Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Xuất bản: 14/12/2022 - Cập nhật: 19/12/2022 - Tác giả:

Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết, trả lời các câu hỏi và bài tập trang 29 - 31 SGK Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Đọc Tài Liệu cung cấp nội dung hướng dẫn chi tiết soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết, tham khảo cách trả lời các câu hỏi bài tập tìm hiểu văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết trang 29 - 31 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Trả lời các câu hỏi trang 29 - 31 SGK Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết ngắn nhất

Câu hỏi chuẩn bị đọc: Tác động của thiên nhiên đến cuộc sống của chúng ta:

- Thiên nhiên là nơi sản sinh ra sự sống của con người.

- Thiên nhiên mang lại cho con người rất nhiều lợi ích: đem đến nguồn thức ăn, nguồn khoáng sản, lâm sản, hải sản,...

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 Suy luận: Tác giả dân gian muốn nói về hiện tượng thời gian thay đổi theo mùa đông và mùa hè. Vào mùa hè, ngày dài đêm ngắn, vào mùa đông, đêm dài ngày ngắn.

Suy ngẫm và phản hồi

Trả lời các câu hỏi trang 30, 31 SGK Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1: 

Những dấu hiệu giúp em nhận biết các câu trong văn bản trên là tục ngữ:

- Các câu đều vô cùng ngắn gọn, hàm súc.

- Có nhịp điệu, hình ảnh và có vần (thường là vần lưng).

- Được sử dụng trong lời nói hằng ngày.

- Nội dung chủ yếu là những kinh nghiệm về thiên nhiên, thời tiết.

Câu 2:

Các câu tục ngữ trên cùng nói về những kinh nghiệm trong dân gian về thời tiết.

Câu 3:

Số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 2,4,6:

CâuSố chữSố dòngSố vế
1812
2812
41313
61424

Câu 4:

CâuCặp vầnLoại vần
1Trưa - mưaVần cách
2Hạn - tánVần cách
3May - bayVần cách
4Đài - HaiVần cách
5Mưa - vừaVần cách
6Năm - nằm; Mười - cườiVần cách

=> Tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên: Giúp cho các câu tục ngữ có vần, có nhịp điệu, hài hòa về âm thanh hơn. Khi đọc sẽ tạo ra cảm giác liền mạch, hợp lý.

Câu 5:

Về hình thức, câu tục ngữ số 5 khác những câu còn lại ở sự cân xứng các vế câu. Đây là câu tục ngữ được viết dưới dạng câu thơ lục bát, dòng trên có 6 tiếng, dòng dưới có 8 tiếng.

Câu 6:

Theo em, các câu tục ngữ trên đây đã giúp ích cho con người trong cuộc sống trong việc dự đoán thời tiết để sắp xếp công việc cũng như sản xuất cho phù hợp.

Câu 7: 

Trên đường tới trường, Lan gặp Nam và đã than thở rằng:

- Sao dạo này tớ thấy tớ ngủ được ít lắm, mới nằm chút mà trời đã sáng tinh mơ rồi.

- Cậu biết tại sao không, Lan?

- Tại sao vậy?

- Thế cậu nói cho tớ biết bây giờ là tháng mấy?

- Tháng 5, nhưng mà sao?

- Thế cậu đã nghe câu: "Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng; Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối" chưa?

Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết chi tiết

Câu hỏi chuẩn bị đọc trang 29 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Thiên nhiên tác động như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?

Câu hỏi suy luận trang 30 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Tác giả dân gian muốn nói về hiện tượng gì qua câu 6?

Qua câu 6, tác giả dân gian muốn giải thích về hiện tượng tự nhiên của trời đất. Đó là sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng. Cụ thể, đêm tháng năm rất ngắn, ngược lại thời gian của ngày vào tháng mười lại rất ngắn.

Câu 1 trang 30 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết các câu trong văn bản trên là tục ngữ?

Dựa vào các đặc điểm của tục ngữ:

- Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ)

- Có nhịp điệu, hình ảnh.

- Hầu hết đều có vần và thường là vần lưng.

- Đó là những câu được sử dụng trong lời nói hằng ngày, có nội dung thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội.

Câu 2 trang 30 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Các câu tục ngữ trên cùng nói về điều gì?

Các câu tục ngữ trên cùng nói về những kinh nghiệm trong dân gian về thời tiết được nhân dân đúc kết và ứng dụng vào hoạt động sản xuất cùng cuộc sống thường ngày.

Câu 3 trang 30 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Điền số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 2,4,6 vào bảng sau.

Câu 4 trang 30 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Xác định các cặp vần từ câu tục ngữ số 2 đến số 6 và điền vào bảng. Nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ nêu trên.

Câu 5 trang 31 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Về hình thức, câu tục ngữ số 5 có gì khác biệt so với các câu còn lại?

Câu tục ngữ số năm có hai dòng, 3 vế và vần lưng đứng cách nhau bởi vế thứ hai, không có các vế đối xứng nhau.

Câu 6 trang 31 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Theo em, các câu tục ngữ trên đây có thể giúp ích gì cho con người trong cuộc sống?

Theo em, các câu tục ngữ trên có thể giúp ích cho con người trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và trong sản xuất nông nghiệp: Giúp con người có thể dự báo được thời tiết và có những biện pháp ứng phó phù hợp.

Câu 7 trang 31 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên. Sau đó, viết một đoạn đối thoại hoặc một đoạn văn về tình huống này với độ dài khoảng 5,6 câu.

"Em và bạn của mình đang đi dạo trong công viên vào buổi chiều. Bỗng nhiên bạn em quay sang nói với em:

- Chúng mình tìm chỗ trú mưa đi, trời sắp mưa rồi.

Em quay sang nhìn bạn và không hiểu tại sao bạn ấy nói vậy bởi trời hôm nay rất đẹp. Em liền hỏi bạn:

- Sao cậu lại nghĩ rằng trời sẽ mưa?

Bạn em trả lời:

- Cậu chưa nghe câu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” hay sao?

Em liền nhìn xung quanh thấy chuồn chuồn đều đang bay thấp gần mặt đất. Vậy là hai đứa tụi em tìm một chỗ có mai che để ngồi.

Một lát sau, trời đổ mưa."

-/-

Các bạn vừa tham khảo xong nội dung chi tiết soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết SGK Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo. Hi vọng thông qua việc giải đáp các câu hỏi bài tập luyện tập các em sẽ nắm vững hơn kiến thức mà văn bản muốn truyền tải một cách dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn.

Xem thêm bài soạn liên quan:

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM