Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài)

Xuất bản: 18/07/2019 - Cập nhật: 22/01/2021 - Tác giả:

Soạn bài Tập làm văn lớp 5 Luyện tập tả người trang 14 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 tuần 19 - Dựng đoạn kết bài cho các em học sinh cùng tham khảo

Soạn bài Tập làm văn lớp 5 Luyện tập tả người trang 14 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 bao gồm cả phần kiến thức cần nhớ và gợi ý trả lời các câu hỏi luyện tập tả người lớp 5 cuối bài, các em học sinh tham khảo từ đó liên hệ với các bài văn của mình.

Soạn bài tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài)

Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài)
 

Cách dựng đoạn kết bài cho bài văn tả người lớp 5

Có hai kiểu kết bài

- Kết bài không mở rộng, nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả.

VD: Dựng đoạn kết bài cho đề bài Tả một người bạn thân của em

Em luôn cảm thấy thật may mắn vì có một người bạn tốt bụng như Hân. Em mong rằng sau này, em và Hân sẽ mãi luôn là những người bạn thân thiết với nhau, cùng giúp đỡ nhau và chia sẻ với nhau mọi vấn đề trong cuộc sống.

- Kết bài mở rộng, từ hình ảnh và hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.

VD: Dựng đoạn kết bài cho đề bài Tả một người bạn thân của em

Thấy được những hành động, lời nói và hiểu được những suy nghĩ của Hân em lại thầm cảm phục và yêu quý bạn nhiều hơn. Người ta nói bạn bè là một trong năm người thầy đáng quý của mình, em ngẫm nghĩ em càng thấy đúng. Từ ngày chơi với Hân, em không chỉ có thêm một người bạn tốt mà còn có thêm một tấm gương để em nhìn vào đó mà rèn luyện và cố gắng nhiều hơn nữa. Mỗi ngày em luôn tự nhủ phải cùng với Hân chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi, mai này sẽ là người công dân có ích cho xã hội.

-  Bạn đang xem Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài) - 

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Đọc tài liệu hướng dẫn các em học sinh cách làm bài tập SGK phần Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài) trang 14 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 một cách ngắn gọn, dễ hiểu và dễ vận dụng.

Câu 1. Đọc hai đoạn kết bài dưới đây và cho biết cách kết bài ở hai đoạn này có gì khác nhau :

a)  Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi.

(Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.)

b)  Nhìn bác Tư cần mẫn cày ruộng giữa buổi trưa hè nắng gắt, em rất cảm phục bác. Em cũng hiểu thêm điều này: có được hạt gạo nuôi tất cả chúng ta là nhờ có công sức lao động vất vả của những người nông dân như bác Tư.

(Đề bài: Tả một bác nông dân đang cày ruộng.)

Trả lời

-   Đoạn kết bài a kết bài theo kiểu không mở rộng: Tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả.

-   Đoạn kết bài b theo kiểu mở rộng: Sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của người nông dân đối với xã hội.

Câu 2. Hãy viết hai đoạn kết bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn ở bài tập 2, tiết luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài).

Trả lời

- Kết bài không mở rộng:

Tình yêu của bà đối với em bao la như biển, như trời. Yêu bà, quý bà, em cố gắng học thật giỏi, luôn vâng lời bố mẹ để bà vui lòng, sống lâu trăm tuổi với em.

- Kết bài mở rộng:

Mỗi lần ăn sầu riêng em lại nhớ đến bà. Ngày xưa, mùa này mỗi lần đi đâu xa về em hay quây quần bên bà, vừa ăn sầu riêng, vừa nghe bà kể chuyện. Ôi! Thời gian đã cướp đi những kỉ niệm thân yêu của đời người. Năm nay mùa sàu riêng lại trở về, bà em đã ra người thiên cổ. Dù bà không còn nữa, vâng lời bà dạy, em nguyện sẽ cố gắng học tập và luôn chăm sóc khu vườn cây nhà em xanh tốt.

Xem thêm:

***

Với phần soạn bài tập làm văn lớp 5 Luyện tập tả người trang 14 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 (bài học: Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài) được Đọc tài liệu chia sẻ phía trên, hi vọng các em học sinh ghi nhớ cách dựng đoạn kết bài và vận dụng linh hoạt để làm các bài văn thật hay, độc đáo và giàu ý nghĩa.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM