Soạn bài Ôn tâp bài 2 Ngữ văn 8 CTST tập 1

Xuất bản: 07/07/2023 - Tác giả:

Soạn bài Ôn tâp bài 2 Ngữ văn 8 CTST tập 1 với hướng dẫn trả lời các câu hỏi dành cho các em học sinh có thể tham khảo và chuẩn bị trước bài học tại nhà.

Cùng Đọc tài liệu đi vào chuẩn bị trước nội dung Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Ôn tập bài 2 để có thể chuẩn bị sẵn sàng trước khi tới lớp các em nhé!

Chi tiết các câu hỏi như sau:

Câu 1:

Trình bày đặc điểm của văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Trả lời:

Đặc điểm của văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên:

- Viết để lí giải nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên, văn bản thường có 3 phần: mở đầu, nội dung, kết thúc.

- Giải thích hiện tượng tự nhiên, chính xác, dễ hiểu

- Nêu rõ nguyên nhân hình thành, cách thức hoạt động, quá trình diễn ra của hiện tượng tự nhiên

- Các từ ngữ sử dụng trong văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thường thuộc một chuyên ngành khoa học cụ thể (địa lí, sinh học…) động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái, từ ngữ miêu tả trình tự.

- Sử dụng đề mục và in đậm các từ khóa

- Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ… để minh họa

- Trích nguồn uy tín, rõ ràng.

Câu 2: Tóm tắt hai văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? và Sao băng là gì và những điều cần biết về sao băng? theo các nội dung sau: mục đích viết, nội dung chính, cấu trúc, cách trình bày thông tin, nhan đề và đề mục, thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết, phương tiện phi ngôn ngữ.

Trả lời:

- Bạn đã biết gì về sóng thần?

+ Mục đích viết: Để người đọc cập nhật thông tin cơ bản về sóng thần.

+ Nội dung chính: Giải thích và trình bày cơ chế, nguyên nhân dẫn đến sóng thần.

+ Cấu trúc: 3 phần

Mở bài: giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra hiện tuợng sóng thần.

Nội dung: giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng sóng thần.

Kết thúc: trình bày sự việc cuối của hiện tượng sóng thần.

+ Cách trình bày thông tin theo cấu trúc: so sánh, đối chiếu.

+ Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu.

- Sao băng là gì và những điều cần biết về sao băng?

+ Mục đích viết: Để người đọc cập nhật thông tin cơ bản về sao băng và mưa sao băng.

+ Nội dung chính: Giải thích và trình bày cơ chế, nguyên nhân dẫn đến sao băng và mưa sao băng.

+ Cấu trúc: 3 phần

Mở bài: giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra sao băng và hiện tuợng mưa sao băng.

Nội dung: giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng sao băng và mưa sao băng.

Kết thúc: trình bày sự việc cuối của hiện tượng mưa sao băng.

+ Cách trình bày thông tin theo cấu trúc: so sánh, đối chiếu.

+ Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu.

Câu 3: Xác định cấu trúc và câu chủ đề (nếu có) của đoạn văn sau:

Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người gần sen, hiểu sen, yêu sen và giống sen nhiều nhất. Họ đã đưa sen vào ca dao biết bao nhiêu lần, mỗi lần một cách, mà lần nào cũng hay, cũng đẹp. Xét về nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nói riêng, đã phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay.

(Theo Hoàng Tiến Lựu, Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”)

Trả lời:

- Câu chủ đề: Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người gần sen, hiểu sen, yêu sen và giống sen nhiều nhất

- Cấu trúc: diễn dịch.

Câu 4: Khi viết văn bản giải thích về một hiện tượng tự nhiên, cần lưu ý điều gì?

Trả lời:

- Viết để lí giải nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên, văn bản thường có 3 phần: mở đầu, nội dung, kết thúc.

- Các từ ngữ sử dụng trong văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thường thuộc một chuyên ngành khoa học cụ thể (địa lí, sinh học…) động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái, từ ngữ miêu tả trình tự.

Câu 5: Chia sẻ những kinh nghiệm em đã thu nhận được về cách nắm bắt nội dung chính khi thảo luận nhóm và trình bày lại những nội dung ấy một cách hiệu quả.

Trả lời:

Những kinh nghiệm em đã thu nhận được về cách nắm bắt nội dung chính khi thảo luận nhóm và trình bày lại những nội dung ấy một cách hiệu quả là:

- Đưa ra ý kiến cá nhân.

- Tiếp thu, lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm.

- Tham khảo sách báo và những tài liệu có liên quan đến nội dung trình bày.

- Trình bày tự tin

Câu 6: Từ những điều đã học trong bài học này, em hãy trả lời câu hỏi: Sự kì bì của thế giới tự nhiên gợi cho em những suy nghĩ gì?

Trả lời:

Sự kì bì của thế giới tự nhiên gợi cho em những suy nghĩ:

- Nguồn tri thức phong phú

- Kích thích sự say mê khám phá

- ...

Hpăc trình bày bằng 1 đoạn văn:

Trên thế giới tự nhiên, vẫn còn rất nhiều điều kì lạ mà con người chưa khám phá hết. Thiên nhiên chứa đựng nhiều bí ẩn thú vị, luôn thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và nhà mạo hiểm. Mọi hiện tượng tồn tại trong thế giới tự nhiên đều có nguyên do, như sức hấp dẫn của bộ lông màu mè trên con chim thiên đường trống, giúp nó thu hút sự chú ý của chim mái. Hoặc như hình dạng đặc biệt của trứng chim uria, ngăn chặn trứng trôi đi và rơi từ bờ vực. Cách chúng ta tiếp cận và tìm hiểu về tự nhiên cũng chính là cách chúng ta khám phá ra những quy luật tồn tại ẩn giấu của con người. Nhờ đó, con người có thể học cách thích nghi và đối phó với những điều dữ dội từ thiên nhiên, cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng và hùng vĩ của cảnh sắc tự nhiên.

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn bài Ôn tâp bài 2 Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo mà các em cần chuẩn bị trước tại nhà. Chúc các em học tốt!

Đừng quên còn trọn bộ tài liệu Soạn văn 8 đang đợi các em khám phá đấy!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM