Soạn bài Nói và nghe trang 114 Ngữ văn 7 Cánh diều tập 1

Xuất bản: 02/08/2022 - Tác giả:

Soạn bài Nói và nghe trang 114 Ngữ văn 7 Cánh diều tập 1: Giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi

Dưới đây là hướng dẫn Soạn bài Nói và nghe: Giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi trang 114, 115 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều.

1. Định hướng: Soạn bài Nói và nghe trang 114 lớp 7 Cánh diều

* Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi là trình bày cho người nghe những quy định mà các thành viên tham gia hoạt động hay trò chơi cần tôn trọng và chấp hành.

* Để giới thiệu quy tắc, luật lệ của một trò chơi hay hoạt động, cần phải chú ý:

- Lựa chọn một hoạt động hay trò chơi

- Tìm hiểu các quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi đã chọn

- Lập dàn ý cho bài nói của mình

- Trình bày ý kiến theo dàn ý, chú ý điệu bộ, cử chỉ…

- Bảo đảm thời gian trình bày, biết lắng nghe ý kiến của người khác.

2. Thực hành: Soạn bài Nói và nghe trang 114 lớp 7 Cánh diều

a. Dàn ý bài nói tham khảo:

Chào hỏi và giới thiệu

- Xin chào thầy/cô và toàn thể các bạn! Em tên là học sinh lớp ... Trong tiết học hôm nay, em xin giới thiệu quy tắc, luật lệ của một Lễ hội dân gian.

- Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy là một hoạt lễ hội truyền thống của cộng đồng dân cư vùng sông nước Lệ Thủy - Quảng Bình.

Bắt đầu nội dung bài nói

- Giới thiệu về nguồn gốc hình thành lễ hội đua thuyền, ý nghĩa của lễ hội

- Nét đẹp văn hóa độc đáo của Lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang

- Nghi lễ trong Lễ hội có những nghi thức quy định theo quy ước xã hội hoặc theo thói quen, phong tục.

- Luật lệ: Lễ hội đua thuyền sông nước Kiến Giang được tổ chức diễn ra trong 2 ngày chính thức. Ngày đầu, tổ chức tế lễ tại đình làng và cùng bái, dâng hương hoa ở các đền thờ, miếu thờ các vị thần thiêng. Ngày thứ hai, tổ chức hội đua thuyền.

- Quy tắc và sự đặc sắc của Hội đua

+ Quy tắc đối với thuyền đua nam.

+ Quy tắc đối với thuyền đua nữ.

- Giới thiệu về không khí lễ hội.

Kết thúc bài nói

Khẳng định ý nghĩa, giá trị của Lễ hội: Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông nước Kiến Giang là một nét đẹp văn hóa khơi dậy tinh thần đoàn kết vượt qua khó khăn, tạo nên sức mạnh tập thể to lớn mang tính cộng đồng cao, biểu dương sức mạnh của con người, trở thành nét văn hóa độc đảo riêng của người dân Lệ Thuỷ

b. Tìm ý và lập dàn ý bài nói hội vật ở Bắc Giang

- Giới thiệu hoạt động: Đấu vật là một trong những hoạt động văn hóa rất đặc sắc của vùng đất Bắc Giang. Có nhiều quy định mà người tham gai cần tôn trọng, tuân thủ trong đất vật.

- Nội dung chính: Giới thiệu cụ thể các quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật theo một trật tự nhất định

+ Đối tượng tham gia gồm những ai (các đô vật, người cầm trống chầu, người xem,...)?

+ Hoạt động đấu vật cần phải tuân thủ những quy định gì?

+ Trình tự của trận đấu vật phải như thế nào? Nghi lễ bái tổ phải tiến hành ra sao? Keo vật thờ có những quy định gì? Động tác xe đài phải thực hiện như thế nào?

- Kết thúc: Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang nói riêng và đấu vật truyền thống của dân tộc nói chung. Đấu vật thể hiện tinh thần thượng võ; đồng thời, thông qua đấu vật, người ta mong có mưa thuật gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu

Bài nói ngắn gọn tham khảo

Hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn về hội thi đấu vật ở Bắc Giang - một trong những hội thi đấu vật vẫn giữ trọn vẹn được nét truyền thống từ xưa đến nay.

Hội vật thường diễn ra tại sới vật. Sới vật hình tròn được đặt giữa sân đình hình vuông tượng trưng cho trời và đất. Thông qua hội đấu vật, người ta mong cho dương vượng để có “mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu”.

Quy trình đấu vật diễn ra theo thứ tự sau: trước hết là lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ. Sau đó, hai đô thực hiện keo vật thờ giới thiệu thay cho lời chào, lời giới thiệu mở đầu. Tiếp đến là nghi lễ “bái tổ” theo thế ba bước tiến, ba bước lùi. Sau nghi lễ bái tổ là nghi thức xe đài. Xe đài ở Bắc Giang là những thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn câu”, hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông cầu chảy lơ thơ”, “dòng sông thương nước chảy đôi đường”… Cuối cùng là keo vật thờ chính thức diễn ra. Hai đô vật tấn công và chống đỡ bằng những thủ pháp đẹp mắt, khiến người xem ở khán đài không khỏi trầm trồ, tán dương và bàn luận.

Hội thi đấu vật ở Bắc Giang không chỉ là một hoạt động sinh hoạt văn hóa địa phương, mà còn là một chiếc cầu nối cho vẻ đẹp truyền thống cho muôn đời sau.

-/-

Trên đây là gợi ý soạn bài Nói và nghe trang 114 Ngữ văn 7 Cánh diều tập 1, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn văn 7 Cánh Diều!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 7 mới -

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM