Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác trang 42 CTST

Xuất bản: 14/10/2023 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác trang 42, trả lời các câu hỏi hướng dẫn nghe, tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác trang 42 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Tài liệu hướng dẫn chi tiết soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác, tham khảo cách trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác trang 42 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác trang 42 Ngữ văn 8 tập 2 CTST

Đề bài: Nghe và tóm tắt bài thuyết trình về một tác phẩm văn học do người khác trình bày trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách.

Hướng dẫn các bước tóm tắt

1. Chuẩn bị trước khi nghe

- Xác định mục đích nghe bài thuyết trình: hiểu thêm về tác phẩm văn học đã đọc, thu nhận thông tin về những tác phẩm chưa đọc.

+ Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm sẽ được trình bày trong bài thuyết trình sắp được nghe.

+ Giấy, bút (bút màu, bút dạ quang...) để ghi chép và đánh dấu hoặc gạch chân những thông tin quan trọng.

2. Nghe và ghi chép

- Chú ý lắng nghe các thông tin như: tên tác giả, tác phẩm, cốt truyện, nhân vật chính, chủ đề, đặc sắc nghệ thuật...

- Ghi lại tóm tắt các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà người nói sử dụng trong bài thuyết trình.

- Liệt kê ra giấy những câu hỏi mà em muốn trao đổi với người thuyết trình.

3. Đọc lại, chỉnh sửa và phản hồi

- Đọc lại và trao đổi với các bạn khác về nội dung tóm tắt và nếu cần thì chỉnh sửa cho hợp lí.

- Trình bày những điểm em chưa rõ hoặc không đồng tình với người thuyết trình (nếu có)

- Trao đổi với các bạn về ba vấn đề sau:

+ Cách lắng nghe và nắm bắt nội dung thuyết trình.

+ Cách ghi tóm tắt nội dung đã nghe.

+ Cách nêu câu hỏi cho người thuyết trình.

Tham khảo mẫu tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác về một tác phẩm văn học

Truyện Thần Trụ trời thuộc vào thể loại thần thoại nói về nguồn gốc của vũ trụ và muôn loài, còn được gọi là thần thoại suy nguyên do tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Tác phẩm được coi là một tác phẩm đặc sắc về cả chủ đề và nghệ thuật. Truyện Thần Trụ trời kể về thần Thần Trụ trời với khả năng siêu phàm đã phân chia địa cầu thành hai phần, sử dụng đất và đá để tạo ra núi, đảo và các sự vật tự nhiên khác. Chi tiết này của truyện giúp làm sáng tỏ nguồn gốc của sự hình thành các sự vật tự nhiên một cách sáng tạo.

Trong phần mở đầu của truyện, tác giả dân gian đã mở ra một không gian vũ trụ hoang sơ như "một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo" và thời gian không xác định "Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người". Trong khoảnh khắc tối tăm đó, Thần Trụ trời đã xuất hiện với hình dáng khổng lồ, "Chân thần dài không thể tả xiết". Mỗi bước chân của thần có thể "qua từ vùng này đến vùng khác, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác". Nhờ sức mạnh phi thường đó, thần tự mình đào đất, đập đá, tạo ra một cột đá cao và to để nắm giữ trời. Mỗi khi cột đá được xây cao hơn, tấm trời mở rộng hơn. Không mất nhiều thời gian, thần Trụ trời đã đẩy bức vòm trời lên gần với bầu mây xanh, tạo ra sự phân chia rõ ràng giữa đất và trời. Sau khi hoàn thành trụ trời, thần lại phá bỏ cột đá và ném đất và đá ra khắp nơi, tạo ra những ngọn núi và dãy đồi cao... Bằng cách sử dụng các hình tượng của thiên nhiên, tác giả dân gian đã giải thích quá trình tạo ra thế giới một cách sáng tạo. Từ đây, chủ đề của câu chuyện trở nên thân thiện và hấp dẫn với người đọc.

Chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm văn học luôn song hành và bổ sung cho nhau. Truyện "Thần Trụ trời" cũng vậy, những sáng tạo hình thức nghệ thuật về cốt truyện, nhân vật đã đóng góp vào thành công trong việc làm nổi bật chủ đề truyện. Là truyện thần thoại, cốt truyện "Thần Trụ trời" được xây dựng hết sức đơn giản và gần gũi, xoay quanh việc thần Trụ trời làm công việc phân chia đất, trời và tạo nên những dạng địa hình tự nhiên khác nhau. Dựa vào trí tưởng tượng của con người cùng những yếu tố kì ảo, truyện đã giải thích quá trình tạo lập vũ trụ và thế giới tự nhiên. Qua đó, ta cũng thấy được khát khao tìm hiểu và khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Đặc sắc nghệ thuật còn được thể hiện trong việc xây dựng nhân vật kết hợp sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu. Hình ảnh Thần Trụ trời có kích thước "khổng lồ" với những bước chân rộng lớn, sở hữu sức mạnh phi thường, đã giúp cho người đọc hình dung rõ ràng, sắc nét về một vị thần trong thần thoại.

"Thần Trụ trời" với những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật đã mang đến cho bạn đọc câu chuyện thú vị lí giải về nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên. Đồng thời truyện cũng phản ánh mong muốn, khát khao được tìm tòi, khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Mong rằng tác phẩm sẽ mãi để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc yêu thích văn học dân gian của dân tộc.

-/-

Các bạn vừa tham khảo xong nội dung chi tiết soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác trang 42 Ngữ văn 8 tập 2 CTST. Hi vọng thông qua những gợi ý của bài soạn các em sẽ nắm được kiến thức cơ bản để có thể dễ dàng tóm tắt được nội dung bài thuyết trình của người khác về một tác phẩm văn học.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM