Soạn bài Ôn tập trang 148 Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 29/08/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập trang 148 bài 5 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, định hướng nội dung ôn tập qua việc trả lời các câu hỏi bài tập củng cố trang 148 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo.

Cùng Đọc tài liệu soạn bài Ôn tập trang 148 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo, gợi ý đáp án trả lời cho các câu hỏi ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho tiết ôn tập tốt hơn trước khi đến lớp.

Củng cố lại kiến thức đã học về nghệ thuật Chèo và Tuồng

Nghệ thuật chèo

- Chèo cổ (chèo sân đình) là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, kết hợp hài hòa nhiều chất liệu: dân ca, múa dân gian và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Kịch bản chèo tập trung thể hiện hành động, dẫn dắt xung đột qua ngôn ngữ của nhân vật.

- Phân biệt kịch bản chèo và sân khấu chèo:

+ Kịch bản chèo là văn bản văn học, được tiếp nhận thông qua hình thức đọc, bao gồm lời thoại của nhân vật và một số chỉ dẫn sân khấu căn bản (ví dụ: “hát sắp”, “nói lệch”,…)

+ Sân khấu chèo là sự hiện thực hóa kịch bản chèo thông qua hoạt động trình diễn, được tiếp nhận bằng hình thức xem và nghe.

- Đặc điểm của chèo cổ:

+ Đề tài: thường xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa người với người theo quan điểm đạo lí dân gian hoặc theo tư tưởng Nho giáo.

+ Cốt truyện: thường là các tích truyện, nhân vật, hành động, sự việc có sẵn trong kho tàng truyện cổ dân gian hoặc trong dã sử được khai thác và tổ chức lại theo nguyên tắc kịch hay xung đột.

+ Nhân vật: gồm các loại hình nhân vật phổ biến mang tính ước lệ với tình cách không thay đổi như kép, đào, hề, mụ, lão.

+ Cấu trúc: một vở chèo bao gồm nhiều màn và cảnh, mỗi màn và cảnh thường xảy ra trong một khung thời gian và không gian khác nhau.

+ Lời thoại: lời thoại đảm nhiệm vai trò dẫn dắt xung đột, diễn tả hành động, khắc họa nhân vật, bối cảnh (không gian, thời gian), đồng thời gián tiếp thể hiện tình cảm của tác giả dân gian, bao gồm lời thoại của nhân vật và tiếng đế. Lời thoại của nhân vật trong chèo bao gồm lời nói, lời hát - nói và lời hát.

Nghệ thuật tuồng

- Tuồng là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, kết hợp hài hòa điệu nói lối, các điệu hát của tuồng và một số chất liệu nghệ thuật dân gian khác, thịnh hành vào thế kỉ XIX ở vùng Nam Trung Bộ.

- Tùy theo đề tài, nội dung, phạm vi lưu diễn, quy cách dàn dựng, tuồng được phân thành hai loại chính: tuồng pho (tuồng thầy) và tuồng đồ (thiên về hài hước châm biếm).

- Đặc điểm của tuồng đồ:

+ Đề tài: lấy từ đời sống thôn dã, hoặc tích truyện có sẵn, dựng thành những câu chuyện, tình huống hài hước, những nhân vật phản diện hiện thân cho những thói hư tật xấu của một số hạng người trong xã hội phong kiến tiểu nông.

+ Cốt truyện: thường được xây dựng dựa trên một câu chuyện hay một tình huống, hành động, sự việc nào đó, thường có sẵn trong kho tàng truyện dân gian, gọi là “tích truyện”.

+ Nhân vật: gồm các loại hình nhân vật phổ biến mang tính ước lệ và tính cách không thay đổi, thể hiện chủ yếu qua lời thoại và hành động của mình như: kép, đào, mụ, lão…

+ Lời thoại: chủ yếu là đối thoại có xen độc thoại hay bàng thoại, dưới hình thức nói, ngâm hoặc hát và chủ yếu là văn vần.

+ Phương thức lưu truyền chủ yếu là truyền miệng.

Cách viết một bản nội quy ở nơi công cộng

- Bản nội quy ở nơi công cộng là một dạng văn bản thông tin, do cơ quan quản lí địa điểm công cộng ban hành, trong đó trình bày những quy định, quy tắc xử sự mà mọi người cần tuân thủ khi đến cơ quan, tổ chức hoặc địa điểm công cộng nào đó, nhằm đảm bảo trật tự và an ninh cho cộng đồng.

- Yêu cầu:

+ Trình bày đầy đủ các quy định, quy tắc cần tuân thủ.

+ Ghi rõ tên cơ quan quản lí địa điểm công cộng.

+ Mỗi quy định, quy tắc trong bản nội quy phải được diễn đạt thành một câu hay một đoạn và được đánh dấu bằng kí hiệu phù hợp.

+ Bố cục gồm các phần: phần đầu, phần chính, phần cuối.

- Cách làm: gồm 4 bước

Bước 1: Chuẩn bị viết

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Bước 3: Viết bài:

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Cách viết một bản hướng dẫn ở nơi công cộng

- Bản hướng dẫn ở nơi công cộng là một dạng văn bản thông tin, nhằm hướng dẫn quy cách và quy trình thực hiện một hoạt động, nhằm đảm bảo các yêu cầu về trật tự, y tế, văn hóa, an ninh, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, an toàn cho người tham gia.

- Yêu cầu:

+ Tên bản hướng dẫn phải được nêu chính xác, rõ ràng.

+ Quy cách thực hiện hoạt động được cụ thể hóa, dễ hiểu, dễ thực hiện.

+ Mỗi công đoạn/ thao tác trong quy trình diễn đạt thành một câu được đánh dấu phù hợp.

+ Ngôn ngữ chuẩn mực, không gây hiểu lầm.

+ Trình bày rõ ràng, kết hợp màu sắc.

+ Kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ.

+ Đảm bảo đủ các phần: phần đầu, phần chính, phần cuối.

- Cách làm:

Bước 1: Chuẩn bị viết

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Bước 3: Viết bài:

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Soạn bài Ôn tập trang 148 Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo

Câu 1 trang 148 sgk Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Học sinh chọn và thực hiện một trong hai câu dưới đây:

a. Nêu những điểm nổi bật của chèo cổ trong từng văn bản theo mẫu sau

Văn bảnXung đột chính trong cốt truyệnĐặc điểm ngôn ngữ của nhân vậtDiễn biến tâm lí nhân vậtĐặc điểm tính cách nhân vật
1. Thị Mầu lên chùa
2. Xã trưởng – Mẹ Đốp

b. Nêu những điểm nổi bật của tuồng đồ trong từng văn bản theo mẫu sau

Văn bảnMâu thuẫn, xung đột chính trong cốt truyệnĐặc điểm, tính cách của nhân vậtCách thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giảCảm hứng chủ đạo
1. Huyện Trìa xử án
2. Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến

Trả lời:

a)

Văn bảnXung đột chính trong cốt truyệnĐặc điểm ngôn ngữ của nhân vậtDiễn biến tâm lí nhân vậtĐặc điểm tính cách nhân vật
1. Thị Mầu lên chùaXung đột tính cách của hai nhân vật Thị Mầu - Thị Kính

- Thị Mầu: ngôn ngữ phóng khoáng, táo bạo (đào lẳng)

- Thị Kính: ngôn ngữ truyền thống, lễ nghi (đào thương)

- Thị Mầu: háo hức đến rung động và cuối cùng là quyết tâm

- Thị kính: từ trầm ổn đến hốt hoảng, suy tư

-Thị Mầu: lẳng lơ, táo bạo, đi ngược lễ giáo phong kiến

-Thị Kính: dịu dàng, biểu tượng của người phụ nữ thời phong kiến, tần tảo

2. Xã trưởng - Mẹ ĐốpXung đột suy nghĩ, lời nói của Xã Trưởng và Mẹ Đốp về nghề nghiệp của mỗi người

- Xã trưởng: ngôn ngữ sỗ sàng, khinh thường (hề áo dài)

- Mẹ Đốp: ngôn từ đối đáp khôn khéo, tinh tế (hề áo ngắn)

Xã trưởng tự cao nhưng rồi bị đuối lí trước màn đối đáp khôn khéo, tinh tế của mẹ Đốp. Cuối cùng chỉ còn sự ngu si, lố bịch

- Xã trưởng: ngu dốt, háo sắc, tự cao

- Mẹ Đốp: thông minh, nhanh nhẹn, tinh tế

b)

Văn bảnMâu thuẫn, xung đột chính trong cốt truyệnĐặc điểm, tính cách của nhân vậtCách thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giảCảm hứng chủ đạo
1. Huyện Trìa xử ánTrùm Sò báo án, một lòng muốn lấy lại đồ. Nhưng Huyện Trìa, Đề Hầu lại thiên vị Thị Hến vì nhan sắc. Thành ra báo án không thành, không lấy được đồ đã mất cắp

- Huyện Trìa, Đề Hầu: háo sắc

- Huyện Trìa: tham của, sợ vợ

- Đề Hầu: hay nói xằng nói bậy, nói xấu người khác

Biểu đạt quan từ lời thoại của nhân vật: châm biếm, mỉa mai.Những tình huống, sự kiện xảy ra trong cuộc sống thường ngày thời phong kiến. Ở đây là hình ảnh các tên quan tham xử án không liêm chính.
2. Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị HếnHuyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu đều đến nhà Thị Hến vì ham muốn ân ái. Cuối cùng thành một màn xét xử tội lỗi của cả 3.

Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu: háo sắc, hèn nhát

Thị Hến: thông minh, biết giữ gìn tiết hạnh

Biểu đạt quan từ lời thoại của nhân vật: châm biếm, mỉa mai, phê phán những kẻ cầm quyền nhưng xấu xa về nhân cách.Những tình huống, sự kiện xảy ra trong cuộc sống thường ngày thời phong kiến. Ở đây là hình ảnh các những kẻ có danh, có quyền nhưng lại hèn nhát, đam mê nữ sắc.

Câu 2 trang 148 sgk Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Khi viết một văn bản nội quy hoặc hướng dẫn ở nơi công cộng, cần lưu ý những điểm nào? Vì sao?

Trả lời:

Khi viết một văn bản nội quy hoặc hướng dẫn ở nơi công cộng, cần lưu ý:

- Xác định được đối tượng mà bản thân muốn hướng đến

- Lí do viết

- Trình bày phải hợp lí, dễ nhìn

Câu 3 trang 148 sgk Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Nêu một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa việc viết một văn bản nội quy và viết một bản hướng dẫn ở nơi công cộng.

Gợi ý trả lời:

Một số điểm khác biệt đáng lưu ý giữa việc viết một văn bản nội quy và viết một bản hướng dẫn ở nơi công cộng:

- Văn bản nội quy thường theo quy cách thống nhất. Văn bản hướng dẫn thì có thể tùy ý sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ

- Phần chính của văn bản nội quy là một loạt các quy định. Phần chính của văn bản hướng dẫn phải chia rõ phần, đề mục, các kí hiệu, chi tiết phải phù hợp

Câu 4 trang 148 sgk Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Theo bạn, việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại có ý nghĩa như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Theo em, việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại có ý nghĩa: duy trì, phát huy được nét đẹp văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam. Trong thời kỳ hiện đại hóa như hiện nay thì việc các loại hình nghệ thuật, các giá trị văn hóa được bảo tồn, phát triển càng trở nên ý nghĩa hơn. Không chỉ lưu giữ một nét văn hóa truyền thống mà còn giúp cho việc quảng du lịch đất nước phát triển hơn.

Xem thêm bài soạn liên quan

Trên đây là nội dung chi tiết soạn bài Ôn tập trang 148 bài 5 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp các em chuẩn bị bài học, soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM