Soạn bài Người thầy đầu tiên lớp 8 Cánh Diều

Xuất bản: 03/10/2023 - Tác giả:

Soạn bài Người thầy đầu tiên lớp 8 Cánh Diều hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi trong bài giúp học sinh nắm được thông tin về tác giả Ai-ma-tốp và đoạn trích Người thầy đầu tiên.

Trong nội dung học Ngữ Văn 8 tập 2 sách Cánh Diều, các em sẽ tiếp tục được học tác phẩm các tác phẩm truyện đặc sắc của văn học Việt Nam và nước ngoài trong Bài 6: Truyện. Để giúp các em học tập tốt hơn, Đọc tài liệu đã chuẩn bị phần Soạn văn 8 với đoạn trích "Người thầy đầu tiên" của nhà văn Ai-ma-tốp dưới đây, mời các em tham khảo.

Chuẩn bị - Soạn bài Người thầy đầu tiên

Thông tin về nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-ma-tốp (Chyngyz Aitmatov).

- Tác giả: Chingiz Aitmatov (1928-2008) là một nhà văn, nhà văn học và chính trị gia người Kyrgyzstan.

- Ông được biết đến là một trong những nhà văn hàng đầu của Kyrgyzstan và đã viết nhiều tác phẩm văn học có ảnh hưởng lớn tới văn hóa và xã hội Kyrgyzstan và nhiều nước khác trên thế giới.

- Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Kyrgyzstan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu.

Đọc hiểu  - Soạn bài Người thầy đầu tiên

Câu 1. Nguyên nhân nào khiến nhân vật “tôi” “lặng người đi vì kinh hãi”?

Trả lời:

- Nguyên nhân khiến nhân vật "tôi" "lặng người đi vì kinh hãi" là vì cô bé nhận ra điều mà thím cô muốn làm với cô.

Câu 2. Ý nghĩa của việc trồng hai cây phong là gì?

Trả lời:

-  Gửi gắm ước mơ và hi vọng về một thế hệ mới có thể làm cho làng Ku-ku-rêu thay đổi theo hướng tích cực.

- Hai cây phong chính là khoảng trời thơ ấu là nơi chôn giấu những kỉ niệm của biết bao thế hệ học trò của làng Ku-ku-rêu.

Câu 3. Chú ý tâm trạng và tình cảm của An-tư-mai đối với người thầy?

Trả lời:

- Tâm trạng: Tâm trạng bối rối lạ lùng, trong lòng như một đợ sóng nồng nàn, bỗng cuộn lên một tình cảm mới mẻ mà tôi chưa hề biết.

- Tình cảm: cảm kích trước tâm hồn cao thượng của thầy Đuy-sen.

Câu 4. Hình dung tình huống và sự việc sẽ xảy ra trong phần 2?

Trả lời:

- Tình huống: những suy nghĩ miên man của nhân vật tôi về việc không biết ngày sau sẽ ra sao.

- Sự việc: Tiếng vó ngựa dồn dập

Câu 5. Chú ý ngôn ngữ và hành động của các nhân vật.

Trả lời:

* Nhân vật bà thím:

- Ngôn ngữ: xưng hô mày-tao, gọi nhân vật "tôi" là con cầu bơ cầu bất, con chó chết

- Hành động: mở toang cửa đánh sầm 1 tiếng, cười hả hê đầy vẻ thách thức, gọi "bọn đàn ông" đến lôi "tôi" ra khỏi lớp.

* Nhân vật thầy Đuy-sen:

- Ngôn ngữ: lời nói điềm tĩnh, rắn rỏi "Bà đến có việc gì? / Ở đây toàn nữ sinh, chưa có em nào gả chồng được!"

- Hành động: chặn lối bà thím không cho đi về phía "tôi"

Câu 6. Tình cảnh của An-tư-nai sau khi bị bắt như thế nào?

Trả lời:

- Sau khi bị bắt, An-tư-nai tỉnh lại vào ban đêm trong một cái lều vải. Bên cạnh túp lều là dòng suối, trong không gian vẫn còn văng vẳng tiếng nói chuyện của những người chăn cừu và đối diện cô là một bà lão đang ngồi yên.

Câu 7. Điều gì bất ngờ xảy ra ở đoạn này?

Trả lời:

- Điều bất ngờ đã xảy ra là việc thầy giáo Đuy-sen xuất hiện cùng hai viên cảnh sát.

Câu 8. Chú ý ngôn ngữ và hành động của thầy Đuy-sen

Trả lời:

- Ngôn ngữ: Dậy! / Đồ hèn mạt! / Bây giờ phải đi theo ta! Đi! → Ngắn gọn, chứa đầy sự tức giận.

- Hành động: giận dữ quát, túm lấy cổ áo hắn lay mạnh rồi kéo đầu hắn vào sát mặt mình.

Câu 9. Những lời nhân vật “tôi” thì thầm có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Nhân vật "tôi" muốn nghe theo lời thầy Đuy-sen, muốn quên hết đi những tủi nhục mà mình phải chịu trong mấy ngày bị bắt. Cô muốn trở nên trong sạch, muốn bắt đầu lại một cuộc đời.

Câu 10. Phần (3) là những lời tâm sự của An-tư-nai vào thời điểm nào?

Trả lời:

- Phần 3 là những lời tâm sự của An-tư-nai vào thời điểm cô đã lớn, đã trưởng thành.

Câu hỏi cuối bài - Soạn bài Người thầy đầu tiên

Câu 1. Đoạn trích Người thầy đầu tiên kể về chuyện gì? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

– Đoạn trích Người thầy đầu tiên kể về kí ức đau buồn của An-tư-nai khi còn ở ngôi làng Ku-ku-rêu hẻo lánh: bị người thân bán làm vợ lẽ cho một kẻ giàu có.

– Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, người kể chuyện chính là nhân vật An-tư-nai.

– Ngôi kể thứ nhất khiến câu chuyện được kể lại chân thật, sinh động và giàu cảm xúc khi biểu cảm trực tiếp, thể hiện cảm xúc chân thực trước những sự việc mà nhân vật tham gia...

Câu 2. Tóm tắt nội dung chính của từng phần được đánh số trong văn bản. Nội dung phần (3) cho biết sự khác biệt gì về thời gian kể chuyện so với hai phần trước? Câu văn nào nói lên điều đó?

Trả lời:

– Tóm tắt nội dung chính của từng phần được đánh số trong văn bản:

+ Phần (1): Thầy Đuy-sen hứa sẽ bảo vệ An-tư-nai trước âm mưu của người thím, động viên cô lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng khi cùng cô trồng hai cây phong.

+ Phần (2): Biến cố đau buồn vẫn xảy ra với An-tư-nai và thầy Đuy-sen đã trải qua nhiều khó khăn, vất vả để giải thoát cho cô.

+ Phần (3): Những suy nghĩ của An-tư-nai về con đường mòn mà thầy Đuy-sen đã đưa cô đi hôm ấy.

– Nội dung phần (3) là những suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai ở hiện tại nên có sự khác biệt về thời gian kể chuyện so với hai phần trước – vốn là hồi ức của nhân vật. Câu văn nói lên điều đó: “Giá giờ đây tôi có thể tìm lại con đường mòn mà thầy Đuy-sen đã đưa tôi xuống núi, tôi sẽ phục xuống đất và hôn lên những vết chân của thầy tôi.”, “Thiêng liêng và diễm phúc thay ngày hôm ấy, con đường mòn ấy, con đường đã dẫn tôi trở về với cuộc sống, với niềm tin mới vào bản thân mình, với những niềm hi vọng mới, với ánh sáng.... Cảm ơn ánh sáng Mặt Trời, cảm ơn mảnh đất ngày hôm ấy...”.

Câu 3. Hãy dẫn ra một số câu văn thể hiện suy nghĩ, tình cảm và mong ước của thầy Đuy-sen khi trồng hai cây phong nhỏ.

Trả lời:

– Khơi gợi niềm lạc quan: “Và mọi người sẽ luôn luôn nhìn thấy chúng và những người lành sẽ thấy lòng vui lên khi nhìn thấy chúng.”.

– Mong ước về tương lai tươi sáng: “Tất cả những gì đẹp nhất đều hãy còn ở phía trước...”.

– Thể hiện tình thương yêu sâu sắc, niềm tin mãnh liệt dành cho học trò: “Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em cũng sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt. Em có một tâm hồn đẹp và một đầu óc ham học. Thầy bao giờ cũng nghĩ rằng em sẽ trở thành người thông thái. Thầy tin như vậy, em ạ, số phận em nhất định sẽ như thế. Em bây giờ trẻ măng như một thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này. An-tư-nai ạ, ta sẽ tự tay trồng lấy hai cây phong này. Và mong sao em sẽ tìm thấy hạnh phúc trong học tập, ngôi sao nhỏ trong sáng của thầy ạ...”.

Câu 4. Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong đoạn trích Người thầy đầu tiên.

Trả lời:

Nhân vật thầy Đuy-sen trong đoạn trích là một người thầy:

– Yêu thương, quan tâm học trò (không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn dạy học trò cách làm người, giúp An-ti-nai tạo lập nhân cách của mình).

– Có trách nhiệm với học trò (ra sức bảo vệ An-tư-nai, dám hi sinh cả tính mạng để mong đem lại cuộc sống mới đầy hi vọng cho học trò của mình).

– Có niềm tin vào tương lai tươi sáng của học trò (tin tưởng mạnh mẽ vào năng lực của An-tư-nai, gieo vào lòng cô bé niềm tin, nghị lực trong cuộc sống).

Câu 5. Thông qua cuộc đời nhân vật An-tư-nai, có thể nêu lên nhận xét gì về số phận của những người phụ nữ được nói tới trong câu chuyện?

Trả lời:

Thông qua cuộc đời nhân vật An-tư-nai, có thể rút ra một số nhận xét sau về số phận của những người phụ nữ trong câu chuyện:

- Chịu nhiều thiệt thòi.

- Bị đói nghèo, lạc hậu đoạ đày, mất hết quyền làm người.

- …

Câu 6. Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Chi tiết mà em ấn tượng nhất trong đoạn trích Người thầy đầu tiên, là chi tiết về dòng tâm sự của nhân vật An-tư-nai khi đã trưởng thành. Cô bé ngày nào giờ đây đã là một người thành công, nhưng luôn khắc khoải về người thầy giáo đầu tiên của mình. Chi tiết ấy đã giúp chúng ta thấy được sự biết ơn và kính trọng sâu sắc của nhân vật An-tư-nai đối với thầy giáo của mình. Dù thời gian đã trôi qua rất lâu, nhưng cô vẫn luôn khắc ghi trong trái tim rằng, tất cả những con đường thành công mà cô đi đều bắt nguồn từ con đường mòn nhỏ bé đó. Và mọi thành công của cô, hạnh phúc của cô, ánh sáng của cô đều là nhờ người thầy vĩ đại ấy đem đến. Với A-tư-nai, thầy Đuy-sen không chỉ là một người thầy giáo, mà còn là một người cha, một vị chúa thực sự đã sưởi ấm và cứu rỗi cuộc đời cô.

~/~

Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn soạn bài Người thầy đầu tiên lớp 8 sách Cánh Diều. Hy vọng với tài liệu này, các em sẽ nắm được hướng phân tích tìm hiều tác phẩm và những nội dung mà nhà văn Ai-ma-tốp gửi gắm trong tác phẩm Người thầy đầu tiên.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM