Soạn bài Ôn tập trang 43 Ngữ văn 8 tập 2 CTST

Xuất bản: 14/10/2023 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập trang 43, trả lời các câu hỏi và bài tập luyện tập trang 43 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Đọc Tài Liệu cung cấp nội dung hướng dẫn chi tiết soạn bài Ôn tập trang 43, tham khảo cách trả lời các câu hỏi bài tập Ôn tập trang 43 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Ôn tập trang 43
Ngữ văn 8 tập 2 CTST

Trả lời các câu hỏi luyện tập trang 43 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Đọc lại ba văn bản đã học và điền vào bảng sau (làm vào vở):

Văn bảnNhân vật chínhChi tiết tiêu biểuChủ đề
Bồng chanh đỏ
Bố của Xi-mông
Cây sồi mùa đông

Trả lời:

Văn bảnNhân vật chínhChi tiết tiêu biểuChủ đề
Bồng chanh đỏChú bé Hoài và anh trai Hiền.- Khi vợ chồng bồng chanh đỏ mới đến ở đầm nước
- Khi đi bắt chim bồng chanh đỏ với anh Hiền trong đêm.
- Khi ra đầm nước một mình sau sự kiện anh Hiền trả chim bồng chanh về tổ cũ.
Tình cảm của anh em Hoài với loài chim bồng chanh đỏ
Bố của Xi-môngCậu bé Xi-mông

- Cậu đã gặp bác thợ rèn Phi-líp. Bác đã nghe Xi-mông kể chuyện cậu bị bắt nạt. Bác Phi-líp đã hứa sẽ cho cậu bé một ông bố, rồi đưa Xi-mông về nhà.

- Ngày hôm sau đến trường, khi bọn trẻ trêu chọc, Xi-mông đã tự tin nói rằng mình có bố, bố của mình tên là Phi-líp. Cậu đưa con mắt thách thức chúng, sẵn sàng chịu hành hạ còn hơn là bỏ chạy cho đến khi thầy giáo giải thoát cho Xi-mông trở về nhà.

Tình yêu thương, sự thấu hiểu, đồng cảm với những người thiệt thời hoặc mắc sai lầm.
Cây sồi mùa đôngCô giáo An-na Va-xi-li-ep-na và học trò của cô, Va-xu-skin- Nó gắng sức vần một tảng tuyết bên dưới bết những đất cùng với đám cỏ mục nát vẫn còn sót lại.
- Cư xử một cách tự nhiên với người quen cũ của mình.
- Bới tuyết bằng một cành cây
Sự hiểu biết, trận trọng của giáo viên với học sinh; tình yêu thiên nhiên, sự kết nối giữa con người với thiên nhiên.

Câu 2:

Em thích nhất truyện nào trong ba truyện Bồng chanh đỏ, Bố của Xi-mông, Cây sồi mùa đông? Vì sao?

Trả lời:

Trong ba truyện Bồng chanh đỏ, Bố của Xi-mông, Cây sồi mùa đông, em thích nhất truyện Bồng chanh đỏ. Hai anh em Hiền và Hoài rất yêu thích các loài chim, đặc biệt là Hiền, cậu có những kiến thức sâu rộng về vô số các loài chim. Khi gặp bất cứ loài chim nào cậu cũng có thể gọi tên và nói về những đặc điểm liên quan đến chúng. Yêu thích chim và muốn sở hữu chúng nhưng hai anh em không vì sở thích bản thân mà chia cắt gia đình nhà chim bồng chanh đỏ. Việc hai anh em thả đôi bồng chanh đỏ về với đàn con của mình đã cho ta thấy được tình yêu quý động vật và thiên nhiên của hai anh em.

Câu 3: Tìm biệt ngữ của giới trẻ trong câu sau và giải thích ý nghĩa:

Nếu bạn đang nhớ xứ sở Chùa Vàng mà chưa có cơ hội đi thì hãy thử trải nghiệm không gian đậm chất Thái hót hòn họt này nha...

(Theo Mực tím online)

Biệt ngữ này được giới trẻ tạo ra dựa trên từ ngữ nào và theo phương thức nào?

Trả lời:

Biệt ngữ của giới trẻ trong câu trên là: “hót hòn họt” => Chỉ độ nóng hổi của thông tin đưa ra.

Biệt ngữ này được giới trẻ tạo ra dựa trên từ ngữ “hot” vốn là từ tiếng Anh có nghĩa là nóng, gắn liền với môi trường và bản thân người giao tiếp, nhằm giữ bí mật trong phạm vi nhóm của mình. Nó được tạo ra theo phương thức lấy ba phổ biến trong tiếng Việt.

Câu 4: Nêu một số lưu ý về cách viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học.

Trả lời:

Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây:

- Xác định được tác phẩm văn học cần phân tích (thuộc thể loại nào...)

- Hiểu rõ được việc phân tích tác phẩm văn học là làm gì?

- Chỉ ra được nội dung và những nét đặc sắc nghệ thuật được tác giả sử dụng trong văn bản.

- Cần nắm rõ các bước phân tích một tác phẩm văn học, xác định đúng yêu cầu đề bài đưa ra.

Câu 5: Cần chú ý những điều gì khi lắng nghe và tóm tắt nội dung trình bày của người khác?

Trả lời:

Khi lắng nghe và tóm tắt nội dung trình bày của người khác, cần chú ý những điều sau đây:

- Tập trung lắng nghe và ghi chép các thông tin thuyết trình.

- Nghe hết câu, hết ý để hiểu rõ điều người trình bày muốn nói.

- Góp ý, phản hồi về các thông tin thuyết trình.

- ...

Câu 6: Vì sao chúng ta cần nuôi dưỡng tình yêu thương và niềm hi vọng trong cuộc sống?

Trả lời:

Chúng ta cần nuôi dưỡng tình yêu thương và niềm hi vọng trong cuộc sống vì: Khi nhận được tình yêu thương, con người sẽ có thể vượt qua khó khăn và có thêm niềm tin vào cuộc sống, đồng thời một xã hội văn minh, nhân ái sẽ được xây dựng. Đôi khi chỉ một cái ôm, một lời động viên, an ủi cũng sẽ khiến ai đó cảm thấy thêm trân quý cuộc sống này. Tình yêu thương và hi vọng như có thể giúp cho con người chúng ta xua đi mọi u tối trong cuộc đời.

Các bạn vừa tham khảo xong nội dung chi tiết soạn bài Ôn tập trang 43 Ngữ văn 8 tập 2 CTST. Hi vọng thông qua việc giải đáp các câu hỏi bài tập luyện tập các em sẽ nắm vững hơn kiến thức mà bài ôn tập muốn truyền tải và ghi nhớ chúng lâu hơn.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM