Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 lớp 10 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 28/08/2022 - Cập nhật: 06/09/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 trang 149 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo, trả lời các câu hỏi ôn tập, củng cố kiến thức đã học trong học kì 1

Cùng Đọc Tài Liệu soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 trang 149 thông qua việc trả lời các câu hỏi ôn tập từ trang 149 - 150 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo, củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học trong học kì 1 lớp 10.

Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 phần lí thuyết

Tóm tắt kiến thức lí thuyết các văn bản đọc hiểu

Thần Trụ trờiLý giải cái nhìn của con người cổ đại về sự hình thành và trật tự sắp đặt thế giới như hiện tại; thể hiện sự tôn kính và thiêng liêng của con người đối với văn hóa tâm linh, niềm tin vào tín ngưỡng, trời đất.
Prô-mê-tê và loài ngườiGiúp người đọc hình dung sự hình thành con người và thế giới muôn loài; ca ngợi công lao to lớn của hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê đã ban cho mỗi loài có những đặc ân, “vũ khí” riêng giúp cuộc sống trở nên tươi sáng và phong phú hơn.
Đi san mặt đấtCông lao to lớn của con người trong việc cải tạo thiên nhiên và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người xưa; thể hiện tình cảm yêu mến, ngợi ca của tác giả đối với công ơn của thế hệ cha anh đi trước.
Cuộc tu bổ lại các giống vậtGiải thích quá trình tu bổ lại các giống vật, bù đắp những phần cơ thể còn thiếu để chúng có hình dạng giống ngày nay.
Đăm Săn chiến thắng Mtao MxâyCa ngợi chiến thắng vẻ vang của người anh hùng Đăm Săn, trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc - đó là những tình cảm cao nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
Gặp Ka-ríp và Xi-la (Hô-me-rơ)Cho thấy tinh thần tỉnh táo, dũng cảm, mưu trí của Ô-đi-xê và những người anh hùng - bạn của ông - trên hành trình đi qua; tấm lòng ca ngợi, trân trọng và đồng cảm với những người anh hùng; khuyên con người phải biết vượt qua những cám dỗ, thử thách của cuộc sống để đạt được thành công.
Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đêGiúp người đọc hình dung, cảm nhận được những hình ảnh chân thực, sinh động về ngôi nhà của người dân tộc Ê-đê. Những hình ảnh được chạm khắc trên ngôi nhà thể hiện nét truyền thống về văn hóa và tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Ê-đê.
Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt TrờiCuộc đi chinh phục nữ thần Mặt Trời của Đăm Săn trải qua biết bao gian nan, khó khăn, thử thách; ca ngợi hình ảnh người anh hùng sử thi hiện thân cho sức mạnh và trí tuệ.
Hương Sơn phong cảnh (Chu Mạnh Trinh)Tình yêu quê hương, đất nước hòa quyện với tâm linh, hướng con người tới niềm tự hào về đất nước.
Thơ duyên (Xuân Diệu)Bộc lộ tình yêu lứa đôi, tình yêu với cuộc sống, với con người, và sự giao hòa, hòa hợp tuyệt diệu giữa thiên nhiên và con người thông qua việc miêu tả thiên nhiên.
Lời má năm xưa (Trần Bảo Định)Lòng yêu thương loài vật của con người và cũng là bài học mà người mẹ muốn dạy cho nhân vật chính.
Nắng đã hanh rồi (Vũ Quần Phương)Miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa đông trước sân nhà, trên những mái tranh và khung cảnh thiên nhiên mùa đông ở trên núi.
Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt NamCa ngợi vẻ đẹp văn hóa truyền thống tranh Đông Hồ của dân tộc, đồng thời phát huy tinh thần yêu mến, trân trọng tìm hiểu về các tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống;

Thêm một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Nhật

Nội dung hai văn bản đều thể hiện giá trị của những sản phẩm văn hóa dân tộc và bộc lộ niềm tự hào, trân trọng ngợi ca của tác giả với những tinh hoa văn hóa ấy.
Lí ngựa ô ở hai vùng đất (Phạm Ngọc Cảnh)Giai điệu lí ngựa ô tuy thân thuộc mà khác nhau giữa hai vùng đất, mỗi câu lại chứa đựng những tâm tư, tình cảm khác nhau.
Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền TâyCung cấp cho người đọc những thông tin về chợ nổi - một hình thức buôn bán độc đáo mới lạ thú vị của người miền Tây, đồng thời thể hiện vai trò quan trọng của chợ nổi trong việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa miền Tây.
Thị Mầu lên chùaXây dựng hình ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, đặc trưng trong lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm; niềm cảm thông, thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ và ngợi ca trân trọng những phẩm chất tốt đẹp.
Huyện Trìa xử ánPhơi bày bộ mặt xấu xa, thối nát, mục rữa của một bộ phận quan lại, chức dịch tham ô, nhũng nhiễu dân chúng và đam mê tửu sắc, những góc khuất đen tối, xấu xa của xã hội, những mặt trái, mặt tiêu cực còn tồn tại chốn cửa quan; bộc lộ niềm cảm thông, thương xót cho thân phận của những người dân thấp cổ bé họng.
Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lươngCung cấp những thông tin về lịch sử ra đời, quá trình du nhập và Việt Nam, âm điệu với nhiều sắc thái của đàn ghi-ta phím lõm; khẳng định tầm quan trọng của đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc và sự đón nhận của dàn nhạc cải lương.
Xã trưởng - Mẹ ĐốpPhê phán những tầng lớp chức dịch như xã trưởng nhưng lại có tính trêu ghẹo, đùa cợt người khác, ham sắc, khinh người, tự cao, không có đạo đức; sự cổ hủ, lạc hậu của xã hội thời bấy giờ với những giáo điều, quy định khắt khe thể hiện qua hình phạt gõ mõ đối với Thị Màu.
Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị HếnĐem đến một tình huống gây cười khi cả ba kẻ mê sắc đều tụ hội ở nhà Thị Hến và được một phen bẽ mặt, xấu hổ, nhục nhã; phê phán, châm biếm và mỉa mai những kẻ mê sắc, xử kiện không công bằng, bị cái đẹp làm mờ mắt, cuối cùng lại bẽ mặt dưới tay một ả góa.

Tóm tắt kiến thức lí thuyết phần tiếng Việt

- Các phép liên kết về nội dung: Liên kết chủ đề và liên kết lôgic
- Các phép liên kết về hình thức: Phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng, phép nối, phép thế
- Tỉnh lược: Là biện pháp lược bỏ một hoặc một số thành phần nào đó của một phát ngôn nhằm tránh lặp lại chúng trong phát ngôn khác. Nhờ đó các phát ngôn có quan hệ chặt chẽ với nhau hơn, tránh lặp từ vựng và lặp nghĩa.

- So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. => Giúp tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả.

- Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả giúp nhấn mạnh ý, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho bài văn.

- Lỗi dùng từ: Lặp từ; dùng từ không đúng hình thức ngữ âm; dùng từ không đúng nghĩa; dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp; dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản

- Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản: Là các số liệu, đường nối, biểu đồ, sơ đồ hoặc hình ảnh, diễn đạt nội dung thông tin truyền đạt đến người đọc một cách sinh động, hệ thống và trực quan hơn, cho thấy mối quan hệ logic giữa các thông tin. Có rất nhiều dạng biểu đồ, sơ đồ: biểu đồ tròn, sơ đồ Venn, biểu đồ thời gian; sơ đồ cây...

Trả lời câu hỏi ôn tập trang 149, 150

Gợi ý đáp án trả lời các câu hỏi ôn tập trang 149, 150 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo.

Câu 1 trang 149 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Kẻ vào vở hai cột A và B theo mẫu dưới dây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B, giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B

Trả lời:

Câu 1 trang 149 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Các đường nối giữa hai cột A và B là những đặc điểm tương ứng với các thể loại văn học ở cột A.

Câu 2 trang 149 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Nêu tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại dưới đây (có thể tóm tắt dưới hình thức lập bảng):

a. Thần thoại.

b. Sử thi.

c. Chèo (hoặc tuồng)

d. Văn bản thông tin (thuyết minh có lồng ghép...)

e. Thơ.

Trả lời:

Thể loại văn bảnNhững điểm cần lưu ý
Thần thoại- Hiểu thần thoại là gì và những yếu tố của truyện thần thoại như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật
Sử thi

- Chú ý đọc những ghi chú để hiểu được ngôn ngữ địa phương được sử dụng trong văn bản sử thi.

- Hiểu được bối cảnh, không gian, thời gian trong truyện sử thi.

- Chú ý những yếu tố hoang đường để thấy được sức mạnh của các nhân vật anh hùng.

Chèo (hoặc tuồng)

- Nắm được tích truyện có sẵn trong vở chèo (tuồng).

- Vì được lưu truyền theo phương thức truyền miệng nên sẽ xuất hiện nhiều dị bản.

- Chú ý những lời thoại của từng nhân vật để thấy được tính cách, con người họ.

Văn bản thông tin( thuyết minh có lồng ghép)

- Nhận biết được đặc điểm của từng dạng văn bản thông tin.

- Kết hợp tiếp nhận thông tin từ lời văn thuyết minh và hình ảnh minh họa để có những kiến thức đầy đủ nhất.

Thơ- Cảm nhận được nhịp và cách gieo vần của bài thơ. Hiểu được từ ngữ hình ảnh cũng như chủ thể trữ tình

Câu 3 trang 149 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có:

- Một văn bản thần thoại hoặc sử thi.

- Một văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghéo yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Trả lời:

- Tóm tắt văn bản thần thoại Thần trụ trời hoặc Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

+ Thần trụ trời xuất hiện khi trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm. Thần có dáng người khổng lồ và đôi chân có thể bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Trong đám hỗn độn đó, thần tự mình đào đất, đăp đá thành một cột trụ, đẩy vòm trời lên mãy phía mây xanh mù mịt. Từ đó trời đất phân đôi, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời. Khi trời đã cao và khô, Thần phá cột đi, lấy đất đá ném đi tạo ra các hòn đảo, núi, gò đất, đồi cao.Chõ thần đào đá, đắp cột thành biển rộng. Cột Trụ trời sau được gọi là cột chống trời. Thần Trụ Trời sau này cũng được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng. Sau khi Thần Trụ trời chia trời và đất đã có nhiều vị thần nối tiếp công việc của ngài như thần Sao, thần Biển,…

+ Trong lúc Đăm Săn cùng tôi tớ lên nương làm rẫy làm lụng thì Mtao Mxây đã đem người đến cướp Hơ Nhị. Biết tin người vợ của mình bị bắt, Đăm Săn tìm đến nhà Mtao Mxây. Đăm Săn một mình vào nhà phải dọa đốt nhà hắn mới chịu xuống. Mtao Mxây múa khiên trước. Hăn rung khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô. Đến lượt Đăm Săn múa, một lần sốc tới, chàng vượt một đồi tranh,một lần sốc tới nữa,chàng vượt một đồi lồ ô. Còn Mtao Mxây thì bước cao bước thấp chạy hết bãi Tây sang bãi Đông.. Khi đã thấm mệt thì Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho miếng trầu nhưng lại bị Đăm Săn cướp mất thế là sức mạnh của chàng được tăng gấp bội lần. Chàng đâm Mtao Mxay trúng nhưng không thủng được áo giáp của hắn. Đăm Săn được thần Mặt Trời,đưa cho lời khuyên và Đăm Săn đã chiến thắng.

- Tóm tắt một văn bản thông tin tổng hợp, thuyết minh có lồng ghép yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm

+ Tóm tắt Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Tranh Đông Hồ là một nét văn hóa dân gian tinh tế của Việt Nam. Nói đến những tác phẩm tranh Đông Hồ ta có thể nhớ tới: Lợn Đàn, Bé ôm gà, Đám cưới chuột, Đánh ghen. Mỗi bức tranh là một nội dung khác nhau được truyền tải như hình ảnh mộc mạc bình dị của quê hương hay những mặt trái, góc khuất của xã hội. Tất cả đều được thể hiện dưới nét vẽ ngộ nghĩnh, màu sắc của tranh Đông Hồ. Chất liệu của tranh cũng mang nét bình dị, tự nhiên, ấm áp. Giấy in tranh là giấy điệp lấy từ vỏ sò bị nghiền nát. Màu cũng là từ cỏ cây như màu đen than lá tre hay màu vàng từ hoa hòe. Công đoạn để tạo ra một bức tranh Đông Hồ cũng rất công phu từ làm phác thảo, in tranh sao cho rõ nét đến chọn màu sắc cho tranh. Tranh Đông Hồ vốn được sử dụng rất rộng rãi trong ngày Tết và thời gian thịnh nhất là vào những năm 40 của thế kỉ XX. Hiện nay tranh Đông Hồ đang dần bị mai một nhưng vẫn còn những nghệ nhân, dòng họ tâm huyết giữ gìn và gắn bó với nghề này.

Câu 4 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Theo bạn, vì sao cách giải thích của người xưa về đặc điểm, tập tính một số loài vật trong Cuộc tu bổ lại các giống vật (thần thoại Việt Nam) vẫn có thể mang lại sự thích thú đối với người đọc, người nghe trong thời đại phát triển khoa học?

Trả lời:

Theo em, lí do bởi câu chuyện khá dí dỏm và hài hước khi xây dựng tình huống các con vật bị thiếu các bộ phận và sử bổ sung lần lượt cho từng con của Ngọc Hoàng. Từ đó, mặc dù cách giải thích không có cơ sở khoa học, không phù hợp với thời đại ngày nay những vẫn mang lại sự thích thú đối với người đọc, người nghe.

Câu 5 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Theo bạn, hai nhân vật anh hùng Đăm Săn (sử thi Đăm Săn) và Ô-đi-xê (sử thi Ô-đi-xê) có những điểm gì giống nhau và vì sao có sự giống nhau ấy?

Trả lời:

Điểm giống nhau giữa hai nhân vật anh hùng Đăm Săn và Ô-đi-xê:

- Đều là nhân vật anh hùng trong sử thi.

- Hội tụ đủ những phẩm chất tốt đẹp của một người anh hùng.

- Hành động, lời nói, việc làm đều hướng đến cộng đồng.

- Đều mang những ước mơ, khát vọng, lí tưởng cao đẹp.

Sở dĩ có sự giống nhau đó là bởi vì cả hai nhân vật đều là nhân vật sử thi, thuộc thể loại sử thi nên sẽ hội tụ tất cả những đặc điểm vốn có của thể loại văn học này.

Câu 6 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Theo bạn, trong Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời, việc tác giả nói nhiều về nhân vật nữ thần Mặt Trời có làm mờ đi tính cách anh hùng của Đăm Săn trong văn bản hay không? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, việc tác giả nói nhiều về nữ thần Mặt trời không làm mờ đi tính cách anh hùng của Đăm Săn, mà từ đó vẻ đẹp anh hùng của Đăm Săn càng được tôn lên và rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn.

Câu 7 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau về đề tài, nhân vật trong chèo cổ và tuồng đồ.

Trả lời: Một số điểm giống nhau và khác nhau về đề tài, nhân vật trong chèo cổ và tuồng đồ.

* Điểm giống nhau

- Đề tài: chèo cổ và tuồng đồ thường lấy từ cuộc sống và phản ánh những điều xảy ra trong cuộc sống để từ đó cảm nhận

- Nhân vật: đều bao gồm những vai như kép, đào, mụ lão. Mang tính ước lệ, tính cách không thay đổi

* Điểm khác nhau

- Chèo cổ:

+ Đề tài: Xoay quanh vấn đề giáo dục, ứng xử giữa người với người, thường theo triết lí dân gian hoặc tư tưởng Nho giáo.

+ Nhân vật: thường không đi kèm với nghề nghiệp hay lời danh xưng.

- Tuồng đồ:

+ Đề tài: Lấy từ truyện cổ dân gian hoặc tích truyện có sẵn, nhằm mục đích phê phán thói xấu của xã hội phong kiến, của thế lực ở những bọn quan lại.

+ Nhân vật: Nhân vật chính xuất hiện với lời xưng danh, lời thoại của nhân vật luôn có ý mỉa mai, châm biếm nhau và gây cười.

Câu 8 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Phát biểu suy nghĩ của bạn về nhân vật Thị Mầu khi đọc Thị Mầu lên chùa (Quan Âm Thị Kính) hoặc nhân vật Thị Hến khi đọc Huyện Trìa Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lõm Thị Hến (Nghêu, Sò, Ốc, Hến).

Trả lời:

- Thị Mầu: một nhân vật để lại ấn tượng khá sâu sắc cho người đọc bởi cá tính mạnh mẽ, đi ngược lại hoàn toàn với những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ truyền thống Việt Nam. Thị Hến xuất thân trong một gia đình giàu có, tính cách phóng khoáng, táo bạo và có phần lẳng lơ. "Thị Mầu tôi mang tiếng lẳng lơ/Thầy như táo rụng sân đình./Em như gái rớ đi tìm của chua". Những ngôn từ, lời nói của Thị Mầu không phù hợp nơi chốn cửa chùa nhưng vì quá thích Tiểu nên Mầu cũng không ngần ngại mà bày tỏ. Đồng thời, nhân vật này cũng có những quan niệm về tình yêu khá mới mẻ so với thời đại xã hội lúc bấy giờ: chỉ cần mình thấy thích đó là tình yêu, yêu một cách tự do, không quan tâm đến lễ giáo, lễ nghi phong kiến, chỉ cần dựa vào cảm xúc của mình.

- Thị Hến: là một người phụ nữ góa chồng "Phận góa bụa hôm mai côi cút". Thị Hến thể hiện sự thông minh, sắc sảo của mình khi tự thân đối mặt với sự háo sắc, đểu cáng của ba nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu và Thầy Nghêu. Cô nàng lừa được ba tên đó vào tròng và cuối cùng để họ tự xử nhau. Tuy nhiên, Thị Hến cũng là người biết giữ gìn phẩm giá, tự trọng chính mình "Giữ tiết hạnh một đường cho toại".

Câu 9 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Nêu tác dụng của việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm trong hai văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của căn hoá dân gian Việt NamChợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây.

Trả lời:

Tác dụng của việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm trong hai văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của căn hoá dân gian Việt NamChợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây:

- Miêu tả rõ nét hơn về những đặc điểm của bức tranh dân gian Đông Hồ và phiên chợ nổi ở miền Tây giúp người đọc dễ hình dung hơn.

- Bộc lộ suy nghĩ tình cảm, cảm xúc, sự yêu quý, trân trọng, giữ gìn của tác giả trước văn hóa nghệ thuật dân tộc và nét đẹp văn hóa của đất nước mình

Câu 10 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin có tác dụng như thế nào? Sử dụng bằng chứng từ các văn bản mà bạn đã đọc để làm rõ thêm ý kiến của mình.

Trả lời:

Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin có tác dụng:

- Thể hiện nội dung văn bản rõ ràng, tường minh

- Giúp người đọc tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.

Bằng chứng từ các văn bản đã đọc:

Trong văn bản Chợ Nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây, tác giả sử dụng hai hình ảnh minh họa (Hình 1: Hoa trái chợ nổi Phong Điền, Hình 2: Các mặt hàng trên “cây bẹo”, khách mua nhận thấy từ xa) để giúp người đọc nhận biết được sự tấp nập, vui nhộn của chợ nổi miền Tây và cách rao hàng độc đáo của họ.

Hoặc trong văn bản Đàn ghi-ta lõm trong dàn nhạc cải lương, tác giả sử dụng ba hình ảnh minh họa (Hình 1: Cầm đàn ghi-ta thường và cầm đàn ghi-ta phím lõm; Hình 2: Các nhạc cụ phổ biến trong dàn nhạc cải lương; Hình 3: Đàn ghi-ta phím lõm trên sân khấu cải lương) để giúp người đọc hình dung ra hình dáng của cây đàn và môi trường sử dụng của loại đàn này.

Hay trong văn bản thông tin "Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống", người viết đã đưa ra hình ảnh một góc của phòng trưng bày giúp người đọc thêm tin tưởng rằng đúng là nhà hát đã có thêm phòng truyền thống để trưng bày.

Câu 11 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Xác định chủ thể trữ tình, cách ngắt nhịp, gieo vần trong văn bản dưới đây:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

Trả lời:

- Chủ thể trữ tình: "Thân em", chỉ người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa với số phận lênh đênh, chìm nổi, chẳng biết đi về đâu.

- Ngắt nhịp: 2/2/3, 4/3

- Gieo vần "on" ở cuối câu 1,2,4.

Câu 12 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Dựa vào yêu cầu đối với kiểu bài (Bài 2 và Bài 3), hãy chỉ ra điểm khác biệt trong cách mở bài, thân bài, kết bài giữa hai kiểu bài: nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học và nghị luận về một vấn đề xã hội.

Trả lời:

- Kiểu bài Nghị luận, phân tích đánh giá một tác phẩm văn học:

+ Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Nêu nội dung khái quát và cảm nhận chung về vấn đề cần nghị luận.

+ Thân bài: Nêu những luận điểm. Phân tích các phương diện của vấn đề được nghị luận có trong tác phẩm. Tổng hợp đánh giá nội dung, nghệ thuật. Tình cảm, thái độ của tác giả.

+ Kết bài: Khảng định lại vấn đề được nghị luận đối với tác phẩm.

- Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội.

+ Mở bài: Nêu lên vấn đề xã hội cần nghị luận, khái quát các luận điểm

+ Thân bài: Trình bày ít nhất 2 luận điểm về vấn đề xã hội đó; bày tỏ thái độ của người viết đối với vấn đề.

+ Kết bài: Khẳng định lại vấn đẻ cùng thái độ, lập trường của người viết.

Câu 13 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Nêu một số điểm khác nhau đáng lưu ý trong cách tìm ý, lập dàn ý cho hai kiểu bài viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể và của một bài thơ.

Trả lời:

Một số điểm khác nhau đáng lưu ý trong cách tìm ý, lập dàn ý cho hai kiểu bài viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể và của một bài thơ:

- Truyện kể: xác định được nội dung cốt truyện, thể loại của truyện kể, nắm được tình huống trong tác phẩm cũng như nhân vật trong truyện.

- Bài thơ: nắm được giá trị nghệ thuật, bố cục của bài thơ, biết cách phân tích nhịp điệu, cách gieo vần trong bài.

Câu 14 trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 1 CTST

Lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây:

- Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ mà theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

- Đề b. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.

Trả lời:

- Đề a: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ mà theo bạn là có giá trị về chủ đề và đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

Nghị luận đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya

Mở bài 

Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người.Tác phẩm nổi bật với thể thất ngôn bát cú và cách sử dụng biện pháp nghệ thuật tài tình

Thân bài

* Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc

- Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa’’. Biện pháp so sánh, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối có sức sống như con người.

- Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ lồng.

* Tâm trạng của Người

- Điệp ngữ “chưa ngủ” mở ra hai nét tâm trạng của tác giả

- Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ.

 Kết bài 

Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.

- Đề b. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.

Nhận thức của anh (chị) về thực trạng an toàn giao thông

Mở bài

- Đặt vấn đề: trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.

- Nhận thức: tuổi trẻ học đường - những công dân tương lai của đất nước cũng phải có những suy nghĩ và hành động đế góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Thân bài

- Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay:

+ Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 - 34 người chết và bị thương/1 ngày.

+ Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.

- Nguyên nhân của tai nạn giao thông:

+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm...).

+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng lòng đường...).

+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...).

+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

- Hậu quả của tai nạn giao thông:

+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các nạn nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.

+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.

- Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:

+ Tham gia học tập Luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo toàn giao thông.

+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...

+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.

+ Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, gia các hoạt động tuyên truyền xung kích vẽ an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...

3. Kết bài

- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Xem thêm bài soạn liên quan:

Các bạn vừa tham khảo xong chi tiết nội dung soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 trang 149 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo. Hi vọng thông qua việc giải đáp các câu hỏi trong bài các em sẽ củng cố lại được tất cả kiến thức đã học trong suốt học kì 1 vừa qua chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới. Chúc các em ôn tập tốt, đạt kết quả cao !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM