Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

Xuất bản: 12/02/2020 - Tác giả: Giangdh

Hướng dẫn soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo) được biên soạn chi tiết giúp em nắm vững kiến thức và trả lời câu hỏi bài tập trang 31 đến 33 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Muốn soạn bài Các thành phần biệt lập tiếp theo hay và đầy đủ nhất? Bạn đừng bỏ qua bài viết này. Không chỉ giúp các bạn trả lời các câu hỏi sách giáo khoa mà qua bài soạn này bạn sẽ nắm vững các quan trọng của bài học.

    Cùng tham khảo...

Soạn bài các thành phần biệt lập (tiếp theo)

Kiến thức cơ bản

• Các thành phần gọi – đáp và phụ chú cũng là những thành phần biệt lập.

• Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.

• Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hại dầu phảy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.

1. Thành phần gọi đáp (TPGĐ) dùng để tạo quan hệ giao tiếp hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

2. Thành phần phụ chú (TPPC) dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu (giải thích thêm từ ngữ, bày tỏ thái độ của người nói).

Hướng dẫn soạn bài Các thành phần biệt lập tiếp theo

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 31, 32 và trang 33 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2.

Thành phần gọi - đáp

Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) và trả lời câu hỏi.

a) - Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

b) - Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?

Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:

- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.

1. Trong những từ ngữ in đậm trên đây, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?

2. Những từ ngữ được dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?

3. Trong những từ ngữ in đậm đó, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?

Trả lời

1: Từ này dùng để gọi, từ thưa ông dùng để đáp.

2: Những từ để gọi – đáp này không tham gia diễn đạt sự việc của câu.

3: Từ này trong câu (a) dùng để thiết lập cuộc thoại (có tác dụng mở đầu), cụm từ thưa ông trong câu (b) dùng để duy trì cuộc thoại.

Thành phần phụ chú

Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi.

a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

(Nam Cao, Lão Hạc)

1. Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?

2. Ở câu (a), các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?

3. Trong câu (b), cụm chủ - vị in đậm chú thích điều gì?

Trả lời

1. Nếu lược bỏ các thành phần in đậm thì ý nghĩa của sự việc không thay đổi, vì câu văn vẫn còn đủ chủ ngữ và vị ngữ, bảo đảm nghĩa chính, nội dung chính của câu.

2. Cụm từ “và cũng là đứa con gái duy nhất của anh" chú thích cho đứa con gái đầu lòng.

3. Cụm chủ vị tôi nghĩ vậy giải thích việc lão không hiểu tôi mới là điều suy đoán “tôi chưa chắc đã đúng với “lão” và cũng là lí do để tôi càng buồn lắm.

Soạn bài Các thành phần biệt lập tiếp theo phần Luyện tập

1 - Trang 32 SGK

Tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì (trên - dưới hay ngang hàng, thân hay sơ)?

Trả lời

Các thành phần gọi đáp: này (để gọi), vâng (để đáp). Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ trên – dưới và là quan hệ thân mật.

2 - Trang 32 SGK

Tìm thành phần gọi - đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi - đáp đó hướng đến ai.

Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn

Trả lời

Thành phần gọi đáp là Bầu ơi. Đây là lời gọi hướng tới mọi người nói chung (bầu, bí, giàn - ẩn dụ chỉ những người trong một nước, tuy khác nhau nhưng có quan hệ gắn bó).

3 - Trang 33 SGK

Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì. [...]

Trả lời

Các thành phần phụ chú là:

a) Kể cả anh (bổ sung cho chúng tôi, mọi người).

b) Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ giải thích thêm cho những người nắm giữ chìa khoá của cánh cửa này bao gồm những ai và ai có vai trò quan trọng nhất.

c) Những người chủ thật sự của đất nước trong thế kỉ mới giải thích cho lớp trẻ hôm nay là ai trong tương lai.

d) Có ai ngờ thể hiện thái độ ngạc nhiên của người nói – nhân vật “tôi”.

4 - Trang 33 SGK

Hãy cho biết thành phần phụ chú ở mỗi câu trong bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó.

Trả lời

a) liên quan tới “mọi người”

b) liên quan tới “những người nắm giữ chiếc chìa khoá của cánh cửa này".

c) liên quan tới “lớp trẻ”.

d) liên quan tới “Cô bé” và “mắt đen tròn”.

5 - Trang 33 SGK

Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.

Đoạn văn mẫu

Học trò chúng ta sáng sáng cắp sách đi học - có khi còn đi học cả chiều hay tối tối nữa - nhưng trong một trăm học sinh có mấy học sinh hăng hái đi học với niềm khát khao muốn mở mang kiến thức?

Nếu một người học sinh thực sự muốn mở mang kiến thức thì tại sao trước lúc kiểm tra bài mới ngồi ôn bài? Tại sao lúc cô, thầy giảng bài - ở trong lớp - chúng ta không hiểu cũng không hỏi lại thầy, cô mà đợi đến lúc làm bài không được mới vội vàng hỏi bạn này, bạn khác, rồi vội vàng chép lia chép lịa vào giấy thi? Vậy có phải là một người học trò ham học? Hay đó chỉ là thói học vẹt và thái độ đối phó mà thôi?

Tham khảo bài học trướcSoạn bài Các thành phần biệt lập

Soạn bài Các thành phần biệt lập tiếp theo ngắn nhất

Soạn bài các thành phần biệt lập tiếp theo ngắn nhất

Ghi nhớ

• Các thành phần gọi - đáp và phụ chú cũng là những thành phần biệt lập.

Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.

Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của cậu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.

// Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 9 bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo) này sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Các thành phần biệt lập tiếp theo một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM