Soạn bài Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 23/07/2023 - Tác giả:

Soạn bài Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục Chân trời sáng tạo tác giả, tác phẩm với hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong các phần của bài học để em chuẩn bị trước.

Cùng Đọc tài liệu đi vào chuẩn bị trước nội dung Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày để có thể chuẩn bị sẵn sàng trước khi tới lớp các em nhé!

Bài học gồm 3 nội dung chính như sau:

Tác giả, tác phẩm

Đôi nét về tác giả

- Mô-li-e (1622 - 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin

- Quê quán: Nhà soạn kịch nổi tiếng người Pháp

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

  • Ông được biết đến với vai trò là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu
  • Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên là “Gàn dở”
  • Đến năm 1672 - 1673 ông viết vở kịch cuối cùng là “Bệnh giả tưởng”

Đôi nét về tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang và là lớp kịch kết thúc hồi II

- Thể loại: Kịch

- Giá trị nội dung: Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả

- Giá trị nghệ thuật: Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 99 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Em đã xem những tác phẩm phim hài, kịch hài nào? Chia sẻ với các bạn cảm nhận của em về một nhân vật hoặc một cảnh thú vị từ tác phẩm đã xem.

Trả lời:

- Em đã xem tác phẩm: Hồn Trương Ba, da hàng thịt

- Nhân vật em cảm thấy thú vị nhất là: Trương Ba.

+ Ông là người hiền đức, có tâm hồn cao khiết, sống mẫu mực: yêu vợ, thương con, quý cháu, tốt bụng với láng giềng…

+ Là người làm vườn chăm chỉ, khéo léo, có tình yêu cây cỏ, nâng niu từng cảnh cây ngọn cỏ.

+ Chơi cờ rất giỏi, nước cờ khoáng hoạt, thâm sâu, dũng mãnh -> khí chất, nhân cách con người.

Trải nghiệm cùng văn bản

1. Theo dõi: Tại sao ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục?

- Tại vì bác phó may đến muộn nên ông Giuốc-đanh tỏ ý không hài lòng về bác phó may và bộ lễ phục.

2. Suy luận: Tại sao ông Giuốc – đanh thay đổi thái độ từ giận thành vui khi nhận bộ lễ phục?

- Bác phó may “vụng chèo khéo chống” nên ông ưng thuận ngay. Gọi ông Giuốc-đanh là ngài và khen là những người quý phái nên ông Giuốc-đanh thay đổi thái độ từ giận thành vui khi nhận bộ lễ phục.

3. Suy luận: Các lời thoại trong đoạn này cho thấy điều gì về tính cách của nhân vật ông Giuốc-đanh và bác phó may?

- Ông Giuốc-Đanh (trưởng giả, ngu dốt nhưng cố tình muốn trở thành tầng lớp quý tộc). Ông Giuốc-Đanh là người thích ăn diện, muốn làm sang để tỏ vẻ người quý phái nhưng mê muội, ngu dốt, quê kệch, học đòi làm sang.

- Bác phó may (láu cá, ăn bớt tiền của Giuốc-Đanh còn ngụy biện, biến báo, ranh mãnh)

4. Theo dõi:  Đoạn in nghiêng này là lời của ai? Vì sao em biết điều đó?

- Đoạn in nghiêng này là lời của tác giả.

- Vì tác giả dùng lời in nghiêng để kể và tránh nhầm lẫn với lời của nhân vật.

Suy ngẫm và phản hồi: Soạn bài Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục CTST

Nội dung chính của văn bản: Châm biếm, đả kích thói dởm đời, thích hư danh của bọn trưởng giả lỗi thời, đã dốt nát lại còn thích học đòi.

Câu 1: Liệt kê tên các nhân vật trong văn bản và cho biết:

a. Các nhân vật ấy là hiện thân cho “cái cao cả” hay “cái thấp kém”?

b. Tiếng cười chủ yếu hướng đến nhân vật nào?

Trả lời:

- Các nhân vật trong chuyện: Ông Giuốc-đanh, bác phó may, thợ phụ

a, Các nhân vật ấy hiện thân cho " cái thấp kém": Ông Giuốc-đanh, bác phó may, thợ phụ.

b, Tiếng cười chủ yếu hướng đến Ông Giuốc-đanh

Câu 2: Kẻ bảng sau vào vở, tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột qua các lời thoại giữa ông Giuốc-đanh với bác phó may trong văn bản:

Hành động và xung độtGiữa ông Giuốc đanh và Phó may
Các hành động làm nảy sinh xung đột

- Phó may:

- Ông Giuốc- đanh:

Các hành động giải quyết xung đột

- Phó may:

- Ông Giuốc- đanh:

Trả lời:

Hành động và xung độtGiữa ông Giuốc đanh và Phó may
Các hành động làm nảy sinh xung đột

- Phó may: đến muộn, cãi lại ông Giuốc đanh chuyện đôi bít tât, khi bị chê thì bảo may lại hoa, lấy vải của ông Giuốc đanh để may áo của mình, mời ông Giuốc đanh mặc lễ phục nhưng lại bảo người khác mặc cho

- Ông Giuốc- đanh: đôi bít tất bị rách nhưng lại đổ cho phó may, bảo đôi giày làm đau chân, chê hoa may ngược.

Các hành động giải quyết xung đột

- Phó may: khôn khéo xoay chuyển tình thế, nịnh ông Giuốc đanh

- Ông Giuốc- đanh: cho thêm tiền, đồng ý mặc lễ phục.

Câu 3:

Theo em, vì sao hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch trên lại làm bật lên tiếng cười?

Trả lời:

- Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn với thói học đòi làm sang.

- Xây dựng hàng loạt các chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tung hô…

- Xây dựng nhân vật với giấc mơ bước chân vào giới thượng lưu nhưng không có kiến thức và trở thành kẻ lố bịch.

Câu 4: Cho biết:

a. Những cụm từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn như: … “Ông Giuốc-đanh (nhìn áo của bác phó may)...”, “Ông Giuốc-đanh. ... (nói riêng)...” là lời của ai và có vai trò thế nào trong văn bản kịch?

b. Nếu thiếu đi các đoạn văn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản thì việc phát triển xung đột kịch, thể hiện tính cách của nhân vật ông Giuốc-đanh và tạo tiếng cười trong màn kịch sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

- Là lời tác giả và có vai trò giải thích, kể chi tiết các tình huống giúp cho người đọc hiểu và dễ hình dung câu chuyện.

- Nếu thiếu đi các đoạn văn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản thì việc phát triển xung đột kịch, thể hiện tính cách nhân vật ông Giuốc-đanh và tạo tiếng cười trong màn kịch sẽ khó hình dung, tính cách nhân vật sẽ không được khắc họa rõ nét từ đó người đọc khó hình dung tình huống kịch.

Câu 5: Màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục khai thác dạng xung đột nào trong các dạng xung đột dưới đây:

a. Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái cao cả”.

b. Xung đột giữa “cái cao cả” với “cái thấp kém”.

c. Xung đột giữa “cải thấp kém” với “cái thấp kém”.

Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Trả lời:

- Đáp án đúng là: c. Xung đột giữa " cái thấp kém" với " cái thấp kém"

- Dựa vào lời nói, tình huống chuyện và lời kể của tác giả cho thấy được tính cách nhân vật.

Câu 6: Xác định chủ đề của văn bản. Phân tích một trong những thủ pháp nghệ thuật mà em cho là có hiệu quả rõ rệt trong việc thể hiện chủ đề.

Trả lời:

- Chủ đề của văn bản: Châm biếm thói xâu của những người thấp kém.

-  Thủ pháp nghệ thuật: xung đột giữa các nhân vật

+ Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn với thói học đòi làm sang.

+ Xây dựng hàng loạt các chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tung hô…

+  Xây dựng nhân vật với giấc mơ bước chân vào giới thượng lưu nhưng không có kiến thức và trở thành kẻ lố bịch.

Câu 7: Một số bạn cho rằng nên dùng Trưởng giả học làm sang làm nhan đề cho văn bản trên, một số khác lại cho rằng nhan đề Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mới sát hợp với nội dung của văn bản. Em tản đồng ý kiến nào? Vì sao?

Trả lời:

- Em đồng ý với ý kiến nhan đề Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục. Vì:

+ Nhan đề như vậy mới sát hợp với nội dung của văn bản

+ Phản ánh đầy đủ nội dung, giúp cho người đọc hình dung được câu chuyện tốt hơn.

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày Chân trời sáng tạo mà các em cần chuẩn bị trước tại nhà. Chúc các em học tốt!

Đừng quên còn trọn bộ tài liệu Soạn văn 8 đang đợi các em khám phá đấy!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM