Soạn bài Ôn tập bài 4 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo tập 1

Xuất bản: 20/07/2023 - Tác giả:

Soạn bài Ôn tập bài 4 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo tập 1 với hướng dẫn trả lời các câu hỏi dành cho các em học sinh có thể tham khảo và chuẩn bị bài học tại nhà.

Cùng Đọc tài liệu đi vào chuẩn bị trước nội dung Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo bài Ôn tập bài 4 để có thể chuẩn bị sẵn sàng trước khi tới lớp các em nhé!

Bài học gồm các nội dung cần chuẩn bị trước như sau:

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của bạn về đặc điểm của văn bản thông tin.

Trả lời:

- Hiểu biết của em về đặc điểm của văn bản thông tin:

+ Văn bản thông tin là văn bản có mục đích truyền tải thông tin một cách tin cậy, xác thực.

+ Cung cấp tri thức khách quan về nhiều vấn đề, sự vật, sự việc trong đời sống thực.

+ Văn bản thông tin có phạm vi sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống.

+ Cách trình bày phải rõ ràng, ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.

+ Không giống như tiểu thuyết và các hình thức phi hư cấu khác, văn bản thông tin không sử dụng các ký tự. Nó có các tính năng ngôn ngữ chuyên ngành, chẳng hạn như việc sử dụng các danh từ chung.

Câu 2: Tóm tắt ba văn bản đã học (Sơn Đoòng thế giới chỉ có một; Đồ gốm gia dụng của người Việt; Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai) theo các phương diện sa đề tài; thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết thể hiện thông tin cơ bản; cách trình bày dữ liệu, thông tin và hiệu quả của cách trình bày; đặc trưng về yếu tố hình thức và vai trò của các yếu tố ấy đối với việc thể hiện thông tin chính của văn bản; thái độ, quan điểm của người viết; phương tiện phi ngôn ngữ.

Trả lời:

Phương diệnSơn Đoòng - thế giới chỉ có mộtĐồ gốm gia dụng của người ViệtCung đường của kí ức, hiện tại và tương lai
Đề tàiThông tin, hình thức khai thác du lịch hợp lí và giải pháp bảo vệ Sơn ĐoòngQuá trình hình thành và phát triển của đồ gốm gia dụng Việt NamTàu điện thời Pháp thuộc và những mong ước, kì vọng vào tương lai
Thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết thể hiện thông tin cơ bản

- Sơn Đoòng -đệ nhất kì quan.

+ Sự ra đời và hình thành, phát triển của Sơn Đoòng.

+ Điều kì lạ của Sơn Đoòng.

- Sơn Đoòng - Hang động lớn nhất thế giới.

+ Sơn Đoòng được thế giới đánh giá cao.

+ Khuyến cáo bảo vệ Sơn Đoòng.

+ Hình thức khai thác phù hợp với Sơn Đoòng.

- Tiền thân của chiếc bát

+ Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán

+ Những chiếc bát men đen và men ngọc thời Lý và chiếc bát đàn thời Hậu Lê.

+ Sự kết hợp giữa bát hình nón và bát chân cao

- Đặc điểm của đồ gốm thời Lý- Trần

+ Quá thanh nhã

+ Cổ vật quý hiếm ngày nay

- Xu thế riêng của đồ gốm gia dụng

+ Sự phân biệt giữa đồ dân gian và đồ cung đình. Dân thành thị và nông thôn.

- Giới thiệu về ký ức một thời đã qua

+ Với người Hà Nội xưa

+ Hình ảnh những toa tàu và chuyến tàu điện

- Lí do hệ thống tàu điện từ thời pháp thuộc lại tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng người Hà Nội

+ Dưới góc độ nghiên cứu lịch sử

+ Mạng lưới tàu điện theo mô hình hướng tâm

+ Mạng lưới tàu hướng ra ngoại ô

+ Hệ thống tàu điện thời Pháp thuộc là một bài học quý giá

- Cung đường của ký ức, hiện tại và tương lai.

Cách trình bày dữ liệu, thông tin và hiệu quả của cách trình bày

Trích dẫn thông tin

→ Đảm bảo tính xác thực, độ tin cậy, minh bạch của văn bản. Đồng thời giúp người đọc có được những thông tin, số liệu cụ thể về Sơn Đoòng và tìm được nguồn trích dẫn gốc.

Lối viết diễn dịch

→ Đưa người đọc tìm hiểu thông tin từ xưa đến nay, từ thuở sơ khai tới thời phát triển nhất. Từ đó giúp người đọc biết được tiền thân lịch sửa của đồ gốm gia dụng một cách tự nhiên, đầy đủ nhất.

Lối viết diễn dịch

→ Chủ đề là đoạn đầu, các đoạn và các câu còn lại triển khai cụ thể ý của chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các đoạn và các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết từ đó người đọc có thể hiểu được lí do vì sao tàu điện lại có dấu ấn sâu đậm trong lòng người Hà Nội.

Đặc trưng về yếu tố hình thức và vai trò của các yếu tố ấy đối với việc thể hiện thông tin chính của văn bản

- Hỗ trợ chứng minh và giải thích, nêu được ý và nội dung cho việc biểu đạt nội dung chính

- Các ý chính là các thông tin quan trọng nhất mà người đọc muốn truyền tải qua văn bản. Các thông tin cơ bản lại được hỗ trợ và làm rõ ý bởi các thông tin chi tiết từ đó chứng minh được nội dung của văn bản.

- Các hình ảnh xuyên suốt bài, mỗi phần đều có các yếu tố hình thức là các hình ảnh minh họa.

→ Giúp cho các ý tưởng và thông tin sinh động, hấp dẫn, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung các đồ gia dụng gốm hơn.

- Sơ đồ các tuyến tàu điện Hà Nội năm 1985 và hình ảnh trong văn bản.

→ Giúp người đọc hình dung được quá trình vận chuyển và hình ảnh chân thực về chiếc tàu giúp người đọc dễ hình dung ra khung cảnh ấy.

Thái độ, quan điểm của người viếtNiềm tự hào và trân trọng vẻ đẹp của Sơn Đoòng.

- Ngạc nhiên, trầm trồ về sự thanh nhã của đồ gốm thời Lý- Trần.

- Tự hào và trung thực với lịch sử phát triển của đồ gốm gia dụng Việt.

- Hoài niệm, nhung nhớ về ký ức một thời đã qua.

- Tự hào về Hà Nội, đất nước, lịch sử và niềm hi vọng về một cung đường tương lai.

Phương tiện phi ngôn ngữ- Hình ảnh- Hình ảnh- Hình ảnh

Câu 3:

Nêu ít nhất một bài học kinh nghiệm về việc đọc hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin. Từ đó, rút ra (những) điểm cần chú ý khi tạo lập văn bản có sử dụng các phương tiện ấy.

Trả lời:

- Bài học kinh nghiệm về việc đọc hiểu các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin là:  Phương tiện phi ngôn ngữ giúp cho văn bản thông tin trở nên sinh động, cụ thể và dễ hiểu. Đồng thời giúp cho văn bản trở nên rõ ràng, rành mạch và thu hút người đọc.

- Điểm cần chú ý khi tạo lập văn bản có sử dụng các phương tiện ấy là:

+ Các hình ảnh, số liệu, biểu đồ, phương tiện phi ngôn ngữ cần liên quan đến nội dung cần biểu đạt.

+ Nêu giải thích rõ ràng về ý nghĩa hình ảnh, sơ đồ; nêu nguồn đã trích dẫn

Câu 4: Trình bày một số điểm cần lưu ý khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.

Trả lời:

-  Một số điểm cần lưu ý khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội là:

+ Xác định vấn đề cần nghiên cứu.

+ Vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, đúng mục đích.

+ Các thông tin, dẫn chứng cần phải rõ ràng, chính xác.

Câu 5: Ghi lại những kinh nghiệm về cách trình bày kết quả nghiên cứu.

Trả lời:

- Những kinh nghiệm về cách trình bày kết quả nghiên cứu là:

+ Trình bày kết quả nghiên cứu theo trình tự đã được nêu ở phần giới thiệu.

+ Diễn đạt súc tích, ngắn gọn.

+ Các số liệu, kết quả phải chính xác, rõ ràng.

Câu 6: Từ những gì đã học trong bài học này, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc trong bối cảnh hiện nay.

Trả lời:

Bản sắc văn hóa dân tộc là cốt lõi của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, phẩm chất, tình cảm và sức mạnh của dân tộc, gắn kết cộng đồng để phát triển. Nó đảm bảo ổn định và phát triển quốc gia, liên quan chặt chẽ với lịch sử xây dựng đất nước. Bản sắc văn hóa dân tộc gồm những giá trị bền vững, phản ánh diện mạo, phẩm chất, tâm hồn và tâm lý của dân tộc. Tuy nhiên, nó cũng đối mặt với nguy cơ bị xói mòn, phai nhạt, biến dạng do ảnh hưởng của lối sống tư sản và sự chống phá của thế lực thù địch. Những giá trị văn hóa truyền thống là thành quả của sự hi sinh của bao thế hệ đi trước của người Việt Nam và sẽ tiếp tục chiếu sáng con đường tương lai cho các thế hệ mai sau.

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn bài Ôn tập bài 4 Chân trời sáng tạo mà các em cần chuẩn bị trước tại nhà. Chúc các em học tốt!

Đừng quên còn trọn bộ tài liệu Soạn văn 11 đang đợi các em khám phá đấy!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM