Soạn bài người thầy đầu tiên lớp 7

Xuất bản: 21/12/2022 - Tác giả:

Soạn bài người thầy đầu tiên lớp 7 ngắn nhất cho tới đầy đủ, hướng dẫn trả lời câu hỏi soạn người thầy đầu tiên trang 65 - 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1, Kết nối tri thức

Hướng dẫn soạn văn 7 Người thầy đầu tiên SGK Kết nối tri thức bằng cách gợi ý trả lời NGẮN GỌN NHẤT tất cả câu hỏi trong bài học: Trước khi đọc, đọc văn bản, sau khi đọc, viết kết nối với đọc.

Soạn văn 7 Người thầy đầu tiên KNTT

Gợi ý trả lời các câu hỏi của bài học trang 65 - 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1, Kết nối tri thức ngắn gọn vẫn đảm bảo đầy đủ ý, dựa trên sách giáo viên.

Soạn bài Người thầy đầu tiên ngắn nhất

Trước khi đọc

Câu hỏi

Một người cô giáo mà em đặc biệt yêu quý đó là người giáo viên chủ nhiệm em năm lớp 4. Cô là một người hết lòng yêu thương học trò. Lúc đó, nhà nghèo em không được mẹ cho đi học them, cô đã dạy miễn phí cho em. Đối với các bạn học kém trong lớp cô vẫn luôn dành thời gian cuối giờ cô kèm them, giảng giải cho các bạn.

Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc trang 65 - 70 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức.

1. Nhận biết: Người kể chuyện ở đây là ai?

- Người kể chuyện ở đây là người họa sĩ đồng hương với An – tư- nai

2. Theo dõi: Sự thay đổi nhân vật người kể chuyện

- Nhân vật người kể chuyện ở đây là An – tư - nai

3. Theo dõi: Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật.

Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật:

- Thầy giáo rất quan tâm đến những người học sinh của mình.

- An-tư-nai vẫn còn hơi e ngại và tự ti vì hoàn cảnh của mình.

4. Theo dõi: Những chi tiết miêu tả sự quan tâm, chăm sóc các học trò của thấy Đuy-sen.

- Những chi tiết miêu tả sự quan tâm, chăm sóc các học trò của thầy Đuy – sen:

- Thầy Đuy-sen đã bế những em học trò nhỏ qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế.

5. Theo dõi: Suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nại về mọi người, về thầy Đuy-sen.

- Suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nai về mọi người: muốn đuổi theo những người ngu xuẩn ấy, muốn cầm lấy cương ngựa và quát thẳng vào bộ mặt láo xược của họ.

- Suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nai về thầy Đuy-sen: trân trọng, yêu kính thầy và cảm thấy bức xúc khi mọi người có hành động, thái độ không phải với thầy.

6. Hình dung: Hình ảnh thấy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai.

- Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai: thầy đi chân không, làm không ngơi tay…khi An-tu-nai bị chuột rút thầy đã lẳng tảng đá đi, nhảy ngay lại đỡ cậu lên, bế cậu lên…thầy xoa hai chân đã tím bầm… thầy hà hơi ấm cho tôi

7. Theo dõi: Tình cảm của An-tư-nai và các học trò dành cho thầy Đuy-sen.

- Đám học trò ai cũng yêu mến thầy, còn An-tư-nai thì ước thầy là anh ruột của mình.

8. Nhận biết: Người kể chuyện ở phần (4) là ai?

- Người kể chuyện ở phần 4 là người họa sĩ đồng hương với An-tư-nai.

9. Suy luận: Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về điều gì?

- Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về tác phẩm dang dở của mình.

Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc trang 71 SgK NGữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức.

Câu 1

Người kể chuyện qua các phần là:

+ Phần (1) người kể chuyện là người họa sĩ đồng hương với An-tư-nai

+ Phần (2), (3) người kể chuyện là An-tư-nai

+ Phần (4) người kể chuyện là người họa sĩ đồng hương với An-tư-nai

- Ngôi kể trong cả 4 phần đều sử dụng ngôi thứ nhất xưng “tôi”.

Câu 2

Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích có mối quan hệ đồng hương với nhau. Họ đều sinh ra và lớn lên ở làng Ku-ku-rêu; hiện cùng sống ở Mát-xcơ-va và có quen biết nhau. Họ cùng được mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới của quê hương.

Câu 3

Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), An-tư-nai là trẻ mồ côi, ở với chú thím, cuộc sống thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm, không được chăm sóc, yêu thương.

Câu 4

a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai

b. Những chi tiết tiêu biểu được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen:

- Ngôn ngữ đối thoại: trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học; động viên, khích lệ An-tư-nai,...

- Hành động: một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt, khắc nghiệt, sự đơn độc; mơ ước về một tương lai tươi sáng cho học trò

- Cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai về thầy: cảm nhận về lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy; mong ước thầy là người ruột thịt của mình…

c. Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen: có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhân hậu, vị tha… trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.

Câu 5

- An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ và biết ơn vì tấm lòng nhân từ, những ý nghĩ tốt lành và những ước mơ của thầy về tương lai cô và những đứa trẻ. Cô ước thầy là anh ruột của mình, tình cảm thân thương như ruột thịt.

- Nhờ “người thầy đầu tiên” ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi, từ một cô bé mồ côi không biết chữ, ở một vùng quê nghèo khó, lạc hậu, từng bị người thím độc ác bán đi,... An-tư-nai đã có được cơ hội lên thành phố học tập và trở thành một viện sĩ nổi tiếng.

Câu 6

Ở phần (4) nhân vật người họa sĩ đã có những ý tưởng cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen là:

- Vẽ hai cây phong thầy Đuy-sen và An-tư-nai trồng, cùng đứa trẻ với đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo

- Vẽ cảnh tượng thầy Đuy-sen bế trẻ em qua con suối mùa đông

- Vẽ khoảnh khắc thầy Đuy-sen tiễn An-tư-nai lên tỉnh, sao cho bức tranh ấy diễn tả được tiếng gội cất lên từ tâm hồn Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người

Em ủng hộ ý tưởng vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh vì nó thể hiện được mong muốn của người họa sĩ sao cho bức tranh ấy giống như tiếng gọi của thầy Đuy-sen mà cho đến nay vẫn còn vẳng lại, vang dội trong lòng mỗi người.

Câu 7

Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng giúp người đọc có thể theo dõi linh hoạt câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn.

Viết kết nối với đọc

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

Đoạn văn tham khảo

Mùa thu năm ngoái, người họa sĩ nhận được một bức thư điện từ làng gửi đến mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới. Ông sẽ về làng dạo quanh, ngắm cảnh và vẽ ít bức kí họa. Ở đó ông gặp bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Bà đã viết cho ông một bức thư khi ông trở về thành phố. Bà An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc đời bà cho mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ. Và ông đã quyết định sẽ kể câu chuyện đó.

Soạn bài Người thầy đầu tiên lớp 7 chi tiết

Trước khi đọc

Câu hỏi

Hãy kể ngắn gọn về một thầy, cô giáo mà em đặc biệt yêu quý

Trả lời

Người cô mà tôi yêu quý và để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Sáu. Ngày đó, tôi mới chuyển cấp từ tiểu học sang trung học cơ sở, tôi còn nhiều bỡ ngỡ và không quen với môi trường mới. Cô là người đã giúp đỡ và bảo ban tôi rất nhiều. Cô luôn quan tâm đến học trò, đặc biệt là những bạn học sinh có học lực kém hơn một chút. Cô dạy môn Văn nên trước khi vào bài học cô thường cho chúng tôi chơi trò chơi khởi động, ai cũng thích thú khi đến tiết học của cô. Có những bài khó chúng tôi không hiểu, cô đều giảng giải lại một cách tỉ mỉ. Cô giảng bài rất hay, những bài học bổ ích của cô đã giúp chúng tôi tiến bộ lên nhiều. Dù lên lớp Bảy cô không còn chủ nhiệm và dạy môn Ngữ văn lớp tôi nữa nhưng tôi vẫn luôn yêu quý và kính trọng cô.

Đọc văn bản

1. Nhận biết: Người kể chuyện phần 1 Người thầy đầu tiên là ai?

2. Theo dõi: Sự thay đổi nhân vật người kể chuyện trong phần 2 Người thầy đầu tiên

3. Theo dõi: Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong Người thầy đầu tiên

4. Theo dõi: Chi tiết miêu tả sự quan tâm, chăm sóc học trò của thầy Đuy-sen

5. Theo dõi: Suy nghĩa, cảm xúc của An-tư-nai về mọi người, về thầy Đuy-sen

6. Hình dung: Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí tức của An-tư-nai

7. Theo dõi: Tình cảm của An-tư-nai và các học trò dành cho thầy Đuy-sen

8. Nhận biết: Người kể chuyện là ai trong phần 4 Người thầy đầu tiên ?

9. Suy luận:

Người kể chuyện Người thầy đầu tiên băn khoăn, trăn trở về điều gì?

Sau khi đọc

Câu 1 trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Xác định người kể chuyện và ngôi kể trong từng phần của đoạn trích Người thầy đầu tiên

Trả lời

- Người kể chuyện qua các phần là:

+ Phần (1), (4) người kể chuyện là người họa sĩ đồng hương với An-tư-nai

+ Phần (2), (3) người kể chuyện là An-tư-nai

- Ngôi kể trong cả 4 phần đều sử dụng ngôi thứ nhất xưng “tôi”.

Câu 2 trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Các nhân vật kể chuyện trong Người thầy đầu tiên có quan hệ thế nào?

Trả lời

Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích có mối quan hệ đồng hương với nhau. Họ đều sinh ra và lớn lên ở làng Ku-ku-rêu; hiện cùng sống ở Mát-xcơ-va và có quen biết nhau. Họ cùng được mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới của quê hương.

Câu 3 trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), Em hình dung như thế nào về hoàn cảnh sống của An-tư-nai?

Trả lời

Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), An-tư-nai là trẻ mồ côi, ở với chú thím, cuộc sống thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm, không được chăm sóc, yêu thương

Câu 4 trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Đọc kĩ phần 3 của đoạn trích Người thầy đầu tiên và trả lời các câu hỏi

a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật nào?

b. Những chi tiết tiêu biểu nào được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen?

c. Khái quát đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen

Trả lời

a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai

b. Những chi tiết tiêu biểu được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen:

- Ngôn ngữ đối thoại: trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học; động viên, khích lệ An-tư-nai,...

- Hành động: một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt, khắc nghiệt, sự đơn độc; mơ ước về một tương lai tươi sáng cho học trò

- Cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai về thầy: cảm nhận về lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy; mong ước thầy là người ruột thịt của mình…

c. Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen: có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhân hậu, vị tha… trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.

Câu 5 trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm như thế nào? Nhờ “người thầy đầu tiên” ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi ra sao?

Trả lời

- An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ và biết ơn vì tấm lòng nhân từ, những ý nghĩ tốt lành và những ước mơ của thầy về tương lai cô và những đứa trẻ. Cô ước thầy là anh ruột của mình, tình cảm thân thương như ruột thịt.

- Nhờ “người thầy đầu tiên” ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi, từ một cô bé mồ côi không biết chữ, ở một vùng quê nghèo khó, lạc hậu, từng bị người thím độc ác bán đi,... An-tư-nai đã có được cơ hội lên thành phố học tập và trở thành một viện sĩ nổi tiếng

Câu 6 trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Ở phần 4, họa sĩ đã có ý tưởng gì cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen? Em ủng hộ ý tưởng nào của họa sĩ?

Trả lời

Ở phần (4) nhân vật người họa sĩ đã có những ý tưởng cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen là:

- Vẽ hai cây phong thầy Đuy-sen và An-tư-nai trồng, cùng đứa trẻ với đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo

- Vẽ cảnh tượng thầy Đuy-sen bế trẻ em qua con suối mùa đông

- Vẽ khoảnh khắc thầy Đuy-sen tiễn An-tư-nai lên tỉnh, sao cho bức tranh ấy diễn tả được tiếng gội cất lên từ tâm hồn Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người

Em ủng hộ ý tưởng vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh vì nó thể hiện được mong muốn của người họa sĩ sao cho bức tranh ấy giống như tiếng gọi của thầy Đuy-sen mà cho đến nay vẫn còn vẳng lại, vang dội trong lòng mỗi người

Câu 7 trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Theo em, Cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng gì?

Trả lời

Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng giúp người đọc có thể theo dõi linh hoạt câu chuyện được soi chiếu từ nhiều chiều, trở nên phong phú, hấp dẫn, chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản Người thầy đầu tiên bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

Gợi ýĐoạn văn kể lại phần 1 hoặc phần 4 của Người thầy đầu tiên bằng ngôi thứ ba

Nội dung văn bản Người thầy đầu tiên

Tìm hiểu chung

1. Tác giả Ai-tơ-ma-tốp Ai-tơ-ma-tốp (1928 - 2018)

- Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp (1928 - 2018)

- Quê quán: Cư-rơ-gư-dơ-xtan

- Phong cách nghệ thuật: các tác phẩm của ông viết về cuộc sống khắc nghiệt nhưng giàu chất thơ của quê hương ông

- Tác phẩm chính: Gia-mi-li-a (1958), Cây phong non trùm khăn đỏ (1961), Con tàu Trắng (1970)

2. Tác phẩm Người thầy đầu tiên

a.  Hoàn cảnh sáng tác 

Tác phẩm Người thầy đầu tiên được sáng tác vào năm 1962. Tác phẩm Người thầy đầu tiên của Ai-tơ-ma-tốp

b. Bố cục

Bố cục văn bản Người thầy đầu tiên gồm có 4 phần:

- Phần 1: Từ đầu…kể hết câu chuyện này: An-tư-nai viết thư nhờ người đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen

- Phần 2: Tiếp theo…rảo bước về làng: kể lại câu chuyện xây trường và cuộc đối đáp giữa An-tư-nai với thầy

- Phần 3: Tiếp theo…còn tất cả ngồi tại chỗ nghe thầy Đuy-sen giảng bài: miêu tả sự quan tâm chăm sóc học trò của thầy Đuy-sen

- Phần 4: Còn lại: Người họa sĩ boăn khoăn về chủ đề tranh

c. Thể loại: Truyện ngắn

d. Phương thức biểu đạt: Tự sự

e. Tóm tắt văn bản Người thầy đầu tiên

Câu chuyện kể về cô bé mồ côi An-tư-nai sống cùng gia đình chú thím ở làng Cư-rơ-gư-dơ-xtan, không được đi học và luôn phải chịu sự giám sát, sai bảo khắc nghiệt của bà thím. Đuy-sen được Đoàn Thanh niên Cộng sản cử về làng để mở trường, đã giúp cho cô bé được đến trường học. Sau này An-tư-nai đã trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, còn thầy Đuy-sen về già đi đưa thư. Những bài dạy của thầy giúp cô bé trở thành người tốt và có ích cho xã hội như ngày hôm nay.

Đọc hiểu văn bản

1. Nhân vật An-tư-nai 

- Bối cảnh xuất thân: làng quê nghèo, lạc hậu ở Cư-rơ-gư-dơ-xtan

- Là cô bé mồ côi,bị chú thím đối xử tàn nhẫn

- Ước mơ bị chôn vùi đến khi gặp thầy Đuy-sen

- Cô bé được đến trường học nhờ có thầy giáo giúp đỡ

- An-tư-nai đã trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va →Cô bé có hoàn cảnh đáng thương, giàu nghị lực, nhờ sự giúp đỡ của thầy giáo Đuy-sen trở thành người có ích cho xã hội.

2. Nhân vật thầy giáo Đuy-sen 

- Thầy Đuy-Sen về làng xây trường

- Trò chuyện gần gũi với học sinh, qua cách nói chuyện với An-tư-nai:

+  Mời học sinh vào thăm trường

+  Kêu học sinh gọi thầy bằng thầy

- Thầy thương học sinh:

+  Bế học sinh qua núi

+  Lưng thì cõng, tay thì bế Thầy Đuy-sen dắt học sinh qua suối khi trời sắp sang đông

- Thầy hiền từ không để ý đến lời lăng mạ của người khác

- Thầy cố gắng làm tất cả để mang đến con chữ cho học sinh →Người thầy hiền từ được An Tư Nai và các học sinh yêu quý, thầy làm mọi thứ vì học sinh thân yêu của mình

3. Giá trị nhân đạo của tác phẩm 

- Cuộc sống của cô bé An Tư Nai được thắp sáng nhờ thầy dạy chữ

- Hình ảnh người thầy yêu thương hết mình vì học sinh

- Ước mong gửi cô bé và các học sinh của mình đến thành phố

- Nhân cách cao quý đáng trân trọng của người thầy

Tổng kết

1. Về nội dung

Tác phẩm kể về tình cảm của nhân vật An-tư-nai dành cho người thầy đầu tiên của mình là Đuy-sen. Qua đó thể hiện nhân cách cao quý đáng trân trọng của người thầy.

2. Về nghệ thuật

- Độc đáo trong sự thay đổi ngôi kể, người kể chuyện trong từng phần đoạn trích

- Mang đến giá trị nhân đạo sâu sắc.

Xem thêm

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung phần Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ lớp 7 KNTT do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn, hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em hiểu hơn về văn bản, từ đó giúp các em soạn văn 7 Kết nối tri thức hay hơn mỗi ngày.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM