Ra-ma buộc tội là văn bản thứ tư trong nội dung bài 1: Thần thoại và sử thi. Thông qua việc trả lời các câu hỏi trong nội dung bài học các em sẽ hiểu rõ hơn và phân biệt được các thể loại thần thoại, sử thi.
Soạn bài Ra-ma buộc tội Ngắn gọn
Chuẩn bị
Trong phần này các em sẽ trả lời câu hỏi đầu bài học để tìm hiểu thêm về sử thi Ra-ma-ya-na và hiểu rõ hơn bối cảnh của văn bản Ra-ma buộc tội.
- Sử thi Ra-ma-ya-na là một sử thi cổ đại viết dưới dạng trường ca và là một phần quan trọng của bộ kinh Ấn Độ giáo.
- Ra-ma-ya-na bao gồm 24.000 câu thơ đôi trong bảy tập và kể về câu chuyện của một hoàng tử - Ra-ma của xứ Ayodhya, vợ là Xi-ta bị bắt đi bởi vua quỷ Rắc-sa-xa vua xứ Lanka.
Đọc hiểu
Câu 1.
- Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau sau khi chiến thắng, trước sự chứng kiến của tất cả mọi người, với bầu không khí nặng nề, trang trọng như một phiên tòa phán xử.
Câu 2.
- Lời nói: lạnh nhạt, gây tổn thương cho Xi-ta
- Tình cảm: Lòng đau như cắt khi thấy vợ mình đau buồn.
Câu 3.
- Đau đớn đến nghẹt thở vì bị chồng nghi ngờ.
- Cảm thấy xấu hổ, tuyệt vọng vì bị chính người chồng của mình hoài nghi về đức hạnh.
Câu 4.
- Xi-ta bước lên giàn lửa với thái độ bình thản, khoan thai và gửi một lời cầu nguyện đến thần lửa A-nhi
Câu hỏi cuối bài
Câu 1.
- Văn bản Ra-ma buộc tội kể về sự kiện vợ chồng Ra-ma và Xi-ta gặp nhau
- Bối cảnh diễn sự kiện: trước mặt mọi người, không khí nặng nề như một phiên tòa.
Câu 2.
- Nhân vật người anh hùng trong sử thi được miêu tả là đại diện cho cộng đồng, danh dự cộng đồng thường được đặt trên danh dự cá nhân. Điều đó được thể hiện trong đoạn trích Ra-ma buộc tội ở chi tiết:
+ Yêu thương và xót xa cho vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận của một vị vua.
+ Giao tranh với quỷ Ra-va-na là vì danh dự của chính chàng, và vì danh dự của dòng họ.
Câu 3.
- Quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu người anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng:
+ Người anh hùng lí tưởng: người có tự trọng cao, có thể hi sinh hạnh phúc cá nhân để bảo vệ danh dự, đạo đức xã hội; có lòng trung thành tuyệt đối với bổn phận của mình.
+ Người phụ nữ lí tưởng: có sự tự tin vào lí trí, phẩm giá trong sạch, đức hạnh và chung thủy.
- Quan niệm đó có phần phù hợp về tam quan trong triết lí sống giữa người với người ngày nay, tuy nhiên cũng có phần cổ hủ, áp đặt và gò ép thân phận người phụ nữ, và đặt gánh nặng lớn lên người đàn ông.
Câu 4.
- Nhân vật anh hùng trong thần thoại có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường
- Nhân vật anh hùng trong sử thi: có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên
Soạn bài Ra-ma buộc tội Chi tiết
Với phần gợi ý trả lời ngắn gọn phía trên và phần trả lời câu hỏi chi tiết dưới đây, các em sẽ có những góc nhìn nhận sâu sắc hơn về giá trị mà văn bản mang đến cho người đọc.
Chuẩn bị
- Sử thi Ra-ma-ya-na là một sử thi cổ đại viết dưới dạng trường ca và là một phần quan trọng của bộ kinh Ấn Độ giáo. Ramayana được cho là sáng tác bởi Valmiki và được viết bằng văn vần vào khoảng thế kỷ thứ 3-4 TCN.
- Ra-ma-ya-na bao gồm 24.000 câu thơ đôi trong bảy tập và kể về câu chuyện của một hoàng tử - Ra-ma của xứ Ayodhya, vợ là Xi-ta bị bắt đi bởi vua quỷ Rắc-sa-xa vua xứ Lanka.
- Đoạn trích Ra-ma buộc tội thuộc chương 79, khúc ca 6: Cuộc giao tranh giữa Ra-ma và quỷ vương, sự ghen tuông của Ra-ma.
Đọc hiểu
Click vào link để xem chi tiết trả lời câu hỏi trang 28-32 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều.
Câu 1. Hình dung về bối cảnh Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau
Câu 2. Lời nói và tình cảm của Ra-ma có gì mâu thuẫn?
Câu 3. Tâm trạng của Xi-ta như thế nào?
Câu 4. Thái độ của Xi-ta khi bước lên giàn lửa có gì đặc biệt?
Câu hỏi cuối bài
Click vào link để xem chi tiết trả lời câu hỏi trang 32 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều.
Câu 1. Văn bản Ra-ma buộc tội kể về sự kiện gì? Bối cảnh diễn ra sự kiện ấy như thế nào?
Câu 2. Nhân vật người anh hùng trong sử thi được miêu tả là đại diện cho cộng đồng, danh dự cộng đồng thường được đặt trên danh dự cá nhân. Điều đó được thể hiện trong đoạn trích Ra-ma buộc tội như thế nào?
Câu 3.
Qua hai nhân vật Ra-ma, Xi-ta, em hiểu như thế nào về quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu người anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng? Theo em, quan niệm đó còn phù hợp với ngày nay không? Tại sao?Câu 4. Từ đoạn trích Ra-ma buộc tội, hãy liên hệ với đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để chỉ ra điểm khác biệt của nhân vật anh hùng trong sử thi và thần thoại.
Ngoài 2 nội dung hướng dẫn trả lời ngắn gọn và chi tiết trên đây, các em có thể tham khảo thêm các tài liệu liên quan khác mà theo chương trình sách ngữ văn 10 cũ đã học:
- Tổng hợp hướng dẫn Soạn văn 10 Cánh Diều -