Thần trụ trời là văn bản thuộc thể loại truyện thần thoại Việt Nam, giải thích về nguồn gốc của trời, của đất,... Để giúp các em hiểu rõ hơn về về truyện Thần trụ trời và thể loại truyện thần thoại, cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi trong bài.
Soạn bài Thần trụ trời ngắn gọn
1. Chuẩn bị
- Thần thoại là thể loại ra đời sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian của các dân tộc. Đó là những truyện có nội dung hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, nhưng nhân vật sáng tạo ra thế giới,... phản ánh nhận thức, các lí giải của con người thời nguên thủy về các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
- Truyện thần thoại Việt Nam là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người.
- Một số truyện thần thoại Việt Nam em đã từng đọc: Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Lạc Long Quân-Âu Cơ, ...
2. Đọc hiểu
Câu 1. Bối cảnh khi thần xuất hiện: chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người, trái đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo.
Câu 2. Thần ở trong đám mù mịt, hỗn độn không biết từ bao lâu, thần bỗng đứng dậy, dùng đầu đội trời lên cao, tay đào đất, đá đắp thành cột để chống trời.
Câu 3. Mục đích giải thích của người kể thể hiện ở những chi tiết: mỗi hòn đá văng ra bấy giờ thành một hòn núi hay một hòn đảo. Đất tung tóe mọi nơi thành cồn đồi, cao nguyên, vì thế mà bây giờ mặt đất chỗ cao, chỗ thấp, không được bằng phẳng.
3. Câu hỏi cuối bài
Câu 1.
- Các sự kiện chính mà thần Trụ trời đã làm:
+ Từ trong bóng tối bỗng đứng dậy
+ Dùng đầu đội trời, tay đào đất
+ Đắp cột chống trời, đẩy trời lên cao mãi
+ Khi trời đã cao vừa ý, thần phá cột đá và ném ra khắp nơi.
- Sự kiện liên quan đến ý nghĩa của nhan đề Thần Trụ trời: Đắp cột chống trời, đẩy trời lên cao mãi
Câu 2.
Một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản Thần trụ trời là:
- Dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá; đắp thành một cái cột cao, to để trống trời.
- Mỗi hòn đá vung ra tạo thành một hòn núi hay đảo.
- Đất tung tóe ra tạo thành cồn đồi, cao nguyên.
- Chỗ được đào lên lấy đất đá đắp cột thì thành biển cả.
- Có một vị thần có tên là Ngọc Hoàng hay ông Trời quản lãnh tất cả mọi việc trên trời dưới đất.
- Thần làm sao, thần đào sông, thần tát biển, thần nghiền cát, nghiền sỏi, thần trồng cây,..
Câu 3.
- Truyện Thần Trụ Trời muốn giải thích nguồn gốc các sự vật trong thiên nhiêntrời đất, núi, sông, biển, sao, cây...
- Cách giải thích giống các truyện đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm ở các chi tiết kì ảo, hoang đường. Và khác nhau ở mục đích, phạm vi muốn giải thích
Câu 4.
Thần trụ trời là một vị thần có công khai phá trời đất. Với thân hình to lớn không biết bao nhiêu mà kể. Bước một bước cứ như từ đỉnh núi này đến đỉnh núi kia.
Soạn bài Thần trụ trời chi tiết
1. Chuẩn bị soạn bài Thần trụ trời sách Cánh Diều
- Thần thoại là thể loại ra đời sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian của các dân tộc. Đó là những truyện có nội dung hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, nhưng nhân vật sáng tạo ra thế giới,... phản ánh nhận thức, các lí giải của con người thời nguên thủy về các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
- Truyện thần thoại Việt Nam là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người.
- Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây
+ Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần trụ trời, Ông Trời, Nữ thần Mặt Trăng, Thần Mặt trời, Thần Mưa...
+ Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, Thần Lúa...
+ Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Ông Trời, Thần Nông, Mười hai bà mụ, Nữ Oa-Tứ Tượng, Lạc Long Quân-Âu Cơ...
+ Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Nữ thần nghề mộc, Thạch Sanh, Thánh Gióng...
+ Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa: Truyền thuyết vua Hùng...
+ Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười: Cóc kiện Trời, Chử Đồng Tử... hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu, Sao Hôm Sao Mai...
2. Đọc hiểu
Click vào link để xem chi tiết trả lời câu hỏi trang 26 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều.
Câu 1. Chú ý bối cảnh khi thần Trụ trời xuất hiện
Câu 2.
Thần trụ trời đã làm những gì?Câu 3. Mục đích giải thích của người kể thể hiện ở những chi tiết nào?
3. Câu hỏi cuối bài - Soạn bài Thần trụ trời sách Cánh Diều
Click vào link để xem chi tiết trả lời câu hỏi trang 27 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều
Câu 1. Nêu các sự kiện chính của truyện. Sự kiện nào liên quan đến ý nghĩa của nhan đề Thần Trụ trời?
Câu 2. Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này.
Câu 3. Truyện Thần Trụ trời nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác các truyền thuyết đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,...?
Câu 4. Vẽ hoặc miêu tả bằng lời về hình ảnh thần Trụ trời theo hình dung, tưởng tượng của em
Câu 5. Trong phần kết, truyện nêu tên bảy vị thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em còn có ông thần nào khác nữa? Tên ông thần ấy là gì?
-/-
Trên đây là kiến thức chung về truyện thần thoại và phần soạn bài Thần trụ trời ngắn gọn, chi tiết nhất, hy vọng sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn 10. Đừng quên xem thêm trọn bộ Soạn văn 10 Cánh Diều