Soạn bài Phân tích một tác phẩm truyện trang 104 Cánh diều

Xuất bản: 04/09/2024 - Tác giả:

Soạn bài Phân tích một tác phẩm truyện trang 104 Cánh diều được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

1. Định hướng

1.1. Bài văn phân tích một tác phẩm truyện cần phân tích được nội dung chủ đề; dẫn ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm, từ đó, nêu lên nhận xét, đánh giá của bản thân về hiệu quả thẩm mĩ của những nét đăc sắc ấy.

Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện cần tránh sa đà vào kể lại nội dung văn bản mà không phân tích, lí giải, đánh giá,… các phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm hoặc vừa kể lại, vừa “chêm xen” các nhận xét tản mát, vụn vặt. Các ý kiến, nhận xét về tác phẩm cần được khái quát thành luận điểm và được làm rõ bằng việc phân tích dựa trên văn bản của nhà văn cùng sự cảm nhận của bản thân. Số lượng luận điểm trong bài viết tuỳ thuộc vào sự phức tạp, phong phú,… của tác phẩm cần phân tích nhưng thông thường, khoảng từ 2 - 3 luận điểm chính được nêu lên và làm rõ trong bài viết là phù hợp.

Bài văn phân tích một tác phẩm truyện có thể yêu cầu phân tích toàn bộ tác phẩm, đoạn trích hoặc tập trung vào một số yếu tố nội dung, hình thức của tác phẩm truyện.

1.2. Để viết bài phân tích một tác phẩm truyện, các em cần chú ý:

- Đọc kĩ văn bản truyện, xác định chủ đề của truyện.

- Xác định các đặc sắc nghệ thuật của truyện như: nhan đề, ngôi kể, cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, ngôn ngữ của nhân vật và của người kể chuyện…; làm rõ tác dụng của những yếu tố này trong việc thể hiện chủ đề, ý nghĩa của tác phẩm.

- Xác định các luận điểm trong bài viết; lựa chọn các bằng chứng từ tác phẩm truyện cho mỗi luận điểm.

- Liện hệ, so sánh với những tác giả, tác phẩm khác có cùng đề tài, chủ đề để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo tiêng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm truyện; liện hệ với bối cảnh đọc hiện tại, với bản thân để suy nghĩ, nhận xét về tác động, ý nghĩa của tác phẩm với người đọc và với chính bản thân em.

2. Thực hành

2.1. Thực hành viết theo các bước

Bài tậpChọn một trong hai đề sau:

(1) Phân tích truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.

(2) Phân tích truyện ngắn “Ông lão bên chiếc cầu” của Ơ-nít Hê-minh-uê

a) Chuẩn bị (ví dụ với đề 1)

- Xác định yêu cầu của đề bài (về nội dung, kiểu loại văn bản) và người đọc bài viết.

- Xem lại nội dung đọc hiểu truyện ngắn Làng của Kim Lân.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết bắng cách đặt và trả lời các câu hỏi theo sơ đồ sau:

* Chủ đề của truyện là gì?

* Em có nhận xét như thế nào về chủ đề của truyện?

* Truyện có những đặc sắc nghệ thuật nào? Em sử dụng từ ngữ nào để thể hiện nhận xét, đánh giá của mình về mỗi đặc sắc nghệ thuật đó?

* Truyện gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì?

- Lập dàn ý bằng cách lựa chọn sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần:

Mở bài

Giới thiệu nhan đề, tác giả, thể loại và nhận xét cung về truyện.

Thân bài

Phân tích nội dung chủ đề truyện:

+ Nêu và nhận xét về chủ đề của truyện.

+ Phân tích, đánh gá các đặc sắc nghệ thuật để làm rõ chủ đề của truyện và hiệu quả thẩm mĩ của đặc sắc đó:

- Đặc sắc về nhan đề và tình huống truyện: nhan đề giản dị, giàu sức khái quát, tình huống truyện độc đáo.

- Đặc sắc về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.

- Một số đặc sắc nghệ thuật khác trong truyện: ngôi kể, điểm nhìn, ngôn ngữ,…

Kết bài

Nhận xét khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. Nêu tác động của truyện đơi với cá nhân người viết bài

c) Viết

- Dựa vào dàn ý đã lập để luyện tập kĩ năng viết bài.

- Khi phân tích mỗi yếu tố cần chú ý những điểm nổi bật, sử dung bằng chứng từ văn bản và làm rõ tác dung của chúng.

- Trong khi phân tích, chú ý tạo điểm nhấn cho các yếu tố hình thức được lựa chọn bằng những đánh giá, nhận xét phù hợp, xác đáng, thể hiện sự tìm tòi, khám phá của người viết.

* Bài văn tham khảo

(1) Phân tích truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.

Trong những năm tháng kháng chiến của đất nước, hòa vào tinh thần kháng chiến của cả dân tộc, lòng yêu nước của mỗi con người chính là sức mạnh tạo nên thắng lợi vẻ vang. Có nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước, yêu làng, gắn bó với làng cũng chính là thể hiện lòng yêu nước. Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân đã nói về một người nông dân có tình yêu làng, yêu nước sâu sắc.

Nhân vật chính của truyện là ông Hai, ông là người dân của làng Chợ Dầu và ông yêu lắm cái làng của mình, lúc nào cũng khoe làng mình với tất cả niềm hãnh diện, tự hào. Lúc nào kể về làng ông cũng kể say xưa, cứ kể mà không cần biết người ta có chú ý nghe hay không. Ông kể về mọi thứ, từ những mái nhà ngói san sát sầm uất như thành phố, những con đường lát đá xanh trời mưa bẩn không đến gót chân, đường ấy mà phơi thóc thì thượng hạng, không một hạt thóc đất. Đối với ông cái gì của làng cũng to lớn và đẹp đẽ nhất, bên cạnh đó ông còn vinh dự và tự hào vì làng mình có bề dày lịch sử, về tinh thần kháng chiến của làng.

Những buổi tập có cả ông cụ râu tóc bạc phơ vác gậy đi tập, những hố, ụ, hào, lắm công trình không kể đâu cho hết. Khi phải xa làng đến nơi tản cư, ông đã mang theo nỗi nhớ thương, trông ngóng về làng, dù xa làng nhưng ông luôn dõi theo, nghe ngóng tin tức từ làng. Tới khi ông nghe phải tin dữ, rằng làng ông theo Tây, ông đã đau đớn và nhục nhã biết bao, ông dù không dám tin nhưng vẫn cảm thấy mặc cảm, tủi nhục và xấu hổ vô cùng khi người ta cứ chửi cả làng ông như thế. Ông không dám đối diện, cũng không có cách nào nghĩ khác đi, ông chỉ biết ru rú trong nhà, ám ảnh nỗi xấu hổ và nhục nhã, cho tới khi bà chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi, ông cảm thấy bế tắc, ông thoáng nghĩ trở về làng nhưng đã gạt phắt đi “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”.

Có thể nói, nhà văn đã rất đồng cảm, thấu hiểu để có thể miêu tả chân thật và sinh động tâm trạng của ông Hai khi chứng kiến nỗi đau làng theo Tây, ông yêu làng nhưng ông vẫn rạch ròi với yêu nước, dù làng có còn hay mất thì tấm lòng của ông vẫn luôn hướng về cách mạng, ủng hộ cụ Hồ và kháng chiến. Khi ông nghe được tin cải chính làng Chợ Dầu của ông không theo giặc, chẳng có gì có thể diễn tả nỗi niềm sung sướng và hạnh phúc của ông, niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt và cử chỉ. Ông cứ đem cái tin mà Tây nó đốt nhà ông cháy tàn cháy rụi ra mà khoe, ông chẳng tiếc gia tài của mình miễn đó minh chứng cho sự trung thành và danh dự của làng. Tình cảm của ông Hai đối với làng thật khiến cho người ta xúc động và khâm phục.

Qua truyện ngắn “Làng”, nhà văn Kim Lân đã để lại một ấn tượng khó phai trong lòng người đọc, đó chính là một nhân vật ông Hai với tình yêu làng, yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến bất diệt. Ông chính là đại diện cho những người nông dân yêu nước trong thời kì chống Pháp lúc bấy giờ.

(2) Phân tích truyện ngắn “Ông lão bên chiếc cầu” của Ơ-nít Hê-minh-uê

Ơ-nít Hê-minh-êu (1899 – 1961) sinh tại bang l-li-noi nước Mĩ, trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường l-ta-li-a với tư cách phóng viên mặt trận. Sau đó, ông sang Pháp vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác. Hemingway là người khởi xướng loại truyện-thật-ngắn hiện đại và chịu nhiều ảnh hưởng của Sherwood Anderson (1867-1941), một văn sĩ Mỹ nổi tiếng đầu thế kỷ 20. Truyện ngắn của Hemingway không có cốt truyện rõ rệt và ông không dùng tình cảm để gây xúc động mạnh. Tuy nhiên với văn phong giản dị nhưng điêu luyện, từ ngữ chọn lọc và óc nhận xét tinh tế, ông thường chia tình tiết câu chuyện thành từng đoạn từng hồi rõ rệt. Truyện "Ông lão bên chiếc cầu" được dịch từ nguyên tác "Old Man at the Bridge", trong đó người thuật chuyện chứng kiến số phận hẩm hiu của ông lão già nua, vì thời cuộc đã trở thành nạn nhân không may của thảm cảnh chiến tranh trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha (1936-1939). Ở đây, Hemingway chỉ ghi nhận sự tàn bạo phi lý của chiến tranh mà không hề biểu lộ xúc động nào.

Bối cảnh của truyện là Chiếc cầu bắc qua sông, những chiếc xe nối đuôi nhau đi qua, binh lính đẩy hộ xe hàng, những người dân quê lầm lũi bước trong đám bụi, chỉ một mình ông lão già nua vẫn ngồi yên, bất động vì quá mệt mỏi và không thể tiến thêm bước nào nữa. Một bối cảnh chiến tranh hiện rõ qu từng câu văn mặc dù nhà văn không hề nhắc đến từ “chiến tranh” nào.

Qua câu chuyện với nhân vật tôi, hoàn cảnh ông lão đã được giới thiệu thật đầy đủ. Ông lão đến từ San Carlos, ông nuôi gia súc và là người cuối cùng rời khỏi thị trấn vì chăm sóc những con vật. Ông lão lo những con vật khác là hai con dê, bốn cặp chim bồ câu sẽ không thể tự kiếm ăn và không biết điều gì sẽ xảy ra với chúng. Và trong cuộc trò chuyện của nhân vật tôi với ông lão, chúng ta cũng có thể dự đoán được cái chết có thể đến với ông lão đang xảy ra chiến tranh nhưng ông nhất quyết không chịu đi vì lo cho vật nuôi của mình. Không có một sự đánh giá nào từ nhân vật “tôi” về ông lão những qua những chi tiết câu chuyện chúng ta thấy ông lão là một người có chân dung bụi bặm, xám bẩn nhưng ánh lên sau đó là tấm lòng lương thiện sâu sắc dành cho các con vật nuôi của mình.

Cuối câu chuyện, tác giả nói về ngày "Chủ nhật Phục sinh" và "niềm may mắn" hoàn toàn đối lập với cảnh ngộ của ông lão. Ngày lễ Phục sinh đánh dấu sự sống trở lại của Chúa, và “niềm may mắn” khi giống mèo có thể tự xoay sở. Thế nhưng còn ông lão, có thể ông sẽ phải đối mặt với cái chết khi quân đội phát xít đang đến gần.

Trong câu chuyện, chúng ta thấy được tài năng của Hê-minh-uê qua việc sử dụng các đặc sắc nghệ thuật trong câu chuyện. Tác giả không hề nói gì về chiến tranh, nhưng chúng ta cảm nhận được hời thở của nó qua hình ảnh biểu tượng: cây cầu - ranh giới của hai phe chiến tranh. Tác giả không hề có sự đánh giá nào về nhân vật của mình nhưng qua ngôn ngữ đối thoại giữa nhân vật tôi và ông lão cho thấy đặc điểm, tâm trạng và phẩm chất của nhân vật. Đặc biệt, việc không đặt tên cho ông lão có ý nghĩa khái quát lớn. Đó không chỉ là một ông lão ngồi bên cầu mà nhân vật tôi gặp được mà ông là đại diện cho rất nhiều số phận con người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.

Tác phẩm Ông già bên cây cầu cũng thể hiện tình cảm yêu mến, khâm phục của nhà văn đối với những con người lao động nghèo khổ. Tác giả muốn chuyển đến người đọc một thông điệp quan trọng: Chiến tranh chỉ đem đến mất mát, đau thương. Con người dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn giữ cho mình sự lương thiện và tình yêu thương. Câu chuyện còn nhắc nhở con người phải biết trân trọng, giữ gìn nền hòa bình trên toàn thế giới

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở bài 1, phần Viết, muc d (trang 25,26) và đối chiếu với dàn ý đã làm ở bài này.

2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Miêu tả và tự sự trọng văn thuyết minh.

a) Cách thức

Nhân vật là yếu tố quan trọng giúp nhà văn thể hiện chủ đề của tác phẩm truyện. Vì vậy, khi phân tích một tác phẩm truyện, cần quan tâm đến việc tìm hiểu nhân vât. Để phân tích nhân vật, cần xác định các chi tiết nhà văn sử dụng để thể hiện nhân vật như ngoại hình, hành động, suy nghĩ, lời nói, mối quan hệ với các nhân vật khác,… từ đó, khái quát về đặc điểm của nhân vật (ví dụ đặc điểm về số phận, tính cách,…), về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả, về tác dụng thể hiện chủ đề của nhân vật được phân tích,… Có thể lựa chọn để liên hệ, so sánh với nhân vật trong các tác phẩm văn học khác để nhận ra điểm gặp gỡ và khác biệt. Cần kết hợp linh hoạt giữa lí lẽ và bằng chứng, giữa phân tích và đánh giá, nhận xét, giữa nội dung khách quan về nhân vật và cảm nhận chủ quan của người viết về nhân vật đó.

b) Bài tập: Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) phân tích tâm trạng của ông Hai khi trò chuyện với bé Húc trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Trả lời:

Ông Hai là một nông dân chất phác, khi nghe tin làng theo giặc ông cảm thấy rất buồn. Nhưng ông đã dứt khoát chọn theo cách của ông: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tình yêu nước rộng lớn, bao trùm lên tình cảm với làng quê, nhưng ông vẫn day dứt không thể dứt bỏ tình cảm với làng, vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ. Khi tâm trạng bị dồn nén, ông trút nỗi lòng vào những lời thủ thỉ, tâm sự với đứa con thơ, dặn với con: “Nhà ta ở làng Chợ Dầu” và muốn nó biết tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Gái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.”. Tình cảm sâu nặng, thiêng liêng mà chân thành, bền vững của ông Hai không chỉ còn là niềm tự hào mà còn là niềm tự tôn, là danh dự của ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM