Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện

Xuất bản: 23/07/2019 - Tác giả:

Soạn bài Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện lớp 5, trang 42 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 tuần 22 do Đọc tài liệu chia sẻ giúp các em hệ thống lại kiến thức và áp dụng vào các bài làm văn kể chuyện lớp 5

Soạn bài Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện lớp 5 trang 42 SGK, tuần 22 được Đọc tài liệu nhắc lại phần kiến thức chung về văn kể chuyện đã học và gợi ý cho các em cách trả lời câu hỏi luyện tập trong SGK.

Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện lớp 5, trang 42 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 tuần 22


Mục tiêu tài liệu

- Ôn luyện lại thế nào là văn kể chuyện, cấu tạo bài văn kể chuyện.

- Các em giải quyết được các bài tập, câu hỏi trong SGK.

- Ghi nhớ kiến thức để áp dụng vào việc làm bài văn kể chuyện lớp 5.

Kiến thức cần nhớ

Một số kiến thức cơ bản về văn kể chuyện lớp 5 các em học sinh cần hồi tưởng lại của lớp 4 và nắm chắc để vận dụng, mở rộng trong lớp 5.

- Văn kể chuyện là viết một bài văn kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa trong cuộc sống.

- Cấu tạo bài văn kể chuyệnBài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần:

  • Mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp).
  • Thân bài: Diễn biến câu chuyện.
  • Kết bài: Kết thúc câu chuyện (không mở rộng hoặc mở rộng).

- Tính cách của nhân vật được thể hiện qua

  • Hành động của nhân vật
  • Lời nói, ý nghĩ của nhân vật
  • Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 (tr. 42 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời các câu hỏi sau :

a)  Thế nào là kể chuyện ?

b)  Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào ?

c)  Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào ?

Trả lời:

a) Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.

b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua

-  Hành động của nhân vật

-  Lời nói, ý nghĩ của nhân vật

-  Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.

c) Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần:

- Mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp).

- Thân bài: Diễn biến câu chuyện.

- Kết bài: Kết thúc câu chuyện (không mở rộng hoặc mở rộng).

Câu 2 (tr. 42 sgk Tiếng Việt 5 tập 2). Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn ý trả lời đúng nhất:

Ai giỏi nhất?

Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh trí. Nhưng ai giỏi nhất thì chưa có dịp thi tài. Vì thế, không ai chịu ai. Mấy cậu liền tổ chức một cuộc thi và mời cô Gõ Kiến làm trọng tài, ra đề thi rồi chấm luôn.

Gõ Kiến phát cho mỗi bên hai chục hạt đậu ván và ra điều kiện: Ai ăn lâu hết nhất thì thắng cuộc.

Thỏ ăn dè mỗi ngày nửa hạt, ăn được 40 ngày. Nhím cứ ba ngày mới ăn một hạt, được 60 ngày. Sóc ăn mỗi ngày 6 hạt. Ba ngày sau, túi của Sóc rỗng không.

Sang ngày thứ 61, Gõ Kiến cho biết:

- Nhím ăn được lâu nhất là giỏi nhất!

Sóc không chịu. Cậu ta kêu :

- Tôi vẫn còn!

Gõ Kiến hỏi:

- Còn mà túi lại rỗng không thế này?

Sóc thủng thẳng mời Gõ Kiến cùng Thỏ, Nhím đến một góc rừng và trỏ vào hai cây đậu ván lúc này đã leo vấn vít trên giàn:

- Đây ! Tôi ăn ba ngày hết 18 hạt. Còn hai hạt nữa của tôi đấy!

Tất cả đều chịu Sóc là giỏi. Giỏi nhất.

Cái gì cũng thế, chỉ ăn thì mấy cũng hết.

Nhưng biết gieo trổng thì mãi mãi vẫn còn cái ăn.

Theo PHONG THU

1. Câu chuyện trên có mấy nhân vật?

a) Hai       b) Ba      c) Bốn

2. Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?

a)  Lời nói                  b) Hành động               c) Cả lời nói và hành động

3. Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

a)  Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây, gieo hạt.

b)  Khuyên người ta tiết kiệm.

c)  Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.

Trả lời:

1. Chọn đáp án c.

2. Chọn đáp án c.

3. Chọn đáp án c.

***

Soạn bài Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện lớp 5 trang 42 SGK được Đọc tài liệu biên soạn và chia sẻ ở trên, hi vọng các em sẽ nhớ lại các kiến thức và từ đó làm những bài văn kể chuyện thật hấp dẫn.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM