bài thơ nói về nhan sắc, thân phận và phẩm chất người phụ nữ.
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong VB:
Câu 3: Phân tích tác dụng của một số lí lẽ, bằng chứng em cho là tiêu biểu.
Trả lời:
- Lí lẽ và bằng chứng: Quá trình hình thành lên chiếc bánh em thấy là tiêu biểu nhất.
- Tác dụng: Giúp người đọc hình dung cụ thể, sinh động về hình ảnh thực của chiếc bánh trôi, cũng như đặc điểm, quá trình làm bánh. Từ đó có những liên tưởng sâu sắc đến vẻ đẹp và thân thận của người phụ nữ.
Câu 4: Em có đồng tình với ý kiến của tác giả về bài thơ Bánh trôi nước: “Lời một chiếc bánh nói hộ biết bao con người” hay không? Vì sao? Từ đó, em hiểu thêm điều gì về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
Trả lời:
– Giải thích ý kiến của tác giả: thông qua hình ảnh bánh trôi nước (hàm ý nói về thân phận, phẩm chất người phụ nữ), Hồ Xuân Hương đã khái quát lên nỗi lòng, thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
– Em đồng tình với ý kiến của tác giả. Bởi qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, tác giả Hồ Xuân Hương đã khẳng định, ca ngợi nhan sắc, vẻ đẹp bên ngoài và tâm hồn đức hạnh bên trong của người phụ nữ Việt Nam. Họ xứng đáng được yêu thương, nâng niu, trân trọng.
– Qua bài thơ ta hiểu thêm về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: chìm nổi, long đong, bị phụ thuộc nhưng ở họ vẫn luôn toát lên vẻ xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt.
Câu 5: Từ những cách hiểu về bài thơ Bánh trôi nước được nêu trong văn bản, em có suy nghĩ gì về cách tiếp nhận một bài thơ?
Trả lời:
Khi tiếp nhận một bài thơ, ta có thể có nhiều góc nhìn, nhiều cách hiểu khác nhau về ý nghĩa bài thơ. Các cách hiểu khác nhau ấy làm cho nội dung bài thơ thêm phong phú, và khám phá được thêm nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. Tuy nhiên, những cách hiểu khác nhau về bài thơ phải xuất phát từ VB và phải được lí giải hợp lí, tránh tình trạng suy diễn tuỳ tiện các nội dung, ý nghĩa của bài thơ.