Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời chi tiết 17 câu hỏi trang 113-116 SGK để ôn tập tạp kiến thức đọc, tiếng việt và kĩ năng trong phần viết, nói và nghe đã học ở kì 2
Đọc và Tiếng Việt
Câu 1 trang 113 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 CTST
1-đ 2-d 3-c
4-b 5-a.
Câu 2 trang 113 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 CTST
STT | Thể loại | Những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu |
---|---|---|
1 | Thơ trữ tình | Chú ý về cảm xúc, diễn đạt |
2 | Tục ngữ | Nội dung từ những kinh nghiệm |
3 | Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động | Đọc theo các trình tự, ghi nhớ các bước thực hiện. |
4 | Văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống | Đọc hiểu logic và chú ý các lí lẽ, dẫn chứng. |
5 | Truyện khoa học viễn tưởng | Đọc với trí tưởng tượng và cái nhìn đa dạng. |
Câu 3 trang 113 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 CTST
a.
Bài học | Thể loại | Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng (Học kì II) |
---|---|---|
6 | Văn bản nghị luận | Đừng từ bỏ cố gắng (Theo Trần Thị Cẩm Quyên) |
7 | Văn bản thuộc thể loại khác | Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. |
8 | Văn thông tin | Kéo co (Trần Thị Ly) |
9 | Truyện (bao gồm truyện khoa viễn tưởng) | Một ngày của Ích-chi-an (A-léc-xăng-đơ Rô-măng-nô-vich Bi-lây) |
10 | Thơ trữ tình | Mẹ (Đỗ Trung Lai) |
b.
Bài học | Văn bản đọc mở rộng (Học kì II) | Hai bài học kinh nghiệm về kĩ năng đọc thu nhận được từ việc đọc mở rộng. |
---|---|---|
6 | Đừng từ bỏ cố gắng (Theo Trần Thị Cẩm Quyên) | Đọc mở rộng dựa vào kĩ năng đọc ở những văn bản chính và văn bản kết nối theo chủ điểm.+ Đọc mở rộng giúp ta củng cố và hiểu sâu hơn về kiến thức đã học. |
7 | Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. | |
8 | Kéo co (Trần Thị Ly) | |
9 | Một ngày của Ích-chi-an (A-léc-xăng-đơ Rô-măng-nô-vich Bi-lây) | |
10 | Mẹ (Đỗ Trung Lai) |
Câu 4 trang 114 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 CTST
a. Cách gieo vần và ngắt nhịp của đoạn thơ.
- Gieo vần liền: sông-hồng; cá-mã; giang-làng.
- Ngắt nhịp: 3/5 hoặc 3/2/3
⇒ Ngắt nhịp linh hoạt, tạo tiết tấu cho câu thơ.
b. Cảm xúc của tác giả được thể hiện qua đoạn thơ: Cảm xúc yêu mến, tự hào về quê hương và cảnh đánh bắt nơi đây.
c. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
- Biện pháp tu từ: So sánh “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”.
- Tác dụng: So sánh chiếc thuyền hăng như một con ngựa đẹp và khỏe. Nhấn mạnh vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi. Khí thế dũng mãnh của con thuyền, hiên ngang, dũng mãnh và đầy nhiệt huyết
Câu 5 trang 114 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 CTST
- Điểm chung là đều làm rõ việc mục đích và tác dụng cũng như hướng dẫn cách tự học và đọc sách.
- Để đạt được mục đích đó tác giả cần đưa ra luận điểm và dẫn chứng, lí lẽ làm rõ cho luận điểm đó, thuyết phục người đọc, người nghe.
Câu 6 trang 115 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 CTST
a. Cái răng, cái tóc là góc con người.
- Nội dung: Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, đưa ra quan niệm về vẻ đẹp của con người.
- Câu tục ngữ ngắn gọn: 8 chữ
- Có nhịp điệu, hình ảnh.
- Gieo vần cách: tóc-góc.
b. Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Nội dung: Bài học kinh nghiệm, khuyên răn con người cần giữ gìn nhân phẩm và đạo đức của mình.
- Câu tục ngữ ngắn gọn: 6 chữ
- Gieo vần sát: sạch-rách
- Có hai vế đối xứng nhau.
c. Một mặt người bằng mười mặt của.
- Nội dung: Đề cao giá trị con người - Con người là quý nhất, quý hơn mọi thứ của cải.
- Câu tục ngữ ngắn gọn: 7 chữ
- Gieo vần cách: người-mười
- Có nhịp điệu, hình ảnh.
- Có hai vế đối xứng nhau.
Câu 7 trang 115 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 CTST
- Về cấu trúc, loại văn bản có 3 phần:
+ Phần 1: Giới thiệu mục đích của quy trình hay hoạt động
+ Phần 2: Liệt kê những gì cần chuẩn bị khi thực hiện
+ Phần 3: Trình bày các bước cần thực hiện
- Văn bản triển khai thông tin theo trật tự thời gian (trình bày thông tin theo thứ tự xuất hiện của sự vật, hiện tượng hay hoạt động).
Câu 8 trang 115 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 CTST
Dòng "Sông Đen" | Xưởng Sô-cô-la | |
---|---|---|
Đề tài | khám phá đại dương. | Các phát minh khoa học, công nghệ: xưởng sản xuất so-co-la. |
Cốt truyện | Kể về hành trình khám phá đại dương và phát hiện ra nhiều điều kì thú. | Hành trình khám phá xưởng sô-cô-la, biết được nhiều loại kẹo và gặp được những công nhân tí hon. |
Tình huống | Hành trình trong những ngày đầu dưới biển trên con tàu Nau-ti-lux. | vào tình huống vô cùng bất ngờ, thú vị và chứa đựng nhiều điều diệu kì: hành trình khám phá xưởng Sô-cô-la. |
Nhân vật | Giáo sư A-rô- nắc- người nghiên cứ về sinh vật học; cộng sự Công-xây và thợ săn cá voi Nét Len. | Ông Quơn-cơ; Sác-li, |
Sự kiện | nghiệm cuộc sống kì thú xuống lòng đại dương | Khám phá xưởng sô-cô-la |
Không gian | Đáy biển, lòng đại dương. | đây là không gian mang tính giả định, không gian của nhà máy sô-cô-la. |
Thời gian | Mang tính giả định. | Mang tính giả định. |
Câu 9 trang 115 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 CTST
a. Ở (1) cách nói nặng nề còn cách (2) đã nói giảm nói tránh, diễn đạt tế nhị hơn.
b. Cách nói (2) dễ hình dung hơn với so sánh “chạy nhanh như tên bay” và diễn đạt sinh động, hình ảnh hơn so với (1).
Câu 10 trang 115 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 CTST
a. Phép lặp, phép nối
b. (2) có mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ thì diễn đạt chi tiết và dễ hình dung.
c. Sử dụng thành ngữ giúp việc diễn đạt cô động, sâu sắc, dễ hình dung.
d. Tua tủa: rất nhiều.
Tu tủa theo nghĩa từ điển: Từ gợi tả dáng chĩa ra không đều của nhiều vật cứng, nhọn, gây cảm giác ghê sợ
Viết, nói và nghe - Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 Ngữ văn 7 CTST
Câu 11 trang 116 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 CTST
- Quy trình viết gồm: 4 bước
- Các thao tác cần thực hiện ở từng bước là:
+ Bước 1: Xác định đề tài, thu thập tư liệu.
+ Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
+ Bước 3: Viết bài
+ Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.
- Ý nghĩa của từng bước đối với quy trình tạo lập một bài viết là:
+ Bước 1: định hướng cho quá trình tạo lập văn bản
+ Bước 2: tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản
+ Bước 3: trực tiếp cho ra “sản phẩm”. Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh.
+ Bước 4: khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. “Sản phẩm” phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, …
Câu 12 trang 116 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 CTST
Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (bài 6 và 7) | Bài văn biểu cảm về con người (bài 10). | |
---|---|---|
Yêu cầu | + Nêu được vấn đề cần bàn luận. + Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận. + Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến. + Bố cục bài viết cần đảm bảo:
| + Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng. + Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc. + Kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc bộc lộ cảm xúc. + Bố cục đảm bảo 3 phần:
|
Câu 13 trang 116 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 CTST
- Để hình thành ý tưởng cho bài biết, em cần xác định những thông tin sẽ triển khai: tên văn bản, tóm lược sự việc cần tường trình , nội dung tường trình, nguyên nhân hậu quả, nội dung cam đoan/ hứa
- Lập dàn ý:
+ Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm và thời gian viết, tên văn bản và tóm lược sự việc.
+ Nội dung tường trình: giới thiệu ngắn gọn về thời gian, địa điểm xảy ra sự việc, tên người liên quan, diễn biến sự việc, nguyên nhân và hậu quả, người chịu trách nhiệm và trách nhiệm người viết văn bản.
+ Phần kết thúc: đề nghị/ lời cam đoan/ lời hứa. Chữ kí và họ tên người viết
Câu 14 trang 116 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 CTST
Phương diện tóm tắt | Bài viết Ý nghĩa của sự tha thứ |
---|---|
Vấn đề cần bàn luận | Ý nghĩa của sự tha thứ |
Ý kiến của người viết | Lòng thù hận, sự cố chấp và những định kiến đã làm trái tim ta nặng trĩu, khiến cuộc đời... tìm thấy lối thoát cho tâm hồn. |
Lí lẽ | - Thật vật, sự tha thứ là món quà quý giá mà chúng ta tặng cho người khác và cho chính mình. - Tha thứ giúp chúng ta buông bỏ thù hận...sự bình an thanh thản trong tâm hồn. |
Bằng chứng | - Trại giam Gia Trung - Nhà văn Gu-i-li-am A - thơ-rơ Gu- ơ-rơ. Nghiên cứu của bác sĩ... |
Nội dung lật ngược vấn đề, ý kiến bổ sung | Tuy thế, ta cần tránh nhầm lẫn tha thứ với sự dễ dãi, dung túng cho cái sai, cái ác. |
Câu 15 trang 116 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 CTST
Đề 1: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt mà đã lâu em chưa gặp lại.
* Mở bài
- Giới thiệu về người bạn thân đó của em.
- Nêu ấn tượng chung của em về người đó.
* Thân bài
- Biểu cảm kết hợp với miêu tả vài nét nổi bật trong ngoại hình, tính cách của người bạn đó.
- Kể lại ngắn gọn một kỉ niệm sâu sắc nhất về tình bạn giữa em và người đó, có thể là kỉ niệm vui hay buồn; qua đó bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người bạn dành cho em cũng như của em dành cho bạn.
* Kết bài
- Khẳng định lại tình bạn thân thiết giữa em và người đó.
- Cảm nghĩ của em về người bạn.
* Mở bài tham khảo:
Nhạc sĩ người Anh John Lennon đã từng nói: “Thành thật có thể không mang lại nhiều bạn bè nhưng nó luôn mang lại những người bạn đúng nghĩa”. Có thể nói để tìm kiếm một người bạn không khó nhưng để gây dựng được một tình bạn chân thành là rất khó, em đã có một người bạn thân và trải qua thời gian tình bạn đó càng thân thiết hơn.
Đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học.
* Mở bài
- Nêu tên nhân vật em lựa chọn.
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm xuất hiện nhân vật em lựa chọn.
- Nêu ấn tượng về nhân vật
* Thân bài
Phân tích đặc điểm nhân vật.
- Giới thiệu khái quát về nhân vật
+ Sự xuất hiện.
+ Tên nhân vật, hình dáng, đặc điểm ngoại hình.
- Đặc điểm của nhân vật
+ Các chi tiết miêu tả nhân vật, hành động nhân vật.
+ Ngôn ngữ của nhân vật.
+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
+ Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác.
* Kết bài
- Đánh giá về nhân vật.
* Mở bài tham khảo:
Em đã đọc rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa: đó là hình ảnh cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám, là anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt hay là giáo sư A-rô-nắc trong truyện Dòng sông đen, ông Quơn-cơ trong “Xưởng socola”,...Nhưng có lẽ nhân vật để lại nhiều ấn tượng với em nhất chính là nhân vật Đan-kô trong văn bản “Trái tim Đan-kô” của Mác-xim Go-rơ-ki. Đay là một nhân vật anh hùng để lại nhiều suy nghĩ trong em.
Câu 16 trang 116 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 CTST
Theo em, để có một bài trình bày hấp dẫn, người nói cần lưu ý:
- Chuẩn bị bài nói cẩn thận, có cách dẫn dắt mở đầu và kết thúc hấp dẫn.
- Kể hợp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong bài thuyết trình
- Sử dụng từ ngữ rõ ràng, ý tưởng mạch lạc, thuyết phục
- Diễn đạt tự tin, biểu cảm.
- Biết bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe.
Câu 17 trang 116 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 CTST
Trình bày các nội dung chính đề 1 đã thực hiện ở câu 15.
Nhạc sĩ người Anh John Lennon đã từng nói: “Thành thật có thể không mang lại nhiều bạn bè nhưng nó luôn mang lại những người bạn đúng nghĩa”. Có thể nói để tìm kiếm một người bạn không khó nhưng để gây dựng được một tình bạn chân thành là rất khó, em đã có một người bạn thân và trải qua thời gian tình bạn đó càng thân thiết hơn.
Bước lên cấp hai, em phải chuyển trường lên thị trấn học, một ngôi trường mới xa nhà, xa bạn bè chẳng ai thân quen. Rất may khi đó em đã gặp được Quỳnh, một cô bạn rất xinh xắn và tốt bụng, đó là người bạn đầu tiên đã mở lời làm quen và trò chuyện, giúp đỡ em. Nhà Quỳnh ở thị trấn gần với trường, hàng ngày cậu ấy thường đi bộ tới trường, chẳng khi nào cậu ấy đi học muộn. Lần đầu gặp Quỳnh khi ngồi cùng bàn trong lớp, lúc đó cậu ấy có vẻ trầm tính, khó gần và ít nói, ngại giao tiếp. Thế nhưng sau khi chào hỏi một vài câu cậu ấy đã bộc lộ sự cởi mở, thân thiện và vui vẻ hoà đồng, em rất bất ngờ. Quỳnh có những nét hồn nhiên ngây ngô, đôi khi khiến người khác phải bật cười, sự quá vô tư khiến cho em cũng đôi lúc phải khó xử. Rất nhiều lần Quỳnh cứ rủ em về ở cùng nhà với bạn ấy, thậm chí còn đem xe đạp cho em mượn để đi học vì bạn ấy không dùng đến. Quỳnh học rất giỏi, học đều ở tất cả các môn, thế nhưng bạn ấy không bao giờ tự mãn về điều đó, ngược lại rất nhiệt tình giúp đỡ các bạn học yếu hơn, em rất thích học nhóm cùng Quỳnh vì lúc đó em học hỏi được rất nhiều điều từ bạn. Người bạn thân của em luôn chuẩn bị quà sinh nhật cho em và luôn hiểu ý muốn, suy nghĩ và sở thích của em, bất cứ trong hoàn cảnh nào tâm trạng nào người bạn ấy cũng kề vai sát cánh cùng em san sẻ.
Em mong sao những năm tháng sau này tình bạn của chúng em vẫn mãi thân thiết như vậy, ngày càng sâu sắc và bền chặt hơn.
-/-
Trên đây là chi tiết Soạn bài Ôn tập cuối học kì 2 Ngữ văn 7 CTST do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn. Hy vọng các em sẽ học tốt Ngữ Văn 7 với trọn bộ tài liệu Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn.