Soạn bài Thật và giả Chân trời sáng tạo trang 144

Xuất bản: 19/08/2024 - Tác giả:

Soạn bài Thật và giả Chân trời sáng tạo trang 144 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 giúp học sinh soạn văn 12 dễ hơn.

Câu 1: Tóm tắt các sự kiện và xác định xung đột kịch trong văn bản.

Trả lời:

Các sự kiện xuất hiện trong văn bản:

- Tiểu thư đến và bày tỏ tình cảm với Đức vua nhưng vua đã phát hiện nói dối và giải quyết vấn đề của tiểu thư

- Người đàn bà đến và bày tỏ tình cảm với Đức vua nhưng vua đã phát hiện nói dối

- Quận chúa đến và bày tỏ tình cảm với Đức vua nhưng vua đã phát hiện nói dối

- Cô gái đến và bày tỏ tình cảm với Đức vua nhưng vua đã phát hiện cô gái nói dối, cô gái vẫn còn tình cảm với Đức vua.

=> Xung đột kịch: Nhà vua tức giận, phẫn nộ trước những lời nói dối của mọi người, nhưng cũng chính bởi lời nói dối, nhà vua biết được tình cảm của ai dành cho mình mới là thật lòng.

Câu 2: Trong văn bản Thật và giả, sự thật được ẩn giấu sau lời nói dối như thế nào? Nhà vua tỏ thái độ trước việc đó ra sao? Tham khảo bảng sau (làm vào vở):

Trả lời:

Nhân vậtLời nói dốiSự thậtThái độ của Nhà vua
Tiểu thư- Em nói sao hết được lòng em yêu kính Đức vuaYêu chàng trai nghèo, nhưng bị cha ép tiến cungPhẫn nộ
Người đàn bà- Thiếp nguyện hi sinh tất cả để làm phận sự nặng nề đối với Trời đất, đối với muôn dân, đối với Đức vua. Thiếp sẽ vào cung nhận lấy sự vất vả, lo âu, khổ ải, làm Hoàng hậu để săn sóc Đức vuaMuốn trở thành hoàng hậuBuồn
Quận chúaĐức vua! Đức vua ơi, xin Người đừng xua đuổi kẻ đến xin làm nô lệ NgườiTrở thành hoàng hậu để thao túng vuaMỉa mai
Cô gáiĐược nhìn thấy Người hôm nay là đã may cho thiếp lắm rồi. Vả lại, ngày tháng đã qua đi, lòng thiếp nay cũng khác đi rồi.Còn tình cảm dành cho vua nhưng lo sợ sẽ làm ảnh hưởng đến vua.Hạnh phúc

Câu 3: 

Không gian “cung điện nguy nga”, thời gian “sắp sang một ngày mới” và “Trời đất bình tĩnh quá” có vai trò gì trong việc khắc họa nội tâm nhân vật khi đối diện với chính mình.

Trả lời:

Có vai trò quan trọng khi khắc họa nội tâm nhân vật, tạo ra bối cảnh từ đó thể hiện rõ tâm trạng của nhân vật trong tình huống.

=> Những yếu tố trên cùng có thể giúp khán giả hiểu rõ hơn về nội tâm và tâm trạng của nhân vật khi họ đối mặt với chính mình trong những tình huống đặc biệt.

Câu 4: Cách sắp xếp cho các nhân vật phụ nữ lần lượt xuất hiên làm gia tăng kịch tính của màn kịch như thế nào?

Trả lời:

Cách sắp xếp các tuyến nhân vật nữ lần lượt xuất hiện đã làm gia tăng kịch tính của màn kịch.

- Việc sắp xếp một phụ nữ xuất hiện bất ngờ để tăng sự sự kịch tính cho vở kịch, thúc đẩy vở kịch đến cao trào.

- Các tuyến nhân vật phụ nữ có sự đối lập khiến vở kịch có nhiều góc nhìn đa chiều, tạo sự hấp dẫn cho bạn đọc.

Câu 5: Pho tượng đá có thực sự giúp nhà vua giải đáp vấn đề thật-giả không? Vì sao?

Trả lời:

Pho tượng đá chỉ là những phán đoán, sự phân tích trong thâm tâm của nhà vua nên không thể giúp nhà vua giải đáp vấn đề thật-giả.

Câu 6: Xung đột trong màn kịch cho thấy những băn khoăn gì của tác giả- trong tư cách người công dân, người nghệ sĩ- trước đời sống và sáng tạo?

Trả lời:

-  Với tư cách công dân: qua việc đặt nhân vật vào tình huống đấu tranh, tác giả thể hiện những tâm lý phức tạp, sự đau đớn của con người trong xã hội, và khao khát tìm kiếm tình yêu và lòng chân thành. Đồng thời, xung đột cũng có thể phản ánh những suy tư của tác giả về quyền lực, tình bạn, tình yêu và những giá trị cơ bản của cuộc sống.

- Với tư cách người nghệ sĩ: xung đột trong màn kịch có thể thể hiện sự tranh cãi giữa các ý tưởng và giá trị mà tác giả muốn truyền đạt. Tác giả có thể sử dụng xung đột nhằm làm nổi bật sự đối lập giữa cái đẹp và cái xấu, sự thiện và ác, sự quyết đoán và sống còn trong quá trình sáng tạo.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM