Soạn bài Những cánh buồm sách Cánh Diều chi tiết
Trả lời các câu hỏi chuẩn bị, đọc hiểu và cuối bài sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung mà bài thơ Những cánh buồm muốn truyền đạt.
1. Chuẩn bị
Trả lời câu hỏi trang 21 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều
- Những cánh buồm là một bài thơ tự do, không quy định bắt buộc về số dòng, số tiếng, câu thơ dài ngắn khác nhau, có thể có vần hoặc không vần,... Các văn bản thơ trong Bài 7 đều là thơ tự do.
- Khi đọc một văn bản thơ, trong đó có bài thơ tự do, cần chú ý đến vần, nhịp, biện pháp tu từ, từ ngữ và hình ảnh...
* Tác giả Hoàng Trung Thông
- Nhà thơ Hoàng Trung Thông (05/05/1925 – 1993).
- Quê gốc: xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Ông từng là Vụ trưởng Vụ Văn nghệ, Ban Tuyên huấn TƯ, Thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ, Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ, Viện trưởng Viện Văn học thuộc Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Văn học, Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam các khóa I, và II.
- Tác phẩm: Quê hương chiến đấu (thơ – 1055), Đường chúng ta đi (thơ – 1960), Những cánh buồm (thơ – 1964), Đầu sóng (thơ – 1968), Trong gió lửa (thơ – 1971), Như đi trong mơ (thơ – 1977), Chiến công tuốt thơ (thơ – 1983), Những ngày thu ở Liên Xô (bút ký – 1983), Chặng đường mới của văn học chúng ta (phê bình tiểu luận – 1961), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (phê bình tiểu luận – 1979).
- Nhà nghiên cứu - giáo sư Phan Ngọc đã từng viết về ông: "Trong thâm tâm, anh là con người nhỏ bé, của những con người nhỏ bé. Trong thơ, anh chỉ là nhà thơ của những người nhỏ bé" và "Chỉ có một Hoàng Trung Thông nhỏ bé, không hài lòng với chính mình. Đó là cái lớn của Hoàng Trung Thông".
2. Câu hỏi đọc hiểu
Với việc trả lời các câu hỏi trong bài trang 22-23 SGK, các em sẽ nắm được những ý chính, cũng như nghệ thuật được sử dụng trong Những cánh buồm Ngữ văn 7 tập 2 sách Cánh Diều
Câu 1 trang 22 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều
Lưu ý bối cảnh bài thơ
Trả lời
Bối cảnh bài thơ: 2 cha con cùng nhau dạo bước trên cát biển, dưới ánh bình minh sau trận mưa đêm
Câu 2 trang 22 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều
Xác định các từ láy có trong bài thơ và tìm nghĩa của chúng?
Trả lời
- Rực rỡ: dùng để chỉ vẻ đẹp của ánh mặt trời. Mặt trời sớm mai chiếu ánh sáng lấp lánh, vàng rực lên biển xanh. Vẻ đẹp ấy tượng trưng cho tương lai tươi sáng, rộng mở của con.
- Lênh khênh: Cao quá mức, gây ấn tượng không cân đối, dễ đổ, dễ ngã
- Rả rích: Từ gợi tả những âm thanh không to, không cao, lặp đi lặp lại đều đều và kéo dài như không dứt
- Phơi phới: Trạng thái mở rộng, tung bay trước gió
- Trầm ngâm: Có dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì
- Thầm thì: Nói thầm với nhau, không để người ngoài nghe thấy
Câu 3 trang 22 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều
Thái độ và tâm sự của người cha như thế nào?
Trả lời: Thái độ và tâm sự của người cha như thế nào?
Câu 4 trang 22 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều
Dấu chấm lửng trong khổ thơ này có tác dụng gì?
Trả lời: Dấu chấm lửng trong khổ thơ 4 Những cánh buồm có tác dụng gì?
Câu 5 trang 23 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều
Em hiểu ý dòng thơ cuối bài là gì?
Trả lời: Em hiểu ý dòng thơ cuối bài Những cánh buồm là gì?
3. Câu hỏi cuối bài - Soạn bài Những cánh buồm sách Cánh Diều
Với những gợi ý chi tiết hướng trả lời câu hỏi cuối bài trang 23 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều, theo link đính kèm dưới đây sẽ giúp các em có nhiều cách tiếp cận để hiểu bài hơn.
Câu 1. Chỉ ra đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồm thể hiện qua các yếu tố: số tiếng ở các dòng thơ, số dòng ở mỗi khổ thơ, các hiệp vần,...
Câu 2. Người cha và người con trò chuyện về điều gì? Dựa vào những hình ảnh có trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả lại bằng lời của em về cảnh hai cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển?
Câu 3. Trong bài thơ, hình ảnh cánh buồm được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?
Câu 4. Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?
Câu 5. Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.
Câu 6. Em thích nhất khổ thơ hay hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
Trả lời chi tiết: Em thích nhất khổ thơ hay hình ảnh nào trong Những cánh buồm
-/-
Đọc tài liệu đã cùng các em trả lời toàn bộ câu hỏi trong phần soạn bài Những cánh buồm (sách Cánh Diều). Hy vọng các em sẽ học tốt Ngữ Văn 7 với trọn bộ tài liệu Soạn văn 7 Cánh Diều do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn.