Soạn bài Sự sống và cái chết

Xuất bản: 28/11/2022 - Tác giả:

Soạn bài Sự sống và cái chết Ngữ văn 10 tập 2 Kết nối tri thức với hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 75 - 77 SGK Ngữ văn lớp 10 KNTT với cuộc sống.

Cùng Đọc tài liệu xem chi tiết nội dung soạn bài Sự sống và cái chết Kết nối tri thức với cuộc sống (Bài 8: Thế giới đa dạng của thông tin - SGK ngữ văn 10 tập 2).

Khởi động

Câu hỏi: Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất, điều gì đã khiến bạn suy nghĩ, băn khoăn hoặc tò mò?

Gợi ý trả lời:

Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất, em đã băn khoăn sự sống bắt nguồn từ đâu? Có lẽ phải có một đấng nào đó đã tạo ra sự sống. Đó có thể là Chúa hay sự mặc khải. Khi nghĩ đến điều này, em cảm thấy sự sống thật là một điều kì diệu.

Đọc văn bản: Soạn bài Sự sống và cái chết

Câu hỏi 1: Dự đoán nội dung cụ thể sẽ được triển khai trong bài viết qua nhan đề và đoạn thứ nhất?

Gợi ý trả lời:

Dựa vào nhan đề và đoạn thứ nhất, bài viết bàn về sự sống của các loài trên Trái Đất.

Câu hỏi 2: Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến "du hành" ngược thời gian có ý nghĩa gì?

Gợi ý trả lời:

Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến "du hành" ngược thời gian giúp người đọc hình dung được sự sống trên Trái Đất đã kéo dài như thế nào.

Câu hỏi 3: Chú ý những thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong các đoạn 3, 4 và tác dụng của chúng.

Gợi ý trả lời:

Tác dụng của các thuật ngữ sinh học được sử dụng trong các đoạn 3, 4: khiến cho thông tin trở nên chuẩn xác và cho biết văn bản thuộc loại văn bản thông tin, khoa học.

Câu hỏi 4: Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là gì?

Gợi ý trả lời:

Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là:

- Các sinh vật phải đấu tranh sinh tồn và bị đe dọa tuyệt chủng, tuân theo chọn lọc tự nhiên.

- Các vật vô sinh lại không phải đấu tranh sinh tồn, không bị đe dọa tuyệt chủng và cũng không phải tuân theo chọn lọc tự nhiên.

Trả lời câu hỏi: Soạn bài Sự sống và cái chết

Câu 1. Văn bản Sự sống và cái chết viết về đề tài gì? Từ việc liên hệ tới những văn bản khác cùng đề cập đề tài này mà bạn đã đọc, hãy cho biết góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả.

Câu 2. Tóm tắt những thông tin chính trong văn bản và chỉ ra cách tác giả sắp xếp, tổ chức các thông tin đó.

Xem nội dung: Tóm tắt những thông tin chính trong văn bản Sự sống và cái chết

Câu 3. Dựa vào nội dung văn bản, vẽ sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất.

Câu 4

. Văn bản đưa lại cho bạn hiểu biết gì về mối quan hệ giữa "đấu tranh sinh tồn" và "tiến hóa", giữa "sự sống" và "cái chết"?

Xem chi tiết các câu trả lời: Mối quan hệ giữa đấu tranh sinh tồn và tiến hóa, sự sống và cái chết

Câu 5. Ngoài việc biết thêm các thông tin khoa học về Trái Đất, bạn còn nhận được những thông điệp gì từ văn bản Sự sống và cái chết?? Trình bày suy nghĩ của bạn về những thông điệp đó.

Câu 7: Có thể đổi nhan đề của văn bản thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất được không? Vì sao?

Câu 8: Vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản này đã tác động như thế nào đến nhận thức của bạn về cuộc sống?

Gợi ý trả lời:

Vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản này đã tác động đến nhận thức của em về cuộc sống. Em hiểu được sự sống và cái chết là một quá trình gắn liền với nhau, cũng thấy được sự kì diệu của sự sống và cái chết, hiểu được sự kì diệu mang bàn tay của tạo hóa.

Kết nối đọc viết: Soạn bài Sự sống và cái chết

Câu hỏi: Thu thập thông tin về một loài sinh vật mà bạn muốn tìm hiểu. Trình bày thông tin đó bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ).

Gợi ý trả lời:

HS tự tìm hiểu và thực hiện.

Ví dụ:  Một loài sinh vật em mong muốn được tìm hiểu đó là loài chim thuỷ tổ sau khi nó được nhắc tới trong một bộ phim:

Chim thủy tổ có tên khoa học là Archaeopteryx là một chi khủng long giống chim chuyển tiếp giữa khủng long có lông và chim hiện đại.  Nó được xem là tổ tiên của các loài chim. Là một chi của khủng long và có cánh. Nhiều người tin rằng chim thủy tổ sinh sống vào cuối kỷ Jura. Tức là khoảng 150 triệu năm trước. Trong khoảng thời gian này, theo thì nơi đây ngày nay chính là miền nam Đức. Khi mà châu Âu còn là tập hợp nhiều quần đảo nằm trong vùng biển nông nhiệt đới. Chim thủy tổ có chiều dài cơ thể tính từ dầu đến đuôi khoảng 0,5 m (50cm). Chúng có kích thước nhỏ, phủ cánh khá rộng nên được cho là có khả năng bay và lướt. Một số người đánh giá loài chim này có sức mạnh khủng khiếp so với kích thước cơ thể. Xét theo hệ cơ xương thì chim thủy tổ có nhiều đặc điểm gần với khủng long “Đại Trung sinh” hơn là đặc điểm của chim. Xét về chi tiết, chim thủy tổ có hàm răng sắc, ba ngón tay có vuốt trên mỗi đầu bàn tay. Chim có đuôi dài, những đốt xương có thể tách rời, ngón chân sắc nhọn có thể co duỗi. Chính vì vậy mà xét theo bộ xương thì chim thủy tổ gần với bộ giáp sát. Không phải là bộ chim như ngày nay. Với bề ngoài lông vũ và nhiều đặc điểm khác, chim thủy tổ được xem là đại biểu trung gian của giai đoạn tiến hóa từ loài bò sát sang chim.

-/-

Trên đây là gợi ý soạn bài Sự sống và cái chết sách Kết nối tri thức với cuộc sống, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM