Soạn bài Tập đọc: Cao Bằng lớp 5 trang 41 SGK Tiếng Việt 5 tuần 22 hướng dẫn các em cách đọc bài thơ Cao Bằng đúng ngữ điệu, luyện tập các từ khó, nắm được nội dung bài cùng gợi ý trả lời câu hỏi luyện tập để các em ghi nhớ bài thơ một cách tốt nhất.
Hướng dẫn đọc bàithơ Cao Bằng - Trúc Thông
Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện lòng yêu mến của tác giả với đất đai và những người dân Cao Bằng đôn hậu.
Từ khó
- Cao Bằng:Tỉnh miền núi phía Đông Bắc nước ta, giáp với Trung Quốc.
- Đèo Gió, Đèo Giàng: hai đèo thuộc tỉnh Bắc Kạn, nằm trên đường từ Bắc Kạn đi Cao Bằng.
- Đèo Cao Bắc: Thuộc tỉnh Cao Bằng.
Kiến thức cần nhớ
Nội dung chính của bài thơ Cao Bằng: Ca ngợi Cao Bằng – mảnh đất có địa thể đặc biệt, có những người yêu mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ quốc.
Gợi ý trả lời câu hỏi SGK
Câu 1 (tr. 42 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?
Trả lời:
Địa thế đặc biệt của Cao Bằng được mô tả qua những từ ngữ và chi tiết ở khổ thơ 1 là:
- Đi lên được đến Cao Bằng phải leo qua đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc… những từ "sau khi… lại vượt… lại vượt…" nói lên địa thế hiểm trở, đồi núi trập trùng và xa xôi của Cao Bằng.
Câu 2 (tr. 42 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng ?
Trả lời:
Để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng, tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh của mận ngọt đón môi ta dịu dàng, người trẻ thì rất thương, rất thảo. Người già thì lành như hạt gạo, hiền như suối trong.
Câu 3 (tr. 42 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.
Trả lời:
Những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng:
Còn núi non Cao Bằng
Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc người cao Bằng
Đã dâng hết tận cùng
Hết tầm cao Tổ quốc
Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào...
Câu 4 (tr. 42 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì ?
Trả lời:
Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói Cao Bằng trấn giữ một địa thế rất quan trọng đối với nước ta. Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy biên cương.
Câu 5 (tr. 42 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Học thuộc lòng bài thơ (HS tự làm).
***
Soạn bài Tập đọc: Cao Bằng lớp 5 trang 41 SGK được chia sẻ phía trên có thể giúp các em chuẩn bị bài trên lớp và cả ôn tập bài sau khi đã học, hi vọng các em sẽ thêm yêu thích môn Tiếng Việt lớp 5 hơn mỗi ngày.