Đọc tài liệu gợi ý soạn bài thơ Ông đồ - Vũ Đình Liên với đầy đủ kiến thức cơ bản để các em có thể tìm hiểu, ghi nhớ nội dung, nghệ thuật của bài thơ thật dễ dàng nhất.
Bài thơ Ông đồ
ÔNG ĐỒ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người quạBao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng baỵNhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâủ
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầụÔng đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi baỵNăm nay đào lạinở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Soạn bài Ông đồ - Ngữ văn 7 sách Cánh diều
Bài thơ Ông đồ của tác giả Vũ Đình Liên là một bài thơ ngắn gọn nhưng mang nhiều cảm xúc trân quý những giá trị truyền thống cũng như luyến tiếc về phong tục xin chữ đang dần mai một. Cùng đọc tài liệu thưởng thức và khám phá bài thơ này trong nội dung soạn văn 7 Cánh diều dưới đây.
Chuẩn bị
Để chuẩn bị cho việc tiếp thu bài trên lớp được nhanh nhất, Đọc tài liệu hướng dẫn các em trả lời ngắn gọn các câu hỏi trong phần CHUẨN BỊ trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều.
Câu hỏi 1 chuẩn bị trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều
Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học ở lớp 6), hãy tìm thêm một số bài thơ khác viết theo thể thơ năm chữ.
Trả lời
Một số bài thơ viết theo thể thơ năm chữ khác : Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Trăng ơi từ đâu đến (Trần Đăng Khoa), Dưới giàn hoa thiên lý (Nguyễn Nhật Ánh), Ánh trăng (Nguyễn Duy),...
Ánh trăng - Nguyễn Duy
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷTrần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩaTừ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đườngThình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng trònNgửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừngTrăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Câu hỏi 2 chuẩn bị trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều
Đọc trước bài thơ Ông đồ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Vũ Đình Liên
Trả lời
Vũ Đình Liên (12/11/1913- 18/1/1996) sinh ra tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ thuộc lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Ngoài thơ ông còn hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận, dịch thuật, giảng dạy và phê bình văn học. Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn VN.
Một số bài thơ: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu xá... Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (cùng Nhóm Lê Quý Đôn – 1957), Nguyễn Đình Chiểu (1957)…
Phong cách sáng tác của nhà thơ Vũ Đình Liên trong hầu hết các tác phẩm văn học đều mang nỗi niềm xưa, sự hoài cổ, hoài vọng về giá trị truyền thống.
Câu hỏi 3 chuẩn bị trang 46 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều
Tìm hiểu về chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp)
Trả lời
Hiểu đơn giản thì chữ Nho có nguồn gốc là chữ Hán nhưng lại được phát âm bằng tiếng Việt. Nhờ mượn chữ Hán về dùng mà chúng ta cũng bổ sung thêm rất nhiều kho từ cho tiếng Việt. (Theo Kiến thức thú vị)
Nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp): là nghệ thuật tạo hình chữ viết, thông qua thư pháp thể hiện những suy nghĩ nội tâm của người viết và giúp người viết rèn luyện sự kiên trì, tỉ mỉ, đưa những chiêm nghiệm những triết lý của cuộc sống vào trong một bức thư pháp.
Đọc hiểu
Đọc tài liệu cùng tiến hành đọc hiểu với các em học sinh, thông qua việc trả lời chi tiết các câu hỏi trong bài và các câu hỏi cuối bài giúp các em soạn bài Ông đồ lớp 7 Cánh diều thật tốt.
Câu hỏi trong bài
Câu 1. Xác định vần và nhịp của bài thơ
Câu 2. Cảnh và người ở phần đầu bài thơ hiện lên như thế nào?
Câu 3. Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết nào?
Câu 4.
Từ Nhưng ở dòng 9 có vai trò gì?Câu 5. Các hình ảnh ở khổ thơ cuối có gì khác so với khổ thơ đầu?
Câu hỏi cuối bài
Câu 1. Bài thơ Ông đồ viết về ai và về việc gì? Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì?
Câu 2. Nội dung bài thơ Ông đồ được trình bày theo trình tự nào? Cách trình bày ấy có tác dụng gì?
Câu 3. Phân tích và chỉ ra sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ thơ 3, 4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?
Câu 4. Trong bài thơ Ông đồ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.
Câu 5. Nêu cảm nhận của em về các câu thơ sau: Giấy đỏ buồn không thắm...:
- Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
- Lá vàng rơi trên giấy,
Ngoài giời mưa bụi bay.
Theo em, những câu thơ đó tả cảnh hay tả tình? Vì sao?
Câu 6. Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục xin chữ mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh hoạ cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào?
Tổng kết
Bố cục
Bố cục bài thơ Ông đồ có thể chia làm 3 phần như sau:
- Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Hình ảnh ông đồ thời Nho học còn thịnh hành, thịnh thế.
- Phần 2 (2 khổ tiếp theo): Hình ảnh ông đồ khi Nho học suy vi (lụi tàn).
- Phần 3 (Khổ cuối): Tâm tư thầm kín, niềm tiếc thương tác giả gửi gắm.
Nội dung chính
Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khới gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả.
Nghệ thuật
Các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Ông đồ có:
- Thể thơ ngũ ngôn tạo nhịp điệu cho bài thơ.
- Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ.
- Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm.
Xem thêm:
- Hướng dẫn soạn văn 7 từ Đọc tài liệu -