Soạn bài Ôn tập trang 86 lớp 9 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 29/08/2024 - Tác giả:

Soạn bài Ôn tập trang 86 lớp 9 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Câu 1: Tóm tắt các đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử được thể hiện trong ba văn bản đã học bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

Trả lời:

Các em tự hoàn thiện bảng vào vở:

Mục đích viết

Giới thiệu về Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Giới thiệu về di tích lịch sử Ngọ Môn ở Huế.

Giới thiệu về di tích lịch sử cột cờ Thủ Ngữ - một di tích cổ bên sông Sài Gòn.

Cấu trúc

– Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về Vườn Quốc gia Cúc Phương.

– Phần nội dung: Giới thiệu hệ thống những phương diện khác nhau (quần thể động, thực vật; cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá) làm nên sức hấp dẫn, thú vị của rừng Cúc Phương.

– Phần kết thúc: Nhận xét khái quát về giá trị của rừng Quốc gia Cúc Phương; bày tỏ tình cảm,  thái độ của người viết dành cho khu rừng.

– Sapo.

– Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về di tích lịch sử Ngọ Môn ở Huế.

– Phần nội dung: Giới thiệu một cách có hệ thống những phương diện khác nhau (đặc điểm kiến trúc, nét riêng trong cách trang trí) làm nên giá trị biểu tượng của Ngọ Môn trong kiến trúc cung đình Huế.

– Phần kết thúc: Nhận xét khái quát về giá trị của di tích Ngọ Môn; bày tỏ tình cảm, thái độ của người viết dành cho di tích.

– Sapo.

– Không có phần mở đầu.

– Phần nội dung: Giới thiệu một cách có hệ thống những phương diện khác nhau (quá trình hình thành và sự thay đổi về kết cấu, diện mạo, chức năng của di tích cũng như những khu vực lân cận; bề dày lịch sử) làm nên dấu ấn cổ xưa của Cột cờ Thủ Ngữ để nơi đây xứng đáng được xem là di tích cổ bên sông Sài Gòn.

– Phần kết thúc: Nhận xét khái quát về giá trị của di tích Cột cờ Thủ Ngữ; bày tỏ tình cảm, thái độ của người viết dành cho di tích lịch sử này.

Hình thức

VB sử dụng:

– Hệ thống hai đề mục để làm nổi bật thông tin cơ bản.

– Từ ngữ chuyên ngành sinh học, khảo cổ, văn hoá.

– Từ ngữ giàu giá trị miêu tả, biểu cảm: nổi tiếng, hấp dẫn, khoáng đạt, bao la, kì vĩ, phong phú, quái dị, khổng lồ, đa dạng,,…

– Hình ảnh minh hoạ.

VB sử dụng:

– Hệ thống đề mục để làm nổi bật thông tin cơ bản.

– Từ ngữ chuyên ngành kiến trúc, lịch sử.

– Từ ngữ giàu giá trị miêu tả, biểu cảm: bề thế, đồ sộ, lối cuốn vòm, hình cung, gạch hoa đúc rỗng tráng men ngũ sắc, công phu, tỉ mỉ,…

– Hình ảnh minh hoạ.

VB sử dụng:

– Hệ thống đề mục để làm nổi bật thông tin cơ bản.

– Từ ngữ chuyên ngành  kiến trúc, lịch sử.

– Từ ngữ giàu giá trị miêu tả, biểu cảm: nhộn nhịp, quyết liệt, ngoan cường,…

– Hình ảnh minh hoạ.

Cách trình bày thông tin

– Trình bày thông tin theo quan hệ nhân quả: Phần mở đầu, người viết khẳng định vườn Quốc gia Cúc Phương là điểm

du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn với những ai say mê khám phá và du lịch. Tiếp theo, ở phần nội dung, người viết triển khai lí giải cụ thể về sức hấp dẫn của rừng Cúc Phương bằng việc giới thiệu những giá trị của khu rừng như: đa dạng sinh học với quần thể động, thực vật phong phú, đặc sắc về cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá. Từ đó, ở phần kết thúc, tác giả khẳng định Cúc Phương luôn là điểm đến thu hút du khách, níu giữ lòng người.

– Trình bày thông tin theo cách phân loại đối tượng: sự phong phú, đa dạng về hệ thực vật và động vật của Vườn Quốc gia Cúc Phương.

– Trình bày thông tin theo trật tự không gian (ví dụ: đoạn mô tả kết cấu các cửa của nền đài,…)

– Trình bày theo các đối tượng phân loại (cấu trúc của hai hệ thống: hệ thống nền đài, hệ thống lầu Ngũ Phụng).

– Trình bày thông tin theo mối quan hệ nhân quả (thông tin lí giải về tên gọi lầu Ngũ Phụng theo quan niệm dân gian)

– Trình bày thông tin theo trật tự thời gian (trình bày thông tin về sự hình thành và phát triển của Cột cờ Thủ Ngữ,…)

– Trình bày thông tin theo mối quan hệ nhân quả (thông tin lí giải về tên gọi của di tích).

Sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ

Hình ảnh minh họa (cây chò ngàn năm, bướm ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, voọc mông trắng, bản làng của cộng đồng người Mường) cung cấp ví dụ trưc quan, sinh động về vẻ đẹp, sức hấp dẫn của Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Hình ảnh minh hoạ trực quan cho thông tin được trình bày bằng ngôn ngữ; thông tin được trình bày bằng ngôn ngữ thuyết minh, giải thích rõ hơn các yếu tố của hình ảnh.

Hình ảnh (cột cờ Thủ Ngữ, nhà bát giác hai tầng mái ở chân cột cờ) minh hoạ trực quan cho nội dung thông tin được trình bày trong VB, giúp những thông tin ấy trở nên dễ hình dung, cụ thể, sinh động hơn với người đọc.

Câu 2: 

Liệt kê ít nhất hai điều học được về việc đọc hiểu văn bản thông tin sau khi học kiểu văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

Trả lời:

- Chú ý xác định đặc điểm của kiểu VB giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử (cấu trúc, đặc điểm hình thức, cách trình bày thông tin,…).

- Đọc nhan đề và các đề mục để xác định (các) thông tin cơ bản của VB; xác định (các) cách trình bày thông tin trong VB và tác dụng của chúng đối với việc thực hiện mục đích viết.

- Suy ngẫm về sự kết nối giữa thông tin được biểu đạt bằng phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ; tìm những chi tiết quan trọng và làm rõ vai trò của chúng trong VB;…

Câu 3: Khi đọc một bài phỏng vấn, cần chú ý điều gì?

Trả lời:

Khi đọc một bài phỏng vấn, cần chú ý nội dung (chủ đề trao đổi), hình thức trình bày và bố cục của bài phỏng vấn;…

Câu 4: Theo em, phương tiện phi ngôn ngữ có vai trò như thế nào đối với việc trình bày thông tin trong văn bản thông tin?

Trả lời:

Vai trò của phương tiện phi ngôn ngữ đối với việc trình bày thông tin trong VB thông tin: trình bày thông tin một cách trực quan, làm nổi bật những thông tin quan trọng, cung cấp thêm thông tin về đối tượng chưa được thể hiện bằng phương tiện ngôn ngữ, gây hứng thú cho người đọc/ người xem.

Câu 5: Khi viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, cần đảm bảo những yêu cầu nào? .

Trả lời:

1- Giới thiệu rõ ràng, cụ thể về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.
2- Trình bày thông tin theo một số kiểu cấu trúc như: trật tự không gian, trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, phân loại đối tượng…
3- Dùng đề mục và các dấu hiệu hình thức để làm nổi bật thông tin quan trọng.
4- Sử dụng kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh…) để minh họa và làm nổi bật thông tin.
5- Có thể kết hợp thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự để hấp dẫn, thu hút người đọc.
6- Trình bày thông tin chính xác, rõ ràng, hấp dẫn.
7

Câu 6: 

Ghi lại ít nhất hai kinh nghiệm về cách thuyết minh một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

Trả lời:

– Cần giới thiệu rõ ràng, cụ thể về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

– Có thể kết hợp thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự để hấp dẫn, thu hút người đọc.

– Trình bày thông tin chính xác, rõ ràng, hấp dẫn.

Câu 7: Vì sao danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử được xem là di sản quý giá của quê hương, đất nước?

Trả lời:

Danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử được xem là di sản quý giá của quê hương, đất nước vì: đó là những món quà mà thiên nhiên và tổ tiên đã để lại cho thế hệ sau; là kết tinh giá trị vật chất và tinh thần của nhiều thế hệ; là bản sắc văn hoá, lịch sử của dân tộc Việt Nam;..

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM