Soạn bài Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na)

Xuất bản: 25/08/2020 - Cập nhật: 20/07/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Ra-ma buộc tội (trích Ra-ma-ya-na) của Van Mi Ki, trả lời câu hỏi bài tập trang 55 SGK Ngữ Văn 10 tập 1.

Bạn đang tìm tài liệu soạn bài Ra-ma buộc tội ? Đừng bỏ qua bài viết này bởi Đọc Tài Liệu sẽ giới thiệu đến các bạn bộ tài liệu hướng dẫn soạn và tìm hiểu về đoạn trích Ra-ma buộc tội (trích Ra-ma-ya-na) của Van Mi Ki.

Hi vọng, với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.

    Cùng tham khảo nhé....

Soạn bài Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na)

Kết quả cần đạt

  • Qua phân tích đoạn trích đặc biệt là hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta, học sinh cần hiểu được quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về mẫu người anh hùng, đức vua mẫu mực và người phụ nữ lí tưởng.
  • Bên cạnh đó cũng cần thấy được nghệ thuật thể hiện nhân vật của sử thi Ra-ma-ya-na.

Kiến thức cơ bản về đoạn trích Ra-ma buộc tội

I. Nội dung tác phẩm và đoạn trích

 Ra-ma-ya-na là một sử thi Ấn Độ nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu rộng, lâu bền trong văn học, văn hoá không những của dân tộc Ấn mà còn của nhiều nước Đông Nam Á. Tác phẩm bao gồm 24.000 câu thơ đôi (một câu thơ đôi gồm hai dòng thơ).

Tóm tắt tác phẩm: Tác phẩm bao gồm 24.000 câu thơ đôi kể về những kì tích của hoàng tử Ra-ma

  • Khúc ca 1: Miêu tả thời niên thiếu của Ra-ma
  • Khúc ca 2: Nguyên nhân lưu đày của Ra-ma
  • Khúc ca 3: Nàng Xi- ta bị quỷ vương Ra-va-na-bắt
  • Khúc ca 4: Ra-ma liên kết với vua khỉ Xu-gri-va
  • Khúc ca 5: Cuộc do thám của tướng khỉ Ha-nu-man
  • Khúc ca 6: Cuộc giao tranh giữa Ra-ma và quỷ vương, sự ghen tuông của Ra-ma
  • Khúc ca 7: Kể về cuộc đoàn viên

Nội dung chính của Ra-ma-ya-na là câu chuyện về những kì tích của Ra-ma, hoàng tử trưởng của nhà vua Đa-xa-ra-tha. Khi Đa-xa-ra-tha muốn truyền ngôi báu cho Ra-ma, thì do lòng đố kị, thổ phỉ Ka-ke-i nhắc lại một ân huệ cũ, buộc nhà vua đày ải Ra-ma vào rừng 14 năm, trao vương quốc cho con trai bà là Bha-ra-ta. Ra-ma vâng lệnh. Vợ chàng, Xi-ta, cùng người em trai thân thiết nhất của chàng, Lắc-ma-na, tình nguyện theo Ra-ma chịu lựu đày. Khi thời hạn lưu đày sắp hết thì xảy ra một tai biến lớn. Quỷ Ra-va-na đã dùng mưu bắt cóc Xi-ta, cuốn nàng trong vạt áo, bay về đảo Lan-ka. Mất Xi-ta, Ra-ma đau buồn khôn xiết. Trên đường đi tìm Xi-ta, Ra-ma gặp và giúp đỡ vua khỉ Xu-gri-va chống lại người anh trai bất công, giành lại vợ và vương quốc. Do đó, chàng được vua khỉ Xu-gri-va, tướng khỉ Ha-nu-man cùng đoàn quân khỉ giúp sức vượt biển, tấn công đảo Lan-ka. Sau cùng, Ra-ma hạ thủ Ra-va-na trong giao tranh, giải cứu Xi-ta. Vợ chồng gặp lại nhau, nhưng nghi ngờ Xi-ta không còn trọn vẹn danh tiết sau những ngày tháng trong tay quỷ, Ra-ma tuyên bố từ bỏ nàng. Xi-ta thanh minh không được, đành bước lên giàn hoả thiêu. Chứng giám đức hạnh của Xi-ta, thần Lửa đã đem nàng trả lại cho Ra-ma. Anh hùng Ra-ma cùng người vợ thuỷ chung Xi-ta quay trở về kinh đô, cai quản đất nước, khiến cho muôn dân được sống trong thái bình, thịnh trị.

Ra-ma-ya-na được xưng tụng như kiệt tác thi ca đầu tiên của Ấn Độ, đặc biệt thành công trong miêu tả thiên nhiên tràn đầy sức sống và chứa chan tình người, thể hiện nội tâm nhân vật sâu sắc và chân thực. Người Ấn Độ tin rằng: Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn làm say đắm lòng người và cứu vớt họ thoát khỏi tội lỗi.

Đoạn trích Ra-ma buộc tội nằm ở khúc ca thứ 6 chương 79, là thử thách cuối cùng của Ra-ma và Xi-ta trên con đường tìm về với hạnh phúc và danh vọng. Đoạn trích kể lại những chi tiết sau khi chiến thắng quỷ vương Ra-va-na, cứu Xi-ta, nhưng vì danh dự và lòng ghen tuông, Ra-ma đã nghi ngờ sự trong sạch của Xi - ta và tuyên bố ruồng bỏ nàng. Xi-ta đã bảo vệ danh dự bằng cách nhảy vào giàn hoả.

II. Bố cục của đoạn trích Ra-ma buộc tội

   Bố cục Ra-ma buộc tội chia làm hai phần:

- Đoạn một (từ đầu đến “Ra-va-na đâu có chịu được lâu”): cơn giận dữ và diễn biến tâm trạng của Ra-ma.

- Đoạn hai (còn lại): tự khẳng định mình và diễn biến tâm trạng của Xi-ta.

Soạn bài Ra-ma buộc tội

Gợi ý trả lời các câu hỏi bài tập soạn bài Ra-ma buộc tội trang 59, 60 SGK Ngữ Văn 10 tập 1.

Soạn bài Ra-ma buộc tội ngắn gọn nhất

Câu 1 trang 59 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Sau khi chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của “mọi người”.

a. Công chúng đó bao gồm những ai?

b. Hoàn cảnh ấy tác động như thế nào đến ngôn ngữ, tâm trạng của Ra-ma và Xi-ta?

Trả lời:

a. Ý đúng: D

b.

– Hoàn cảnh tác động tới tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra – ma:

+ Ra – ma dù yêu thương, xót xa vợ vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đứa vua anh hùng.

+ Trong lời nói của chàng, con người xã hội nổi lên lấn áp con người cá nhân.

+ Sợ tai tiếng, chàng nói nàng những lời lạnh nhạt.

Xi – ta với tư cách là vợ Ra – ma, hoàng hậu của trăm dân:

+ Không thể để danh dự của mình bị bôi nhọ một cách xấu xa.

+ Xi–ta thay đổi cách xưng hô từ thân mật tới xa cách: chàng – thiếp, Hỡi đứa vua, Người.

Câu 2 trang 60 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Theo lời tuyên bố của Ra-ma:

a. Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì?

b. Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì?

c. Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói của Ra-ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng.

d. Phân tích thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa?

Trả lời:

a. Ý đúng: A

b. Ý đúng: C

c. Những từ ngữ lặp lại trong lời nói của Ra – ma chứng tỏ tâm trạng: thẳng thắn, dứt khoát, nghiêm tắc.

d. Thái độ của Ra-ma khi Xi–ta bước lên giàn lửa: căng thẳng vô cùng.

Câu 3 trang 60 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Trong lời đáp của mình, Xi-ta đã nhấn mạnh như thế nào về:

- Sự khác biệt giữa tư cách, đức hạnh của nàng với loại phụ nữ tầm thường thấp kém?

- Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng

Trả lời:

Sự khác biệt giữa tư cách đức hạnh của Xi-ta với những loại phụ nữ tầm thường, thấp kém

- Tùy thuộc vào số mệnh của nàng, quyền lực của kẻ khác trong kiểm soát của nàng

+ Điều nằm trong tầm kiểm soát của Xi-ta: để thần lửa chứng minh cho tấm lòng thủy chung, sự dũng cảm, và tấm lòng trinh bạch của nàng.

+ Phụ thuộc vào kẻ khác: cái thân thiếp đây

- Vai trò của thần A-nhi trong văn hóa Ấn Độ:

+ Thần tượng trưng cho sự bất tử, sự hiện sinh, cai quản cõi người trong văn hóa Ấn Độ

+ Lời cầu khấn của Xi-ta chứng tỏ nàng tin tưởng vị thần Lửa, tin vào sự che chở, minh chứng

+ Thần lửa quan trọng trong tâm thức, tín ngưỡng của người Ấn Độ, vị thần tối cao, mang lại sức mạnh siêu nhiên

Câu 4 trang 60 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Phân tích thái độ của công chúng và nêu cảm nghĩ của anh (chị) trước cảnh Xi-ta bước vào lửa?

Trả lời:

Thái độ của công chúng:

+ Khiến cho dân chúng xúc động, đau xót ( ai nấy, già trẻ đau lòng đứt ruột xem Gia-na-ki đứng trong giàn hỏa)

+ Các phụ nữ bật lên tiếng khóc thảm thương

+ Các loài Rắc-xa-na lẫn Ra-na-ra khóc vang trời.

Soạn bài Ra-ma buộc tội hay nhất

Bài 1 trang 59 SGK Ngữ văn 10 tập 59

Sau khi chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của “mọi người”.

a. Công chúng đó bao gồm những ai?

b. Hoàn cảnh ấy tác động như thế nào đến ngôn ngữ, tâm trạng của Ra-ma và Xi-ta?

Trả lời:

a) Chọn đáp án D. Tất cả những đối tượng trên.

b)

- Tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma:

+ Ra-ma vừa với tư cách cá nhân, vừa với tư cách xã hội, chàng vừa yêu thương lại xót xa cho người vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua anh hùng. “Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng, trước mặt những người khác...”. Thực chất những lời chàng nói không hoàn toàn chân thực, không phải những lời sâu kín trong lòng.

- Tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Xi-ta:

+ Xi-ta “như muốn giấu mình đi vì xấu hổ”, rồi “khiêm nhường đứng trước Ra – ma”, “nàng muốn tự chôn vùi cả hình hài thân xác của mình”. Nàng xót xa, tủi hẹn. Hơn thế, đó là nỗi khổ đau mất đi danh dự của một con người trước cộng đồng.

+ Lúc đầu, Xi-ta xưng hô là “chàng” – “thiếp” rất thân mật, riêng tư nhưng sau đó là quan hệ xã hội “Hỡi Đức vua!... Người..”.

+ Sau đó, nàng quyết định chứng minh tấm lòng trong sạch của mình: “Chị không muốn sống sau những lời tố cáo lầm lạc như vậy. Chồng chị không hài lòng về chị, chàng đã ruồng rẫy chị trước mặt mọi người. Giờ thì chị sẽ từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa”. Xi-ta đã bước vào ngọn lửa và cầu xin thần lửa bảo vệ để minh chứng cho lòng trong sạch của mình.

Bài 2 trang 60 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Theo lời tuyên bố của Ra-ma:

a. Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì?

b. Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì?

c. Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói của Ra-ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng.

d. Phân tích thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa?

Trả lời:

a) Chọn đáp án A.

Theo lời tuyên bố của Ra-ma thì việc chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để cứu Xi-ta là vì danh dự của chàng bị xúc phạm khi Ra-va-na dám cướp vợ chàng. “Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của ta’’. Ra-ma cũng thẳng thừng bảo với Xi-ta rằng : “Chẳng phải vì nàng mà ta đánh thắng kẻ thù’’.

b) Chọn đáp án C.

Ra-ma tuyên bố từ bỏ Xi-ta bởi vì, chàng nói : “Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại thấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản chỉ vì mụ ta là một vật để yêu đương?’’. Đây là vấn đề danh dự. Danh dự không thể cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với người khác. Tuy nhiên, ngoài vấn đề danh dự, trong lòng Ra-ma còn trỗi lên tình cảm ghen tuông nữa. Sự ghen tuông dày vò Ra-ma. Chàng không thể chịu nổi khi nghĩ đến việc “nàng (Xi-ta) đã bị quấy nhiễu ở trong vạt áo của Ra-va-na, đôi mắt tội lỗi của hắn đã hau háu nhìn khắp người nàng’’. Từ sự ghen tuông, Ra-ma đã ngờ vực sự trong trắng của Xi-ta: “Thấy nàng yêu kiều xinh đẹp, lại có được nàng trong nhà hắn, Ra-va-na đâu có chịu đựng được lâu".

c)

Ra – ma nhấn đi, nhấn lại sự rõ ràng, dứt khoát trong những lời nói của mình (“phải biết chắc điều này...”, “Ta nói rõ cho nàng hay, chẳng chút quanh co, ngập ngừng...”. Qua đây ta càng thấy có gì lúng túng, bối rối, không đành nơi chàng.

Câu 3 trang 60 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Trong lời đáp của mình, Xi-ta đã nhấn mạnh như thế nào về:

- Sự khác biệt giữa tư cách, đức hạnh của nàng với loại phụ nữ tầm thường thấp kém?

- Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng

Trả lời:

– Trong lời đáp của mình, Xi-ta đi từ sự đau đớn, mất tự chủ đến sự bình tĩnh, lấy lại được vị thế của mình (“Lấy tà áo lau nước mắt… nức nở, nàng nói), những lời nói của nàng dụ dàng màn đầy sức mạnh, thấu tình đạt lí:

+ Xi-ta khẳng định tư cách, phẩm hạnh của mình, đưa ra những lời trách khi Ra-ma không suy xét chính chắn mà so sánh nàng ngang hàng với hạng phụ nữ tầm thường: có thể những người phụ nữ kia sẽ thay lòng đổi dạ khi ở trong hoàn cảnh của nàng, nhưng nàng thì không. Xét cho cùng, một người phụ nữ đã từ bỏ cung điện sa hoa để theo chồng vào rừng chịu khổ, người con gái được sinh ra bởi Đất Mẹ không thể bị đánh đồng với hạng phụ nữ tầm thường kia được.

+ Xi-ta phân biệt giữa sự phụ thuộc vào số mệnh của nàng, quyền lực của kẻ khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng: Việc nàng bị bắt cóc và bị quỷ Ra-va-na động chạm xảy ra khi nàng bị ngất đi, đây là việc ngoài ý muốn của nàng. Còn trái tim cùng tình yêu, những thứ nàng chủ động vẫn luôn dành trọn cho Ra-ma. Nàng nhắc lại việc Ha-nu-man ngỏ ý muốn cõng nàng đến gặp chồng nhưng nàng từ chối như một minh chứng khẳng định thêm cho sự trong sạch của mình.

– A-nhi – thần Lửa là một vị thần rất quan trọng trong văn hóa của người Ấn Độ. Thần Lửa có mặt ở khắp mọi nơi nên có thể biết được mọi hành động tốt, xấu của con người đã làm. Nghi lễ thử lửa cũng vì thế mà được tin rằng có thể kiểm chứng đức hạnh của người phụ nữ. Việc Xi-ta chọn cách tự thiêu mình và lời cầu khấn của ngàng trước khi bước vào giàn lửa là một phép thử để chứng minh tiết hạnh của bản thân, hành động này vừa hào hùng vừa bi thương. Xi-ta đã nhờ đến thần Lửa để chứng minh phẩm tiết thủy chung của nàng đối với người chồng trước mặt tất cả mọi người, đem lại một cái kết đẹp hơn cho câu truyện.

Câu 4 trang 60 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Phân tích thái độ của công chúng và nêu cảm nghĩ của anh (chị) trước cảnh Xi-ta bước vào lửa?

Trả lời:

- Thái độ của công chúng trước cảnh Xi-ta bước vào lửa:

+ Có thể nói cảnh Xi-ta nạp mình cho lửa là một cảnh đầy kịch tính, vừa hào hùng và vừa rất bi thương. Chính vì vậy nó khiến cho quan quân và dân chúng của cả hai bên cũng như anh em bạn hữu vô cùng xúc động (“Ai nấy, già cũng như trẻ đau lòng đứt ruột…

+ Các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương. Cả loài Rak-sa-xa lẫn loài Va-na-ra cũng kêu khóc vang trời trước cảnh tượng đó”).

=> Cảnh Xi-ta bước lên giàn lửa đúng là biểu tượng tập trung nhất cho hình mẫu người phụ nữ lí tưởng của Ấn Độ thời cổ đại.

Soạn bài Ra-ma buộc tội nâng cao

Câu 1:

a) Công chúng chứng kiến sự gặp lại của vợ chồng Ra-ma và Xi-ta bao gồm: tất cả anh em, bạn hữu trung thành của Ra-ma (Lắc-ma-na, Xu-gri-va, Ha-nu-man, Vi-phi-sa-na), quân đội khỉ, quan quân, dân chúng của vương quốc quỷ. (Đáp án D)

b) Họ gặp mặt nhau sau chiến thắng, trước đông đảo mọi người để các nhân vật chính phải tự hành động và quyết định đúng với bản chất, tính cách của con người mình. Ra ma đứng trên tư cách kép: Vừa là một người chồng vừa là một đức vua anh minh.Tư cách kép này khiến chàng phải chịu sự chi phối của ràng buộc kép: yêu thương, xót xa cho người vợ nhưng cần phải giữ trách nhiệm gương mẫu của một đức vua gương mẫu bảo vệ danh dự của bản thân và danh dự của cộng đồng .

Câu 2:

a) Theo lời tuyên bố của Ra-ma thì chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì danh dự người anh hùng bị xúc phạm khi Ra-va-na dám cướp vợ của chàng. “Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của ta’’. Ra-ma cũng thẳng thừng bảo với Xi-ta rằng : “Chẳng phải vì nàng mà ta đánh thắng kẻ thù’’.
b) Ra ma quyết định ruồng bỏ vợ vì danh dự nhà vua anh hùng không cho phép chấp nhận người vợ đã từng sống trong nhà người khác trong một thời gian dài. Sự ghen tuông của một người chồng không chấp nhận người vợ đã chung chạ với người khác, dù là sự bắt buộc (nàng đã bị quẫy nhiễu khi trong vạt áo của Ra- va- na, đôi mắt tội lỗi của hắn đã hau háu nhìn khắp người nàng…)

c) Để nhấn mạnh bổn phận và danh dự, chúng ta thấy Ra-ma nhấn đi nhấn lại nhiều lần những từ ngữ liên quan đến tài năng và danh dự (nhân phẩm, tiếng tăm, uy tín, gia đình cao quý, dòng họ lừng lẫy, trả thù sự lăng nhục, …) của một đức vua cao quý, anh hùng.

d)

– Nom chàng khủng khiếp như thần chết.

– Ra ma vẫn ngồi mắt dán xuống đất.

=> Chứng kiến cảnh vợ bước lên giàn hoả thiêu, hẳn chàng phải đau đớn lắm, nhưng vì nghĩa vụ, vì trách nhiệm và danh dự, bổn phận của đức vua anh hùng ra ma không thể làm khác. Cái nghiệt ngã và sự hi sinh của chàng là ở đó. Hành vi này xuất phát từ trách nhiệm cộng đồng chứ không phải là một sự nhẫn tâm hay bản chất tàn ác .

Câu 3:

– Trước lời buộc tội của Ra-ma, Xi- ta rất nỗi bàng hoàng và đau khổ. Nàng khẳng định tư cách của phẩm hạnh mình : “Thiếp đâu phải là người như chàng tưởng. Thiếp có thể lấy tư cách của thiếp ra mà thề, hãy tin vào danh dự của thiếp’’. Xi-ta trách Ra-ma vì “suy từ hành vi của loại phụ nữ thấp hèn, chàng đã ngờ vực tất cả phụ nữ’’, có thể có những phụ nữ tầm thường dễ dàng thay lòng đổi dạ nhưng nàng là người vợ từng từ bỏ cung điện theo chồng vào rừng, chia sẻ mọi gian nan, cay đắng cùng chồng.

– Xi-ta nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số phận nàng, vào quyền lực kẻ khác (“cái thân thiếp đây’’) và điều nằm trong vòng kiểm soát của nàng (“trái tim thiếp đây’’) để khẳng định sự trong trắng của mình. Việc nàng bị bắt cóc, việc quỷ Ra-va-na động chạm vào thân thể nàng khi nàng ngất đi và đưa nàng về đảo Lan-ka là điều ngoài ý muốn của nàng, là do số mệnh nàng như thế. Còn trái tim, tình yêu của nàng, những gì nằm trong vòng kiểm soát của nàng thì điều thuộc về Ra-ma.  “Xi ta đi tới quyết định từ bỏ tấm thân này cho ngọn lửa” vì với nàng, chỉ có cái chết mới chứng minh được sự trong sạch của phẩm chất đạo đức của nàng. Bị chồng ruồng bỏ cũng chẳng khác gì cái chết. Xi ta đã dũng cảm dám chấp nhận thử thách bằng ngọn lửa thiêu, bằng chính cái chết của mình để chứng minh phẩm chất cao đẹp.

Trong xã hội thời kì sử thi, vai trò của thần linh rất quan trọng. Thần linh là người chứng dám. Xi ta không thể trông mong vào sự thông cảm của Ra ma, cũng không thể trông cậy vào sự đồng tình của dân chúng vì họ cũng chỉ là những người lệ thuộc Ra ma. Do đó Xi ta chỉ cầu xin thần linh.

Trong văn hoá ấn Độ, thần lửa A-nhi giữ vị trí quan trọng, có thể coi đây là vị thần công lí, là người phản xử tối cao và do đó, giàn lửa cũng là toà án tối cao, là nơi xét xử công bằng công minh. Lửa trừng trị cái ác song lửa cũng bảo vệ cái thiện. Hành động nhảy vào lửa của Xi ta nói lên sự tự khẳng định của Xi ta, tự mình minh oan cho mình, không chấp nhận sự ghen tuông. Điều đó cho thấy, Xi ta cũng nhận thức được trách nhiệm công dân của mình trong cộng đồng, Xi ta cũng phải bảo vệ ngoài danh dự riêng của mình còn là danh dự của cộng đồng, ý thức về danh dự là phẩm chất quan trọng của hai nhân vật này. và những lời cầu khẩn của Xi ta với thần linh, một mặt để nói với thần, mặt khác lại hướng tới những người xung quanh, hướng tới Ra ma: “Nếu con trước sau…, “Nếu con trong trắng…” đối lập với Ra ma “đã coi một người phụ nữ trinh tiết như một kẻ  gian dối”.

Câu 4:

Trước hành động dũng cảm của Xi- ta, công chúng đau xót: “ ai nấy, già cũng như trẻ…kêu khóc vang trời”. Đây là tiếng khóc đồng cảm, xót thương. Tiếng khóc đó khẳng định phẩm hạnh của Xi-ta . Xi-ta tự nguyện chấp nhận cái chết để tự khẳng định phẩm giá của mình.

Cảnh Xi-ta bước vào lửa thật là một cảnh tượng phi thường xưa nay chưa từng thấy: “Xi-ta đi quanh chàng rồi bước tới giàn lửa. Sau khi cúi lạy chư thần, đáng Bra-ma, nàng thưa với thần Lửa A-nhi: “Nếu con trước sau… phù hộ cho con””. Nói dứt lời thì nàng lượn quanh dàn thiêu rồi dũng cảm bước vào  ngọn lửa. Hành động bước vào dàn thiêu của Xi-ta không một chút nao núng, do dự. Nàng như một vật tế lễ , vô tri, vô giác, không hề sợ hãi. Nàng trở thành biểu tượng thiêng liêng cho cái đẹp bất tử.

/- Hết bài soạn -/

    Tổng kết

    Chương Ra-ma buộc tội đặt các nhân vật vào tình thế thử thách ngặt nghèo đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất con người. Ra-ma vào sinh ra tử, chiến đấu với yêu quý giành lại người vợ yêu quý nhưng cũng dám hi sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Như một người vợ lí tưởng xứng đáng với Ra-ma, Xi-ta cũng sẵn sàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thuỷ chung.

    // Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 10 bài Ra-ma buộc tội này sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.

    [ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Ra-ma buộc tội một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

    Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
    Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
    Hủy

    TẢI VỀ

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM