Tham khảo ngay hướng dẫn soạn bài Thao tác lập luận so sánh để có thêm những kiến thức về đặc điểm, vai trò của thao tác so sánh trong bài văn nghị luận, biết cách so sánh tương đồng, tương phản và thấy được cái hay của bài văn có sử dụng so sánh. Qua đó, các em bước đầu có thể biết vận dụng thao tác này trong việc một đoạn văn, bài văn nghị luận.
Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.
Cùng tham khảo...
Soạn bài Thao tác lập luận so sánh ngắn gọn
Gợi ý trả lời câu hỏi bài tập về Thao tác lập luận so sánh trang 79,80 SGK Ngữ văn 11 tập 1.
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
Đọc đoạn trích (SGK trang 79) và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
Câu 1 trang 79 SSGK Ngữ văn 11 tập
Xác định đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.
Trả lời
– Đối tượng so sánh: bài văn Chiêu hồn.
– Đối tượng được so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Truyện Kiều.
Câu 2 trang 79 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.
Trả lời
– Giống nhau: Đều bàn về con người.
– Khác nhau:
+ Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều bàn về con người ở cõi sống.
+ Bài văn Chiêu hồn bàn về con người trong lúc sống và cả lúc ở cõi chết.
Câu 3 trang 79 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Phân tích mục đích so sánh trong đoạn trích.
Trả lời
Mục đích so sánh: nhằm sáng tỏ lập luận của tác giả → Qua so sánh người đọc thấy cụ thể hơn, sinh động hơn ý của tác giả.
Câu 4 trang 79 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Từ những nhận xét trên, hãy cho biết mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.
Trả lời
Mục đích thao tác lập luận:
– Mục đích so sánh làm đối tượng nghiên cứu tương quan với đối tượng khác
– So sánh đúng làm bài văn sinh động, thuyết phục hơn
II. Cách so sánh
Đọc đoạn trích (SGK trang 80) và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
Câu 1 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm "soi đường" của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với các quan niệm nào?
Trả lời
– Quan niệm của những người chủ trương “cải lương hương ẩm” cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là đời sống nông dân sẽ được nâng cao.
– Quan niệm của những người hoài cổ cho rằng chỉ cần trở về với đời sống thuần phác, trong sạch như ngày xưa của những người nông dân sẽ được cải thiện.
Câu 2 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Căn cứ để so sánh những quan niệm "soi đường" trên là gì?
Trả lời
Căn cứ so sánh: Dựa vào sự phát triển tính cách của các nhân vật trong Tắt đèn với các nhân vật khác trong một số tác phẩm cùng viết về đề tài nông thôn thời kì ấy nhưng viết theo chủ trương cải lương hương ẩm hoặc ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục.
Câu 3 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Mục đích của sự so sánh đó ?
Trả lời
Mục đích so sánh: Chỉ ra ảo tưởng của hai quan niệm trên để làm nổi bật cái đúng của Ngô Tất Tố: Người nông dân đứng lên chống lại kẻ bóc lột mình, áp bức mình. Đây là so sánh có tính chất tương phản.
Câu 4 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Lấy dẫn chứng từ những đoạn trích đã nêu để làm rõ những điểm sau (SGK trang 80)
+ Đối tượng (sự vật, sự việc, hiện tượng,...) đưa ra so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt, một phương diện nào đó.
+ So sánh phải dựa trên tiêu chí rõ ràng
+ Kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, giúp cho việc nhận thức sự vật, sự việc, hiện tượng,... được chính xác, sâu sắc hơn.
Gợi ý
Tiêu chí để trích dẫn chứng:
Nguyễn Tuân, giá trị soi sáng của tác phẩm Tắt Đèn cao hơn những người theo chủ nghĩa cải lương, hoài cổ: Ông chú ý nhấn mạnh các mặt của cảnh đời
III. Soạn bài Thao tác lập luận so sánh phần Luyện tập
Gợi ý trả lời bài tập luyện tập về Thao tác lập luận so sánh trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1.
Đề bài: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
(Nguyễn Trãi, Đại cáo bình Ngô)
Câu 1 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Trong đoạn trích, tác giả đã so sánh "Bắc" với "Nam" về những mặt nào?
Trả lời
Tác giả so sánh phương Bắc với phương Nam trên các phương diện:
– Văn hóa (vốn xưng nền văn hiến đã lâu)
– Chủ quyền lãnh thổ (sông núi bờ cõi đã chia)
– Phong tục
– Các triều đại trị vì
– Anh hùng, hào kiệt
Câu 2 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Từ sự so sánh đó, có thể rút ra kết luận gì?
Trả lời
– So sánh để thấy sự độc lập và tồn tại từ ngàn đời của nước Đại Việt
– Khẳng định nước Đại Việt là quốc gia độc lập, tự chủ, không kẻ nào được xâm phạm
Câu 3 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Sức thuyết phục của đoạn trích ?
Trả lời
Đây là một đoạn văn so sánh mẫu mực, có sức thuyết phục cao. Trên cơ sở nêu ra những nét giống và khác nhau, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi đến một chân lí, đó là sự tồn tại độc lập của hai quốc gia, không thể hòa lẫn được. Mục đích lập luận của nhà văn đã đạt được hiệu quả.
Soạn bài Thao tác lập luận so sánh chi tiết
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
Đọc đoạn trích (SGK trang 79) và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
Bài 1 trang 79 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Xác định đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.
Trả lời
Đối tượng so sánh là bài văn Chiêu hồn, đối tượng được so sánh là chinh phụ ngâm, cung oán ngâm…
Ở đây tác giả đang dùng vật so sánh và đối tượng được so sánh, văn chiêu hồn là thể loại thường được sử dụng để nói về sự tiếc thương còn chinh phụ ngâm, cung oán ngân ở đây là nói về con người, tác giả khóc thương cho số phận đau thương của những người phụ nữ.
Bài 2 trang 79 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.
Trả lời
- Giống: đều nói về con người.
- Khác: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm và Truyện Kiều bàn về con người ở cõi sống. Văn chiêu hồn bàn về con người ở cõi chết.
Bài 3 trang 79 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Phân tích mục đích so sánh trong đoạn trích.
Trả lời
- Làm sáng tỏ vững chắc hơn lập luận của mình.
- Tác giả đi từng bước, đưa dẫn chứng để thuyết phục người đọc:
+ Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm nói về một lớp người.
+ Truyện Kiều nói về một xã hội người.
+ Đến Văn chiêu hồn thì cả loài người lúc sống và lúc chết được bàn tới.
+ Nếu Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca, ngược lại Văn chiêu hồn mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai bàn đến: cõi chết.
=> Tác dụng: làm cho ý kiến cụ thể, sinh động, thuyết phục hơn.
Bài 4 trang 79 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Từ những nhận xét trên, hãy cho biết mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.
Trả lời
- Mục đích của so sánh: là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
- Yêu cầu của so sánh: Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến của người viết.
II. Cách so sánh
Đọc đoạn trích (SGK trang 80) và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
Bài 1 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm "soi đường" của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với các quan niệm nào?
Trả lời
Nguyễn Tuân so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với quan niệm hai loại người:
- Quan niệm của những người chủ trương “cải lương hương ẩm” cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là đời sống của nhân dân được nâng cao.
- Quan niệm của những người hoài cổ cho là chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phác trong sạch như xưa thì đời sống của người nông dân được cải thiện.
Bài 2 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Căn cứ để so sánh những quan niệm "soi đường" trên là gì?
Trả lời
Căn cứ để so sánh những quan niệm "soi đường" trên là dựa vào sự phát triển tính cách của các nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn với các nhân vật của một số tác phẩm khác cũng viết về nông thôn thời kì ấy, nhưng theo hai quan niệm trên cải lương hương ẩm hoặc ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục.
Bài 3 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Mục đích của sự so sánh đó ?
Trả lời
Mục đích của so sánh:
+ Là chỉ ra ảo tưởng của 2 quan niệm trên
+ Làm nổi rõ cái đúng của Ngô Tất Tố: người nông dân phải đứng lên chống lại những kẻ bóc lột mình, áp bức mình.
Bài 4 trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Lấy dẫn chứng từ những đoạn trích đã nêu để làm rõ những điểm sau (SGK trang 80)
+ Đối tượng (sự vật, sự việc, hiện tượng,...) đưa ra so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt, một phương diện nào đó.
+ So sánh phải dựa trên tiêu chí rõ ràng
+ Kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, giúp cho việc nhận thức sự vật, sự việc, hiện tượng,... được chính xác, sâu sắc hơn.
Gợi ý
Theo Nguyễn Tuân, giá trị soi sáng con đường nông dân phải đi của Tắt đèn cao hơn tác phẩm của những người theo chủ nghĩa cải lương hoặc theo khuynh hướng hoài cổ. Nguyễn Tuân chỉ chú ý nhấn mạnh mặt này, trong khi đó các mặt khác của tác phẩm như sự đa dạng phong phú của cảnh đời, sức hấp dẫn của lời văn,… thì tác giả lại không đề cập đến.
III. Soạn bài Thao tác lập luận so sánh phần Luyện tập
Gợi ý trả lời bài tập luyện tập về Thao tác lập luận so sánh trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1.
Đề bài: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
(Nguyễn Trãi, Đại cáo bình Ngô)
Bài 1 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Trong đoạn trích, tác giả đã so sánh "Bắc" với "Nam" về những mặt nào?
Trả lời
Trong đoạn trích tác giả đã so sánh Bắc với Nam về những mặt sau:
- Giống nhau: văn hóa, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, hào kiệt.
- Khác nhau:
+ Văn hiến: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
+ Lãnh thổ: Núi sông bờ cõi đã chia
+ Phong tục: Phong tục Bắc Nam cũng khác
+ Chính quyền riêng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
+ Hào kiệt: Song hào kiệt đời nào cũng có
Bài 2 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Từ sự so sánh đó, có thể rút ra kết luận gì?
Trả lời
Rút ra kết luận: Mỗi dân tộc đều có niềm tự hào riêng của mình, không ai có thể lấy sức mạnh để chèn, buộc dân tộc khác phải tuân thủ theo mình. Nó khích lệ tinh thần ý thức dân tộc cho mọi người. Kẻ nào đi ngược lại nhất định sẽ vấp phải thất bại.
Bài 3 trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Sức thuyết phục của đoạn trích ?
Trả lời
Đây là một đoạn văn so sánh mẫu mực, có sức thuyết phục cao. Trên cơ sở nêu ra những nét giống và khác nhau, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi đến một chân lí, đó là sự tồn tại độc lập của hai quốc gia, không thể hoà lẫn được. Mục đích lập luận của nhà văn đã đạt được hiệu quả.
Bằng việc so sánh tỉ mỉ trên nhiều cấp độ về những điểm giống và khác biệt một cách logic không thể nào bác bỏ, đoạn trích có sức thuyết phục cao, hấp dẫn đối với người đọc.
Kiến thức lí thuyết cơ bản
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
- Khái niệm:
+ So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng hoặc khác biệt để làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành, Đen như cột nhà cháy, Hôi như cú...
+ So sánh trong văn nghị luận là một thao tác lập luận, còn so sánh trong Tiếng Việt là một biện pháp tu từ từ vựng.
- Mục đích của thao tác lập luận so sánh: Trong thế giới khách quan, nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm chung và liên quan mật thiết với nhau, nhưng vẫn có những nét riêng. Tiến hành so sánh là nhằm tìm ra những nét giống và khác nhau giữa các đối tượng để có được những nhận xét đánh giá chính xác về chúng.
- Các thao tác lập luận so sánh:
Khái niệm | Nội dung |
So sánh trong lập luận | Là một thao tác lập luận, dùng so sánh để làm sáng tỏ, làm vững chắc thêm luận điểm của mình. |
So sánh tương đồng | Là một thao tác lập luận, dùng so sánh để chỉ ra những nét giống nhau. |
So sánh tương phản | Là một thao tác lập luận, dùng so sánh để chỉ ra sự khác biệt, đối chọi. |
- Vai trò của lập luận so sánh trong văn nghị luận:
+ Nhằm làm sáng tỏ, vững chắc hơn lập luận.
+ Tăng tính gợi hình gợi cảm
- Yêu cầu khi vận dụng:
+ Đối tượng (sự vật, sự việc, hiện tượng,...) đưa ra so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt, một phương diện nào đó.
+ So sánh phải dựa trên tiêu chí rõ ràng
+ Kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, giúp cho việc nhận thức sự vật, sự việc, hiện tượng,... được chính xác, sâu sắc hơn.
- Mối quan hệ giữa đối tượng và nhận xét, đánh giá trong thao tác lập luận so sánh:
+ Đối tượng so sánh là cơ sở để rút ra nhận xét, đánh giá.
+ Nhận xét, đánh giá cần có sau mỗi đối tượng trong thao tác lập luận so sánh.
+ Nhận xét, đánh giá không chỉ làm sáng tỏ đối tượng, mà còn mở rộng ra nhiều cách hiểu khác nhau về đối tượng trong thao tác lập luận so sánh.
II. Cách so sánh
- Khi so sánh, phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết).
>> Có thể bạn quan tâm: Soạn bài Thao tác lập luận phân tích
Tổng kết
- Trong bài văn nghị luận, để thuyết phục người đọc, người nghe tin và làm theo những gì mà mình định gửi gắm, cần sử dụng nhiều thao tác lập luận. Bên cạnh thao tác lập luận phân tích, lập luận so sánh được sử dụng khá nhiều và có những mục đích, hiệu quả riêng.
- Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến của người viết.
Có thể tham khảo thêm: Hướng dẫn soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh
// Trên đây là chi tiết bài soạn Thao tác lập luận so sánh do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn gửi tới các em. Hi vọng bài soạn sẽ là một tài liệu bổ ích cho các em trong quá trình học tập môn Ngữ Văn 11. Chúc các em luôn học tốt !
[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể tự soạn bài Thao tác lập luận so sánh một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.