Soạn bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề lớp 11 KNTT

Xuất bản: 15/08/2023 - Tác giả:

Soạn bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề lớp 11 KNTT bao gồm trả lời câu hỏi trang 126-131 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức, tác giả tác phẩm, nội dung- nghệ thuật,... để các em chuẩn bị bài tốt nhất

Từ việc tham khảo Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức, Đọc tài liệu sẽ giúp các em Soạn văn 11 Sống, hay không sống - đó là vấn đề KNTT chính xác nhất.

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi Soạn bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề trang 126-131 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ.

Bài học bao gồm các phần:

Trước khi đọc

Câu hỏi trang 126 SGK Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Theo bạn, việc ý thức về tình trạng bi đát của hoàn cảnh có khi nào ngăn trở con người hành động quyết đoán trong cuộc đời?

Trả lời

Theo em, việc ý thức về tình trạng bi đát của hoàn cảnh vừa có thể ngăn trở, lại vừa là động lực cho con người hành động quyết đoán. Bởi sự khốn khổ của hoàn cảnh không phải khi nào cũng khiến con người bị ủy mị, chán nản mà đôi khi, nó chính là nguồn động lực chính giúp con người vượt qua hoàn cảnh, tự giải thoát cho chính bản thân mình.

Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc trang 127-130 SGK, giúp các em soạn bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề chi tiết, đầy đủ.

1. Lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện cho thấy điều gì về bầu không khí xã hội bao quanh chàng?

Bầu không khí xã hội bao quanh Hăm-lét: Mọi người người xung quanh chàng đều cố gắng dò xét xem chàng có thật điên khùng hay chỉ giả điên.

2. Sự xung đột với cả thời đại đã để lại dấu ấn như thế nào trong nội tâm Hăm-lét.

Nội tâm Hăm-lét: Tràn ngập sự căm phẫn và chán ghét cuộc sống, suy nghĩ duy nhất của chàng chỉ là trả thù. Tuy nhiên, chàng vẫn đủ sáng suốt để đề phòng trường hợp đây là một linh hồn tà ác hiện lên để xúi giục chàng làm điều bậy, hòng kéo linh hồn của chàng xuống Địa Ngục.

3. Chú ý sự khác biệt giữa lời Hăm-lét nói với Ô-phê-li-a trong độc thoại và đối thoại.

Lời nói của Hăm-lét với Ô-phê-li-a trong độc thoại và đối thoại có sự đối lập với nhau.

- Lời độc thoại cho thấy trong tâm trí của Hăm-lét đang có những suy nghĩ, đấu tranh giữa việc sống và chết; phân vân bản thân nên “chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng, hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ”.

- Lời đối thoại, Hăm-lét đã dùng nhiều lý lẽ để che mắt những kẻ đang theo dõi chàng: Hăm-lét đã đặt ra nhiều câu hỏi, phản bác với lời nói của Ô-phê-li-a để những kẻ đang theo dõi không tin vào lời lẽ của nàng nữa, từ đó che mắt những kẻ đang theo dõi.

4. Chú ý việc thể hiện ý thức của Hăm-lét về mối quan hệ giữa nhan sắc và đức hạnh trong thời đại đảo điên.

Theo Hăm-lét, nhan sắc và đức hạnh là điều nghịch lí. Thế nhưng hiện tại, nhan sắc có mãnh lực biến đức hạnh thành phóng đãng, nhưng đức hạnh không thể nào kép nhan sắc vào khuôn khổ nết na.Hăm-lét là một người mang nội tâm sâu sắc, không dễ dàng chịu khuất phục trước số phận, muốn đấu tranh để vượt ra khỏi chính mình, vượt ra khỏi mọi nỗi khổ nhục để giải phóng bản thân, tìm ra sự thật đằng sau cái chết của cha.

Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc trang 131 SGK để giúp các em học sinh soạn bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề.

Câu 1 trang 131 SGK Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Xác định ý nghĩa lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện?

Trả lời

Lời đối thoại của các nhân vật trước khi Hăm – lét xuất hiện đã thể hiện rõ thái độ của các nhân vật đối với nhân vật Hăm-lét. Tất cả đều đang nghi ngờ rằng rốt cuộc là Hăm-lét giả vờ ngốc hay ngốc thật, họ đều đang chờ đợi cơ hội để thủ tiêu chàng. Qua đó, ta thấy được sự độc ác, toan tính thâm độc của các nhân vật.

Câu 2 trang 131 SGK Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Nêu nhận xét chung về tâm trạng của Hăm-lét thể hiện qua lời độc thoại. Theo mạch suy tưởng của Hăm-lét, lời độc thoại có thể chia làm mấy phần, nội dung từng phần là gì?

Trả lời

- Nhận xét: tâm trạng của Hăm-lét dường như rất hỗn loạn. Chàng không biết mình nên đưa ra lựa chọn nào mới là tốt nhất, chính xác nhất.

- Theo mạch suy tưởng của Hăm-lét, lời độc thoại có thể chia ra làm 3 phần:

+ Phần 1: Từ “Sống, hay không sống-đó là vấn đề… quý hơn?”

→ Đặt ra lời mở đầu cho màn độc thoại bằng một câu hỏi tu từ

+ Phần 2: Tiếp… chưa hề biết tới?

→ Định nghĩa khái niệm cái chết và những suy ngẫm về cuộc đời của Hăm-lét

+ Phần 3: còn lại

→ Lời kết thể hiện rõ nội tâm đang giằng xé, đấu tranh kịch liệt của Hăm-lét trong hoàn cảnh éo le của chính mình.

Câu 3 trang 131 SGK Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Có thể xác định cách hiểu của Hăm-lét về “sống” và “không sống” như thế nào?

Trả lời

Theo Hăm-lét “sống” và “không sống” có nghĩa là:

- Chịu đựng tất cả hay là cầm vũ khí đứng lên.

- Chết là ngủ.

=> Đây là xung đột về mặt nội tâm của của nhân vật Hăm-lét, đó là sự mâu thuẫn giữa việc đấu tranh để bảo vệ chính mình trước hiện thực xấu xa hay cứ sống chịu đựng với lý tưởng nhân văn.

Câu 4 trang 131 SGK Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Nêu lí do khiến Hăm-lét cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ”.

Trả lời

Hăm-lét cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ” bởi cái chết có thể chấm dứt mọi khổ đau, những hận thù nhưng nó là sự đánh dấu kết thúc của một cuộc đời, con người sẽ chẳng thể làm gì. Hăm-lét muốn chấm dứt sự giằng xé ấy nhưng anh không thể bỏ qua cho những kẻ xấu xa, độc ác vẫn ngày ngày hoành hành tại kia, đem đến khổ đau cho người khác. Bằng tình thần chính nghĩa của mình, Hăm-lét nghĩ mình phải có nghĩa vụ cứu rỗi mọi người, trừ khử cái xấu xa, độc ác, giành lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người.

Câu 5 trang 131 SGK Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Phân tích ý thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu. Theo bạn, Hăm-lét sợ “nỗi khổ nhục” gì ở cõi “mênh mang sau khi chết”?

Trả lời

- Nhận thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu

+ Đó là những roi vọt, khinh bỉ của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng, những nỗi dày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự trì chậm của công lí…

+ Là lời cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi, nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì đó mênh mang sau khi chết.

- Theo em, Hăm-lét sợ “nỗi khổ nhục” ở cõi “mênh mang sau khi chết đó là sau khi chết đi, Hăm-lét được gặp lại những người thân yêu của mình, những người đã bị chết oan bởi những người tàn ác kia trong khi Hăm-lét chưa trả thù được cho họ. Nó có thể là những lời trách cứ khiến con người không được yên, trách nhiệm chưa gánh vác xong, đó được coi là một thất bại triệt để của cuộc sống khi lựa chọn cái chết thay vì thực hiện trách nhiệm của mình.

Câu 6 trang 131 SGK Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Hăm-lét đã nhận thức như thế nào về nguyên nhân tình trạng do dự, không thể hành động quyết đoán của mình? Dựa vào phần tóm tắt vở kịch, hãy cho biết Hăm-lét đã làm gì sau khi nhận thức được bản chất vấn đề?

Trả lời

- Nhận thức của Hăm-lét: Sự đấu tranh về ý nghĩa của sự sống và cái chết. Nhìn nhận về thực tại cuộc sống, về sự bất công tàn bạo và đầy rẫy những thủ đoạn của lòng người, Hamlet đã lựa chọn con đường “cầm vũ khí đứng lên” bằng kế hoạch chàng đã vạch sẵn. Nhưng vừa bắt đầu hành động, Hăm-lét đã hiểu ngay rằng, chàng đang tạo ra cái ác, chứ không làm được điều thiện.

- Sau khi nhận thức được vấn đề Hăm-lét dặn bạn mình kể cho người đời biết rõ ngọn ngành câu chuyện và trăng trối việc bàn giao ngai vàng cho Pho-tin-brat.

Câu 7 trang 131 SGK Ngữ văn 11 Tập 1 Kết nối tri thức

Chỉ ra tính chất bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hăm-lét. Theo bạn, trong xã hội hiện đại, xung đột đó có còn tồn tại hay không? Căn cứ để ạn nêu ý kiến về vấn đề này là gì?

Trả lời

- Bi kịch trong lời độc thoại của Hăm-lét: Sự mâu thuẫn giữa việc đấu tranh để bảo vệ chính mình trước hiện thực xấu xa hay cứ sống chịu đựng, sống với lí tưởng nhân văn.

+ Khi nghĩ về hiện thực xấu xa của xã hội, Hăm-lét muốn “cầm vũ khí vùng lên” bằng kế hoạch chàng đã tính toán sẵn. → Hăm-lét hiện lên thật đáng thương, tâm hồn của thái tử chỉ toàn những đớn đau, bi quan mà đầy trăn trở. Đồng thời tác giả cũng ngầm phản ánh hiện thực đương thời, tình trạng trì trệ tù túng của thời trung cổ với cái bể khổ của tội ác hoành hành khiến trí tuệ cũng phải “phát điên”.

+ Nhận thấy kẻ thù và tay sai của hắn là một thế lực lớn, Hăm-lét đã có những suy xét, vận dụng trí thông minh thay vì công khai trực chiến. Chàng quyết định giả điên để tay chân của kẻ địch giảm sự hoài nghi → kế hoạch mang tính chiến thuật cao → Thái tử là một người thông minh, có đầu óc suy đoán hơn người → Thể hiện vào niềm tin vào công lý của tác giả.

- Theo em, trong xã hội hiện đại, xung đột này vẫn còn tồn tại. Bởi vì ngày nay, những hiện thực xấu xa với lí tưởng nhân văn vẫn còn mâu thuẫn gay gắt, chưa có cách giải quyết triệt để.

Kết nối đọc – viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận của em về con người Hăm-lét được thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề.

Đoạn văn tham khảo

Lời độc thoại của Hăm-lét trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề đã thể hiện được nội tâm sâu sắc của chàng. Lời thoại này đã thể hiện trong tâm trí của Hăm-lét đang có những suy nghĩ, đấu tranh giữa việc sống và chết; phân vân bản thân nên “chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng, hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sóng gió của biển khổ”. Từ đó có thể thấy Hăm-lét là một người mang nội tâm sâu sắc, không dễ dàng chịu khuất phục trước số phận, muốn đấu tranh để vượt ra khỏi chính mình, vượt ra khỏi mọi nỗi khổ nhục để giải phóng bản thân, tìm ra sự thật đằng sau cái chết của cha. Hăm-lét hiện lên thật đáng thương, tâm hồn của thái tử chỉ toàn những đớn đau, bi quan mà đầy trăn trở. Đồng thời tác giả cũng ngầm phản ánh hiện thực đương thời, tình trạng trì trệ tù túng của thời trung cổ với cái bể khổ của tội ác hoành hành khiến trí tuệ cũng phải “phát điên”.

Kiến thức văn bản

Tác giả

Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) là nhà soạn kịch, nhà thơ nổi tiếng nhất của nước Anh thời Phục hưng. Ông sinh ra và lớn lên tại thị trấn Xtơ-rét-phớt (Stratford) ở tây nam nước Anh, trong một gia đình buôn bán len, dạ. Khi mới mười bốn tuổi, do gia đình sa sút, Sếch-xpia phải thôi học. Từ khoảng năm 1585, ông lên thủ đô Luân Đôn kiếm sống, tham gia giúp việc cho một đoàn kịch, trở thành diễn viên, nhà soạn kịch kiêm đạo diễn, rồi người đồng sở hữu đoàn kịch. Năm 1599, Sếch-xpia tham gia dựng nên Nhà hát Địa Cầu. Năm 1608, đoàn kịch của ông sở hữu thêm nhà hát có mái che đầu tiên ở Luân Đôn. Tên tuổi của Sếch-xpia bắt đầu được nhắc đến trong giới nghệ thuật từ năm 1592. Sáng tác của ông gồm 37 vở kịch, 4 bản trường ca và 154 bài thơ xon-nê (sonnet), cho đến nay vẫn được coi là những kiệt tác hàng đầu của văn học thế giới.

Kịch của Sếch-xpia bao gồm nhiều thể loại (kịch lịch sử, hài kịch, bi kịch, bi Nguồn: wikipedia.org hài kịch), trong đó nổi bật là bi kịch với nhiều kiệt tác như: Rô-mê-ô (Romeo) và Giu-li-ét (Juliet), Vua Lia (Lear), Ô-ten-lô (Othello), Mắc-bét (Macbeth) và đặc biệt là Hăm-lét. Bi kịch của ông chứa đựng những suy ngẫm mang tinh nhân văn sâu sắc, được thể hiện qua các hình tượng nhân vật phỏng khoảng, tự do, có tính cách mạnh mẽ; qua lời thoại sắc sảo, tinh tế; qua nghệ thuật triển khai, đan xen các tuyến xung đột, các tuyến hành động kịch mang tính chất dồn nén, tập trung. Sếch-xpia thường xây dựng các vở bi kịch của minh dựa trên một số cốt truyện, truyền thuyết có sẵn, nhưng ông đã mở rộng, khơi sâu chủ đề để dựng nên những hình tượng bất tử.

Tác phẩm

Bi kịch năm hồi Hăm-lét là sáng tác đỉnh cao của Sếch-xpia, được viết trong khoảng thời gian 1599 – 1601. Câu chuyện hoàng tử xứ Đan Mạch thời Trung cổ là Am-lét (Amleth) trả thù cho cha từng được ghi lại trong biên niên sử từ cuối thế kỉ XII của Xắc-xơ Gram-ma-ti-cút (Saxo Grammaticus), được Phơ-răng-xoa đơ Ben-phóc (François de Belleforest) kể lại vào năm 1576. Sếch-xpia có lẽ đã dựa vào bản kể này để xây dựng vở bi kịch của mình với nhiều sáng tạo: Ông đặt nhân vật vào bối cảnh hậu kì Phục hưng, khi lí tưởng nhân văn chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc bởi xung đột với thực tại lịch sử nghiệt ngã. Cảm quan u tối về thực tại và ý chí đấu tranh khẳng định lí tưởng nhân văn chủ nghĩa của nhân vật trong vở kịch bắt nguồn từ đó.

Sống, hay không sống – đó là vấn đề là màn kịch nổi tiếng nhất trong Hăm-lét. Nó không chỉ góp phần khơi sâu tư tưởng chủ đề của vở kịch, mà còn gợi nhiều suy ngẫm về bản tính con người, về những “nỗi vướng mắc tâm tư" và trăn trở muôn đời của con người trong cuộc sống. Đoạn độc thoại của Hăm-lét trong màn kịch này đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật đời sau.

  • Nội dung chính

Vở kịch kể về Hăm-lét được hồn ma của cha về báo cho biết cái chết của ông không phải do rắn độc cắn như triều đình loan báo mà do vua Clô-đi-út đầu độc. Chính vì vậy, Hăm-lét giả điên để muốn tra xét rõ sự thật đồng thời để đánh lạc hướng, hòng che mắt kẻ thù. Dù cho Clô-đi-út  và lũ tay sai cố gắng dò xét xem thái tử có thật điên khùng hay chỉ là giả điên. Hắn đã bố trí cho Ô-phê-li-a, hoàng hậu lần lượt gặp Hăm-lét để theo dõi, dò xét chàng. Trong cuộc đối thoại với người mình yêu, thái tử đã thành công giả điên, nhưng khi gặp mẹ thì Hăm-lét không kìm được nỗi tức giận, nổi nóng bộc lộ tâm trạng thật của mình.

  • Giá trị nội dung

Tác phẩm phản ánh chế độ dã man thời trung cổ. Qua nhân vật Hamlet, có thể thấy được một hiện thực khốc liệt trong một xã hội đầy hoang mang lo âu. Tác giả đã gửi đến bạn đọc thông điệp: Dù trước hoàn cảnh gì thì con người cũng phải giữ lấy lý trí và niềm tin của mình.

  • Giá trị nghệ thuật

Tác giả đã xây dựng thành công hai tuyến nhân vật độc ác và thiện lương qua tình huống truyện, tạo nên nhiều nhân vật chân thật mà như đời thực bước ra vậy. Những nhân vật đó mang nhiều ý nghĩa vượt ra khỏi giới hạn của thời gian và không gian.

-/-

Hi vọng với phần nội dung Soạn bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề lớp 11 Kết nối tri thức mà Đọc tài liệu cung cấp, các em sẽ chuẩn bị bài thật tốt trước khi tới lớp. Xem thêm các bài soạn khác của lớp 11 tại: Soạn văn 11 Kết nối tri thức cùng Đọc nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM