Tập làm văn: Ngạc nhiên, thích thú

Xuất bản: 26/10/2018 - Cập nhật: 05/11/2018 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài tập làm văn trang 146 sách giáo khoa tiếng việt 2 về câu thể hiện thái độ ngạc nhiên, thích thú. Tham khảo nội dung câu cảm thán là gì? Chức năng của câu cảm thán trong câu?

Câu 1. Đọc lời bạn nhỏ trong bức tranh dưới đây. Cho biết lời nói ấy thể hiện thái độ gì của bạn nhỏ.

Soạn bài Tập làm văn tuần 17 sgk Tiếng việt 2


Trả lời

- Ôi ! Quyển sách đẹp quá ! Con cảm ơn mẹ.

- Lời nói của bạn nhỏ thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú.

>>>Bài tập trước: Chính tả tập chép tuần 17

Câu 2. Bố đi công tác về, tặng em một gói quà. Mở gói quà ra, em rất ngạc nhiên và thích thú khi thấy một cái vỏ ốc biển rất to và đẹp.

Em nói như thế nào để thể hiện sự ngạc nhiên và thích thú ấy ?

Trả lời

- Ôi ! Chiếc vỏ ốc này đẹp quá ! Con cảm ơn bố .

- Sao con ốc biển này trông lạ thế bố ? Con rất thích nó. Con cảm ơn bố.

Câu 3​​​​​​​. Dựa vào mẩu chuyện sau, em hãy viết thời gian biểu sáng chủ nhật của bạn Hà.

Sáng chỉ nhật, mới 6 giờ rưỡi, Hà đã dậy. Em chạy ngay ra sân tập thể dục rồi đi đánh răng, rửa mặt. Lúc kim đồng hồ chỉ 7 giờ, mẹ mang cho Hà một bát mì nhỏ. Em ăn sáng mất 15 phút, rồi mặc quần áo. Đúng 7 giờ 30, mẹ đưa em đến trường dự lễ sơ kết học kì. Mẹ dặn bố: “Mười giờ mẹ con em về, cả nhà sẽ sang ông bà.”

Trả lời

- 6 giờ 30 – 7 giờ : ngủ dậy, tập thể dục, đánh răng, rửa mặt.

- 7 giờ - 7 giờ 15: ăn sáng

- 7 giờ 15 – 7 giờ 30 : mặc quần áo.

- 7 giờ 30 : dự lễ sơ kết học kì

- 10 giờ : về nhà, sang nhà ông bà.

********

Nội dung mở rộng​​​​​​​

Câu cảm thán là gì? Chức năng của câu cảm thán trong câu?

Câu cảm thán là câu sử dụng để bộc lộ cảm xúc như vui vẻ, đau xót ,phấn khích, ngạc nhiên,..của người nói đối với sự vật hoặc hiện tượng nào đó.

Câu cảm thán sử dụng với mục đích bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc là người viết. Sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nói hàng ngày. Với các ngôn ngữ trong biên bản, hợp đồng, đơn…không được sử dụng câu cảm thán vì nó không phù hợp với tính chất cần sự chính xác, khách quan. Thông thường, nó sẽ đứng ở vị trí đầu hoặc cuối câu.

***Cùng tham khảo thêm soạn tiếng việt 2 cả năm được Đọc tổng hợp để học thật tốt môn học này em nhé!

Đến đây ta cũng kết thúc bài soạn 17 SGK Tiếng việt 2!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM