Soạn bài Thu hứng Kết nối tri thức với cuộc sống

Xuất bản: 25/08/2022 - Tác giả:

Soạn bài Thu hứng Kết nối tri thức với cuộc sống là tổng hợp hướng dẫn soạn Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ trang 47 SGK Ngữ văn 10 tập 1.

Cùng Đọc tài liệu đi vào chi tiết nội dung Soạn bài Thu hứng trang 47 SGK Ngữ văn 10 tập 1 kết nối tri thức với cuộc sống. (Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca).

Trước khi đọc: Soạn bài Thu hứng Kết nối tri thức với cuộc sống

Tưả lời câu hỏi trước khi đọc trang 47:

Câu hỏi: Bạn đã được làm quen với một số bài thơ Đường luật trong sách giáo khoa Ngữ văn cấp Trung học cơ sở. Hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về đặc điểm hình thức cũng như nội dung của những bài thơ thuộc thể loại này.

Trả lời:

Ấn tượng:

- Thường được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú Đường luật.

- Yêu cầu về hình thức khắt khe.

- Gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết.

Câu hỏi: Bạn đã bao giờ xa gia đình và thấy nhớ nhà? Nếu có thể, hãy chia sẻ trái nghiệm ấy của bạn.

Trả lời:

Em đã từng xa gia đình và cảm thấy nhớ nhà. Lúc đấy, cảm xúc của em trống rỗng, thèm muốn được về nhà, được gặp và ôm lấy những người thân yêu trong gia đình.

Đọc hiểu: Soạn bài Thu hứng Kết nối tri thức với cuộc sống

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong bài học trang 48 SGK Ngữ văn 10 tập 1:

Câu hỏi: Khung cảnh của mùa thu được tái hiện trong bài thơ Thu hứng (màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật).

Trả lời:

Khung cảnh:

- Màu sắc: màu xanh của dòng sông, màu trắng của sương, màu bạc của mây.

- Không khí: hiu hắt, ảm đảm, lạnh lùng, u ám.

- Trạng thái vận động của sự vật: gợn sóng, mặt đất, mây đùn, khóm cúc, con thuyền… chuyển động mạnh.

Câu hỏi: Hãy nhận diện phép đối trong cả nguyên tác và bản dịch nghĩa trong câu 3-4 và 5-6.

Trả lời:

Nhận diện: Không gian được mở rộng nhiều chiều qua cặp “cao – thấp”, “thấp – cao”, “khóm cúc - con thuyền”, “hai lần - lẻ loi”, “rơi nước mắt - nhớ về vườn cũ”.

- Chiều xa: cửa ải.

- Chiều cao: sóng vọt lên lưng trời, mây sà xuống mặt đất.

- Chiều sâu: hun hút, xa thẳm.

Câu hỏi: Âm thanh của tiếng dao thước may áo, tiếng chày đập vải gợi ra không khí gì?

Trả lời:

Gợi không khí buồn thê lương. Đó là nỗi buồn của kẻ xa xứ.

Trả lời câu hỏi: Soạn bài Thu hứng Kết nối tri thức với cuộc sống

Trả lời câu hỏi trang 49 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Kết nối tri thức:

Câu 1: Mô tả một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường luật (bố cục, cách gieo vần, luật bằng – trắc, phép đối) được thể hiện trong bài thơ Thu hứng.

Trả lời:

Đặc điểm:

- Gồm 4 phần; đề, thực, luận, kết.

- Gieo vần: vần bằng ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 (lâm – sâm – âm – tâm – châm).

- Tiếng thứ 2 thanh bằng thì tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và ngược lại. Cụ thể:

T T B B T T B (vần)

B B T T T B B (vần)

B B T T B B T

T T B B T T B (vần)

T T B B B T T

B B T T T B B (vần)

B B T T B B T

T T B B T T B (vần)

Xem các cách trả lời khác trong Mô tả một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường luật trong Thu hứng.

Câu 2: Đối chiếu hai bản dịch thơ với nguyên văn Thu hứng (thông qua bản dịch nghĩa), từ đó, chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn.

Trả lời:

- Từ “điêu thương” gợi sự khắc nghiệt của thiên nhiên, cụ thể là sương đối với rừng phong. Qua bản dịch, hình ảnh này có phần nhẹ nhàng hơn.

- Từ “tiêu sâm” gợi sự tiêu điều, ảm đảm. Qua bản dịch, người dịch chưa chuyển tải được điều này.

- Bản dịch không có 2 địa danh là Vu Sơn và Vu Giáp.

- Từ “thẳm” của bản dịch làm không khí bị chùng xuống so với bản gốc.

- Bản dịch không có từ thể hiện được chỉ số lần “lưỡng khai”.

- Bản dịch không có chữ “cô” để thể hiện sự cô độc.

Câu 3: Những hình ảnh và từ ngữ nào được dùng để gợi không khí cảnh thu trong bốn câu đầu của bài thơ? Khung cảnh mùa thu này có thể gợi cho bạn những ấn tượng gì?

Trả lời:

- Hình ảnh và từ ngữ:

+ Lác đác hình phong.

+ Ngàn non hiu hắt.

+ Lòng sông thẳm.

+ Mây sà mặt đất bay.

- Khung cảnh mùa thu gợi cho em sự ảm đảm, tiêu điều, thê lương. Mùa thu hùng vĩ nhưng không có sức sống.

Câu 4: Nhận diện nhân vật trữ tình được thể hiện qua các từ ngữ và hình ảnh ở hai câu thơ 5 - 6 trong Thu hứng

Trả lời:

Nhận diện: Nhân vật trữ tình được thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ. Hình ảnh khóm cúc nở hoa đã hai lần nhưng đẫm nước mắt. Nước mắt của chủ thể trữ tình khi nhìn thấy khóm cúc nở hoa hay khóm cúc nở hoa bằng nước mắt? Hình ảnh ẩn dụ thứ hai là con thuyền lẻ loi nhớ về vườn cũ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ mang nỗi buồn sâu thẳm, nhớ về quê hương. Sự cô đơn, lẻ loi bao trùm lấy cảm xúc nhân vật trữ tình khiến người đọc không khỏi đồng cảm, xót xa.

Câu 5: Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu kết Thu hứng có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

Ý nghĩa: Nếu như những câu thơ trước gợi sự ảm đảm, buồn bã thì với hai câu thơ kết miêu tả khung cảnh sinh hoạt của con người đã có phần tươi sáng, có sức sống hơn. Nhưng khi đọc vào, hiểu và cảm, ta lại thấy ẩn sau sự nhộn nhịp ấy là nỗi nhớ quê chực trào, khiến nhân vật trữ tình càng thêm phần nhớ quê hương.

Câu 6: Thu hứng được viết trong một hoàn cảnh đặc biệt của cuộc đời Đỗ Phủ. Phải chăng tác phẩm chỉ thể hiện nỗi niềm thân phận cá nhân của nhà thơ?

Trả lời:

Thu hứng được sáng tác vào năm 766, trong lúc ông đưa gia đình đi chạy loạn. Đó là một trong những xúc tác khiến ông viết nên bài “Thu hứng”. Cảm xúc mãnh liệt của người con buộc lòng xa quê hương, một nỗi buồn da diết chực trào trong tâm trí. Ông cất lên tiếng nói của biết bao nhiêu người tại thời điểm đấy.

Câu 7: Có ý kiến cho rằng câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu. Bạn nghĩ gì về ý kiến này?

Trả lời:

Theo em, đây là ý kiến không phù hợp. Bởi lẽ, nhìn vào bài thơ, ta thấy rằng, 4 câu thơ đầu là khung cảnh mùa thu, 4 câu sau là nỗi niễm của nhân vật trữ tình về con người. Do đó, không phải câu thơ nào trong bài cũng thể hiện cảm xúc của tác giả về mùa thu.

Kết nối đọc - viết: Soạn bài Thu hứng Kết nối tri thức với cuộc sống

Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai-cư có nhiều điểm gần gũi nhau. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về những điểm tương đồng ấy.

Gợi ý:

- Thơ hai – cư có nguồn gốc từ Nhật Bản.

- Thơ Đường luật bắt nguồn từ Trung Quốc

- Là hai thể thơ ngắn ngọn, cô đọng, chủ yếu tả cảnh ngụ tình. Đều ưu tiên sự súc tích, đáp ứng đúng nguyên tắc riêng của thể thơ.

- Thường thông qua hình ảnh thiên nhiên để bày tỏ cảm xúc, nỗi niềm của nhân vật trữ tình.

Xem thêm: Đoạn văn về những điểm tương đồng của thơ Đường luật và thơ hai-cư

-/-

Trên đây là gợi ý Soạn bài Thu hứng Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM