Soạn bài Ôn tập trang 76 bài 3 Ngữ văn 8 CTST tập 1

Xuất bản: 10/07/2023 - Cập nhật: 21/07/2023 - Tác giả:

Soạn bài Ôn tập trang 76 bài 3 Ngữ văn 8 CTST tập 1 với hướng dẫn trả lời các câu hỏi dành cho các em học sinh có thể tham khảo và chuẩn bị trước bài học tại nhà.

Cùng Đọc tài liệu đi vào chuẩn bị trước nội dung Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 Ôn tập trang 76 bài 3 để có thể chuẩn bị sẵn sàng trước khi tới lớp các em nhé!

Chi tiết các câu hỏi như sau:

Câu 1:

Tóm tắt luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của ba văn bản nghị luận đã học bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

Trả lời:

Văn bảnLuận đềLuận điểmLí lẽ và bằng chứng
Bức thư của thủ lĩnh da đỏSống hòa hợp và bảo vệ mảnh đất nơi đây.

- Những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ

- Những lo lắng của người da đỏ nếu bán đất cho người da trắng.

- Kiến nghị của người da đỏ

- Mảnh đất là người mẹ, bông hoa là người chị, người em.

- Dòng nước là máu của tổ tiên.

- Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông.

- Họ sẽ lấy đi trong lòng đất những gì họ cần.

- Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai.

- Họ chẳng để ý đến bầu không khí mà họ hít thở.

- Phải biết quý trọng đất đai.

- Hãy khuyên bảo chúng đất là mẹ.

Thiên nhiên và hồn người lúc sang thuCảm nhận về thiên nhiên và hồn người lúc sang thu

- Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả bằng khứu giác, thị giác, xúc giác.

- Cảm nhận của tác giả về suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhà thơ qua khổ thơ thứ 3.

- Không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng của hoa cúc mà bắt đầu là hương ổi - một chữ "phả" đủ gợi hương thơm sánh lại.

- Cảm nhận được "hương ổi", đã nhận ra "gió se", mắt lại nhìn thấy sương đang "chùng chình qua ngõ".

- Thiên nhiên được quan sát rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn "sông dềnh dàng" và "chim vội vã".

- Cảm nhận, suy ngẫm về tâm trạng của tác giả khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu qua hình ảnh nắng, mưa, sấm.

- Cảm nhận và trả lời cho những chiêm nghiệm và sự từng trải của tác giả qua hình ảnh "hàng cây đứng tuổi": hình ảnh gợi cho người đọc nhiều liên tưởng như một đời người trưởng thành rồi già cỗi đi.

Lối sống đơn giản - xu thế của thế kỉ XXISống đơn giản

- Sống đơn giản là gì?

- Lợi ích của việc sống đơn giản

- Sống đơn giản không đồng nghĩa với sống khổ hạnh và nghèo đói, mà là cuộc sống được lựa chọn sau quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng.

- Giúp chúng ta kiềm chế lòng tham, cân nhắc kĩ lưỡng các yêu cầu của bản thân.

- Biến mình trở thành một con người nhàn nhã, bình yên và không hao phí thời gian vào những việc vô bổ.

Câu 2

: Căn cứ vào đâu để phân biệt bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận?

Trả lời:

Có thể phân biệt bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận dựa vào khái niệm và đặc điểm của chúng.

Câu 3: Luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có vai trò gì trong việc thể hiện luận đề?

Trả lời:

Luận điểm, lí lẽ và bằng chứng giúp làm sáng rõ luận đề. Mỗi lí lẽ, dẫn chứng giúp cho luận để trở nên dễ hiểu, dễ hình dung và thuyết phục người đọc, người nghe hơn.

Câu 4: Liệt kê ít nhất mười từ có chứa các yếu tố Hán Việt đã học trong bài và giải thích ý nghĩa của chúng.

Trả lời:

Từ có các yếu tố Hán ViệtGiải thích ý nghĩa
Tối thiểuÍt nhất, hạn độ thấp nhất
Âm thanhCác thứ tiếng động
Ấn tượngCảm quan phát sinh
Tinh tếTinh mĩ
Kinh nghiệmTự mình trải qua
Đơn điệuÂm điệu đơn giản, thiếu biến hóa
Sung sướngĐầy đủ ý thích
Nguyên tắcPhép tắc hoặc chuẩn tắc
Văn hóaThành quả chung của quá trình phát triển sáng tạo của loài người trong lịch sử.
Văn minhSáng sủa, rực rỡ

Câu 5:

Trình bày những kĩ năng viết để tăng sức thuyết phục cho bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.

Trả lời:

Những kĩ năng viết để tăng sức thuyết phục cho bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống là:

- Hiểu rõ những gì mình viết

- Quản lí được nội dung và bố cục bài viết.

- Bám sát luận đề

- Lập luận cần đưa ra đủ lí lẽ, bằng chứng thuyết phục

- …

Chi tiết:

Mở bài

- Nêu vấn đề cần bàn luận

- Nêu ý kiến đồng tình hay phản đối

Thân bài

- Giải thích được từ ngữ quan trọng và ý nghĩa của ý kiến cần bàn luận

- Trình bày vấn đề cần bàn luận

- Trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận

- Nêu được ít nhất hai lí lẽ một cách thuyết phục để làm rõ luận điểm

- Nêu được bằng chứng đa dạng, cụ thể, phù hợp với luận điểm

- Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí

Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề

- Đề xuất giải pháp hoặc nêu bài học rút ra từ vấn đề bàn luận

Trình bày, diễn đạt

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Diễn đạt chặt chẽ, thuyết phục

Câu 6: Ghi lại những kinh nghiệm em thu nhận dược sau khi thực hiện bài thuyết trình cho buổi tọa đàm “Con người và thiên nhiên”.

Trả lời:

Những kinh nghiệm em thu nhận dược sau khi thực hiện bài thuyết trình cho buổi tọa đàm “Con người và thiên nhiên”.

- Luôn tự tin, trình bày quan điểm cá nhân.

- Lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ mọi người xung quanh.

- Yêu thiên nhiên con người, sống hòa hợp với thiên và con người.

- …

Câu 7: Em hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo mang thông điệp: “Mọi sự sống đều thiêng liêng, đáng quý”.

Trả lời:

Tham khảo một số hình ảnh sau:

Soạn bài Ôn tâp bài 3 Ngữ văn 8 CTST tập 1 câu 7 ảnh 1
Soạn bài Ôn tâp bài 3 Ngữ văn 8 CTST tập 1 câu 7 ảnh 2
Soạn bài Ôn tâp bài 3 Ngữ văn 8 CTST tập 1 câu 7 ảnh 3

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn bài Ôn tập trang 76 bài 3 Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo mà các em cần chuẩn bị trước tại nhà. Chúc các em học tốt!

Đừng quên còn trọn bộ tài liệu Soạn văn 8 đang đợi các em khám phá đấy!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM