Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng

Xuất bản: 24/07/2019 - Tác giả:

Soạn bài Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng trang 64 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 tuần 24 với đầy đủ các nội dung lý thuyết cùng gợi ý cách làm bài luyện tập

Soạn bài Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng trang 64 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 tuần 24 sẽ giúp các em tìm hiểu bài trước khi lên lớp, hình dung được kiến thức một cách tổng quát và chủ động với kiến thức thầy cô cung cấp hơn.

Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng trang 64 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 tuần 24


Kiến thức cần nhớ

1. Cặp từ hô ứng là gì?

Cặp từ hô ứng là những cặp phó từ, chỉ từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau, và hay dùng để nối vế trong các câu ghép. (Nguồn: Wikipedia Tiếng Việt)

2. Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng

Để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ, ta còn có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng như:

- vừa…đã…;chưa…đã…;mới….đã…;vừa…vừa…; càng…càng…
- đâu…đấy; nào… ấy; sao… vậy; bao nhiêu …bấy nhiêu

VD:

- Cô giáo vừa ra ngoài lớp đã ồn ào như cái chợ
- Mưa càng lớn bao nhiêu lòng mẹ Lan càng lo lắng bấy nhiêu

Gợi ý làm bài tập SGK

I. Nhận xét

Câu 1. Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu:

a) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

THI SÁNH

b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.

NGUYỄN PHAN HÁCH

Trả lời:

a)

Vế 1: Buổi chiều, nắng (C) vừa nhạt (V)

Vế 2: Sương (C) đã buông nhanh xuống mặt biển

(V)

b)

Vế 1: Chúng tôi (C) đi đến đâu (V)

Vế 2: Rừng (C) rào rào chuyển động đến đấy (V)

Câu 2. Các từ in đậm trong hai câu ghép trên được dùng làm gì ? Nếu lược bỏ những từ ấy thì quan hệ giữa các vế câu có gì thay đổi ?

Trả lời:

Các từ in đậm: vừa...đã, đâu...đấy trong hai câu ghép ở câu 1 dùng để nối các vế câu 1 với vế câu 2.

Nếu lược bỏ các từ vừa...đã, đâu...đấy thì quan hệ giữa các vế câu không còn chặt chẽ như trước, câu văn có thể trở thành không hoàn chỉnh.

Cụ thể: Hai sự việc nắng nhạt, sương buông nhanh xuống mặt biển ở câu chỉ được đặt cạnh nhau, không còn quan hệ chặt chẽ như trước.

Câu 3. Tìm những từ có thể thay thế cho các từ in đậm trong hai câu ghép đã dẫn.

Trả lời:

a) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

Có thể viết lại câu trên bằng cách thay thế các từ in đậm như sau:

-  Buổi chiều, nắng mới nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

-  Buổi chiều, nắng chưa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

-  Buổi chiểu, nắng càng nhạt, sương càng buông nhanh xuống mặt biển.

b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.

Có thể thay thế các từ in đậm bằng:

- Chúng tôi đi đến chỗ nào, rừng rào rào chuyển động chỗ ấy.

 II - Luyện tập

Câu 1. Trong những câu ghép dưới đây, các vế câu được nối với nhau bằng những từ nào ?

a) Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

THẠCH LAM

b) Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.

NGUYỄN QUANG SÁNG

c)  Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rõ.

TRẦN HOÀI DƯƠNG

Trả lời:

Các vế câu trong các câu đã cho được nối với nhau bằng những từ:

a) chưa...đã...

b) vừa...đã...

c) càng...càng...

Câu 2. Tìm các cặp từ hô ứng thích hợp với mỗi chỗ trống:

a) Mưa ... to, gió... thổi mạnh.

b) Trời ... hửng sáng, nông dân ... ra đồng.

c) Thuỷ Tinh dâng nước cao ..., Sơn Tinh làm núi cao lên ...

Trả lời:

a) càng...càng

b) mới..đã

chưa...đã

vừa...đã

c) bao nhiêu...bấy nhiêu

***

Soạn bài Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng trang 64 SGK Tiếng Việt 5 tập 2, tuần 24 ở trên đã chia sẻ chi tiết kiến thức cũng như cách làm bài tập SGK, hi vọng các em hiểu và vận dụng linh hoạt kiến thức về cặp từ hô ứng vào tư duy nói và viết tập làm văn lớp 5 của mình thật hay.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM