1. Chuẩn bị
Yêu cầu: Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiếu văn bản này.
- Khi đọc hiểu một văn bản hài kịch, các em cần chú ý:
+ Tóm tắt cốt truyện của văn bản.
+ Xác định được xung đột, dạng xung đột và tình huống nảy sinh, phát triển xung đột.
+ Tìm hiểu nhân vật trong hài kịch: xác định nhân vật nào là đối tượng của tiếng cười; phân tích tính cách của nhân vật được thể hiện qua tình huống, hành động kịch, ngôn ngữ và các thủ pháp trào phúng.
+ Liên hệ, kết nối văn bản với kinh nghiệm của bản thân, với đời sống hiện tại để phân tích và đánh giá được tác động của tác phẩm đối với người đọc và tiến bộ xã hội.
- Đọc trước đoạn trích; tìm hiểu thông tin về tác giả Ni-kô-lai Va-li-ê-vích Gô-gôn (Nikolay Vasilyveich Gogol) và tác phẩm Quan thanh tra.
Trả lời:
* Tác giả Ni-kô-lai Va-li-ê-vích Gô-gôn:
- Năm sinh: 1809-1852
- Là nhà văn hiện thực lớn của nước Nga.
- Nội dung sáng tác:
+ Chủ đề về hiện thực và huyền ảo, mang đậm giá trị nhân văn và bài học sâu sắc.
+ Từ trào lưu cổ điển đến trào lưu hiện thực đều được xuất hiện trong mỗi tác phẩm của ông.
* Tác phẩm Quan thanh tra:
- Vị trí: Vở kịch gồm 5 hồi, đoạn trích thuộc hồi năm
- Nội dung:
+ Châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu, những góc khuất của xã hội
+ Phản ánh hiện thực xã hội bất công, phân chia nhiều tầng lớp trong xã hội
2. Đọc hiểu
Nội dung chính: Quan lại địa phương tưởng Khlet-xta- cốp là quan thanh tra và ra sức đối đãi, mời chào, đút lót lấy lòng. Sự việc vỡ lẽ khi chủ sự bưu điện đọc bức thư mà Khlet-xta-cốp viết. Bức thư mang nội dung chế giễu các quan chức địa phương, lần lượt từng người bị bôi nhọ.
Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1: Điều gì được thông báo? Vì sao chủ sự bưu vụ có được thông tin đó?
Trả lời:
- Nội dung được thông báo: Mọi người tưởng Khlét- xta-cốp – là quan thanh tra nhưng sự thật lại không phải.
- Chủ sự bưu vụ có được thông tin đó vì: có người mang đến nhà Bưu vụ. Nhìn thấy bì thư đề Phố nhà Bưu vụ, chủ sự liền bóc thư ra xem.
Câu 2: Thị trưởng phản ứng như thế nào trước khi bức thư được đọc?
Trả lời:
- Thị trưởng ngạc nhiên, không thể tin, thậm chí tức giận: Sao ông lại dám làm thế?.... […] Sao ông lại dám bóc thư của một vị quan lớn được ủy nhiệm như vậy.
Câu 3: Chú ý nội dung bức thư.
Trả lời:
Nội dung bức thư: Khlét-xta-cốp khi được mọi người trong thành phố nhầm tưởng là nhân vật Quan thanh tra. Ngoài ra, Khét-xta-cốp cũng nhắc về sự thay đổi trong cuộc sống sau khi được trở thành Quan thanh tra.
Câu 4: Thông tin về thị trưởng được nhắc mấy lần?
Trả lời:
Thông tin về thị trưởng được nhắc lại 2 lần.
Câu 5: Chú ý thông tin về mỗi nhân vật được viết trong bức thư.
Trả lời:
- Chủ sự bưu vụ: giống thằng Mi-khê-ép, gác cổng ở bưu vụ như hệt; chắc nó cũng chè rượu và bần tiện như thế”
- Viện trưởng viện tế bần: là một con lợn chính cống đội mũ nồi
- Thị trưởng: thằng thị trưởng ngu như một con ngựa thiến lông xám
- Viên kiểm học: người sặc mùi hành
- Chánh án: thật hết sức mô-ve-tông
Câu 6: Chỉ ra các lời thoại có màu sắc độc thoại, bàng thoại trong lời đối thoại của thị trưởng?
Trả lời:
- Lời độc thoại:
+ Không, tôi chỉ là một thằng già ngu xuẩn thôi! Một con cừu ngốc nghếch như con nít ấy! Ba mươi năm trời, tôi làm….Tổng đốc ấy cũng không đáng kể đâu.
+ Hừ, thằng to đầu mà dại kia! Mày đã nhầm một cục đất, một miếng giẻ rách với nhân vật quan trọng!....rồi thiên hạ còn nhe rằng, vỗ tay hoan hô đó!
+ Hừ…. Tất cả bọn văn sĩ văn siếc ấy, hừ, đồ sâu tằm, đồ ưa tự do khốn khiếp…. Rõ thật khi nào bị trời trừng phạt thì trước hết trời làm mất trí như thế ấy
- Lời bàng thoại:
+ Trông này, trông này, cả bàn dân thiên hạ, hết thảy những người tin đạo, mọi người hãy nhìn xem thằng thị trưởng bị lừa này! Nó là đồ ngu ngốc, thằng già ngu ngốc khốn khiếp
+ Các ngài cười gì! Các ngài tự giễu mình đấy!...
+ Cái thằng vớ vẩn ấy giống quan thanh tra ở chỗ nào…. Vậy mà đứa nào réo lên đầu tiên cái thằng ấy là quan thanh tra? Trả lời xem nào
Câu 7: Hình dung hành động và tâm trạng của các nhân vật trên sân khấu qua lời chỉ dẫn.
Trả lời:
Các nhân vật được hiện ra qua lời chỉ dẫn:
- Tâm trạng: kinh ngạc, sợ hãi đến ngỡ ngàng, người cứng lại như hóa thành đá.
- Hành động: thốt lên một tiếng kêu thất kinh
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Liệt kê ít nhất năm lời chỉ dẫn sân khấu và nêu tác dụng của các chỉ dẫn đó trong việc thể hiện bối cảnh, xung đột, hành động và tâm trạng của nhân vật.
Trả lời:
- Lời chỉ dẫn sân khấu:
+ Thị trưởng (tức giận)
+ Chủ sự bưu vụ (đọc)
+ Chủ sự bưu vụ (giơ lá thư)
+ Chủ sự bưu vụ (nói tất cả)
+ Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích (giữ thư lại)
+ Kô-rốp-kin (đọc)
- Tác dụng:
+ Giúp cho người đọc hình dung hành động, cử chỉ, thái độ, cảm xúc…. của các nhân vật trong buổi hài kịch.
+ Từ đó thể hiện tính cách của các nhân vật trong hài kịch.
Câu 2: Nêu tình huống và xung đột trong đoạn trích Quan thanh tra.
Trả lời:
- Tình huống: việc chủ sự bưu vụ đọc được bức thư của Khlét-xa-cốp
- Xung đột: Khi phát hiện sự thật về quan thanh tra, các nhân vật như chủ sự bưu vụ, thị trưởng và các nhân vật phụ như Kô-rốp-pin; Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích đã thái độ, cảm xúc khác nhau. Điều đó xây dựng sự xung đột trong tính cách xấu xa có thói hư tật xấu với vẻ ngoài đàng hoàng, giả tạo.
Câu 3: Hãy làm rõ đặc điểm nhân vật hài kịch được thể hiện trong đoạn trích. Em ấn tượng với nhân vật nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
- Đặc điểm của nhân vật hài kịch:
+ Chủ sự bưu vụ: thú vui lớn nhất trên đời là bóc trộm thư từ của nhân dân.
+ Ác tê my- viện trưởng viện tế bần thâm hiểm nhưng bề ngoài vẫn nhã nhẵn, tử tế
+ Viên thị trưởng: bề ngoài hào nhoáng, có gia đình hạnh phúc nhưng bên trong lại là người lừa bịp, dối trá.
+ Am-mốt phi-ô đo- rô-vích: trước cảm thấy may mắn vì mình không được nhắc tên nhưng sau đó nghe được dòng thư thì cảm thấy phẫn nộ, sử dụng các lời lẽ thô thiển.
- Em ấn tượng nhất với nhân vật quan thị trưởng. Vì trước khi biết được sự thật về quan thanh tra, thị trưởng còn tức giận, nhưng sau khi đọc được thư, thấy được những dòng thư viết về mình ngu như một con ngựa thiến lông xám, ngài thị trưởng cảm thấy vỡ mộng, choáng váng, không tin được mình đã bị lừa một cách dễ dàng như vậy. Tới cuối cùng, quan thị trưởng đã chấp nhận sự thật rằng mình bị lừa.
Câu 4: Nhân vật tích cực trong đoạn trích Quan thanh tra chính là tiếng cười. Hãy nêu ý kiến của em về quan điểm đó.
Trả lời:
- Em đồng ý với ý kiến.
- Vì:
+ Tiếng cười có mục phản ánh, phê phán hiện thực với các thói hư tật xấu của con người trong xã hội qua hình tượng nhân vật: Khlét-xa-cốp, thị trưởng, chánh án,…
+ Nhà văn muốn khán giả nhìn nhận vào chính bản thân mình, nhìn vào con người bên trong thật sự của chính mình, đưa ra lời cảnh báo cho khán giả về lối sống trống rỗng, không có ý nghĩa hiện tại.
Câu 5: Thông điệp chính của đoạn trích là gì? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hiện nay?
Trả lời:
- Thông điệp: Đoạn trích Quan thanh tra đã vạch trần bản chất của bộ máy quan chức cồng kềnh, châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu, những góc khuất của xã hội. Từ đó, phản ánh hiện thực xã hội bất công, phân chia nhiều tầng lớp trong xã hội.
- Thông điệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống hiện nay, vấn đề tham nhũng, quan liêu trở nên vô cùng quan trọng và trở thành một vấn đề thời sự cần được giải quyết.
Câu 6: Hãy chọn một lời thoại mà em thích nhất. Nhập vai thể hiện lời thoại đó trước lớp.
Trả lời:
- Lời thoại em ấn tượng nhất: Sao ấy à? Không, tôi chỉ là một thằng già ngu xuẩn thôi! Một con cừu ngốc nghếch như con nít ấy! Ba mươi năm trời, tôi làm việc quan, không có một thằng nhà buôn… Vậy mà bỗng dưng tất cả đều gào lên: quan thanh tra, quan thanh tra? Hử, đứa nào réo lên đầu tiên cái thằng ấy là quan thanh tra?
- Lưu ý khi nhập vai diễn :
+ Thái độ: từ tức giận, phẫn nộ đến tự trách.
+ Cử chỉ, hành động của nhân vật: đập tay lên trán, khoa tay, giậm chân xuống sàn….