Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 Kết nối tri thức

Xuất bản: 22/12/2022 - Cập nhật: 23/12/2022 - Tác giả:

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 KNTT ngắn nhất cho tới đầy đủ hướng dẫn trả lời câu hỏi soạn Mùa xuân nho nhỏ trang 90 - 92 SGK Ngữ văn 7 tập 1, Kết nối tri thức

Hướng dẫn soạn văn 7 Mùa xuân nho nhỏ SGK Kết nối tri thức bằng cách gợi ý trả lời NGẮN GỌN NHẤT tất cả câu hỏi trong bài học: Trước khi đọc, đọc văn bản, sau khi đọc, viết kết nối với đọc.

Soạn văn 7 Mùa xuân nho nhỏ KNTT

Gợi ý trả lời các câu hỏi của bài học trang 90 - 92 SGK Ngữ văn 7 tập 1, Kết nối tri thức ngắn gọn vẫn đảm bảo đầy đủ ý, dựa trên sách giáo viên.

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 ngắn nhất

Trước khi đọc

Câu 1

Mùa xuân trong em là mùa của những lễ hội, mùa của rất nhiều các loài hoa nở, đặc biệt mùa xuân có Tết,..

Câu 2 

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (Hồ Chí Minh)

Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc trang 90-91 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức.

1. Hình dung: Những màu sắc, âm thanh được gợi lên trong khổ thơ?

- Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa xuân với:

+ Âm thanh: âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện”.

+ Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa, trong veo của giọt sương.

→ Màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này

2. Hình dung: Vẻ đẹp mùa xuân qua hình ảnh “lộc”

- Hình ảnh “lộc” đã làm cho bức tranh mùa xuân trong bài thêm trọn vẹn:

+ Lộc của “người ra đồng”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm mầm non trên những cách đồng quê hương. Từ “lộc” cho ta liên tưởng tới những cánh đồng mênh mông với những chồi non nhú lên xanh biếc từ những hạt thóc giống mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người. Có thể nói chính con người tạo nên sức sống mùa xuân thiên nhiên đất nước.

+ Lộc của “người cầm súng”: liên tưởng đến những người chiến sĩ, những người cầm súng khi ra trận, trên vai trên lưng có cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo cả mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. Từ “lộc” làm cho người ta thấy tràn ngập niềm tin, hy vọng đã tiếp thêm sức mạnh ý chí để họ vươn xa ra, bảo vệ đất nước.

→ Con người chính là nhân tố quyết định tạo ra, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đất nước. Hình ảnh “lộc” xuân tràn theo người ra đồng là đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu. Xây dựng và bảo vệ, là hai nhiệm vụ không thể tách rời, họ đem mùa xuân mọi nơi trên đất nước.

3. Liên tưởng: Hình ảnh con chim, cành hoa, mùa xuân, nốt trầm nho nhỏ.

- Hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ đều là những biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời và cũng là biểu tượng cho lẽ sống đẹp của con người.

- Con chim, nhành hoa, mùa xuân nho nhỏ là biểu tượng cho những vẻ đẹp tinh túy của cuộc đời.

- Nốt nhạc trầm là biểu tượng cho sự cống hiến thầm lặng

Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc trang 90-91 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức.

Câu 1

- Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời.

- Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận về một mùa xuân tươi đẹp, rực rỡ, hài hòa bởi thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống.

Câu 2

- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:

+ Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật

+ Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”

→ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời

Câu 3

Hình ảnh người cầm súng người ra đồng gọi cho em nhớ đến những chú bộ đội và những người nông dân.

Khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hai hình ảnh người cầm súng và người ra đồngvì người cầm súng đại diện cho bộ phận những người bảo vệ đất nước, còn người ra đồng là đại diện cho những người đang miệt mài lao động để đất nước được đẹp giàu. Đây là những khía cạnh quan trọng, giúp cho đất nước đi lên, giúp nhân dân yên bình và ấm no và cũng là những nhiệm vụ cốt yếu của cả dân tộc. Xây dựng và bảo vệ, là hai nhiệm vụ không thể tách rời, họ đem mùa xuân mọi nơi trên đất nước, chính vì vậy mà hai hình ảnh này được nhắc tới song hành cùng nhau.

Câu 4 

- Cách gieo vần của khổ thơ: gieo vần liền (lao – sao).

- Cách ngắt nhịp: câu 1, câu 2 và câu 3 nhịp 3/2, câu 4 nhịp ¼.

Câu 5

- Hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ đều là những biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời và cũng là biểu tượng cho lẽ sống đẹp của con người.

- Tác giả muốn làm “con chim”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” nhằm thể hiện ước muốn được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.

- Tác giả khát khao cống hiến trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt: khi ông đang nằm trên giường bệnh, chống chọi với những ngày cuối đời, ông không sợ cái chết, không nghĩ đến bản thân mà lại nghĩ đến việc được cống hiến cho đất nước. Điều này thể hiện phẩm chất cao đẹp của nhà thơ và lối sống ý nghĩa cho cuộc đời

Câu 6

- Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Đây không phải là việc sử dụng đại từ ngẫu nhiên trong bài thơ của mình mà tác giả sử dụng sự thay đổi đó để thể hiện tư tưởng của mình.

+ Chữ tôi trong câu thơ “Tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh đẹp và sức sống của mùa xuân. Là cái tôi yêu thiên nhiên, rung động trước cái đẹp của đất trời.

+ Còn đến những khổ thơ sau, chữ “tôi” được tác giả thay bằng chữ “ta” để bày tỏ điều tâm niệm tha thiết, khao khát được sống cống hiến cho đời. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” lý tưởng khác

→ Như vậy sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.

Câu 7 

- Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Mùa xuân vốn là một khái niệm trừu tượng chỉ thời gian nhưng ở đây, mùa xuân lại có hình, có khối, mang một hình hài “nho nhỏ”, xinh xắn.

- Nhan đề gợi cho em cảm xúc về sự cống hiến của mỗi người đối với đất nước. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo để nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

Đoạn văn tham khảo

"Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

Nhịp điệu thơ cất lên một cách nhỏ nhỏ, khiêm tốn nhưng thật thiết tha, cảm động, sâu lắng. “ta làm” là điệp ngữ vang lên ở đầu các câu thơ như một khẳng định những ước nguyện chính đáng, cao đẹp thể hiện tâm hồn khát khao được làm việc, cống hiến nhiều nhất cuộc đời.

Hình ảnh đối ứng lặp lại ở đầu bài thơ “con chim”, “cành hoa”, “nốt trầm” là thể hiện mong ước cụ thể của nhà thơ được góp cái đó dù nhỏ bé nhưng có ích cho đời. là con chim hãy mang lại những âm thanh vang vọng, những tiếng hót say mê lòng người là nốt nhạc, nốt trầm trong bản nhạc nhưng không thể thiếu giàn hợp xướng, trong bản hòa ca tất cả mọi người.

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 đầy đủ

Trước khi đọc

Câu 1 trang 90 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Mùa xuân trong cảm nhận của em có gì đáng nhớ?

Trả lời

Mùa xuân đối với em là một mùa đặc biệt và đây cũng là mùa đẹp nhất trong năm. Khi xuân về, cây cối đua nhau khoe sắc, đơm chồi nảy lộc, vẽ nên những bức tranh thiên nhiên rực rỡ, hiền hòa. Xuân về cũng là lúc Tết Nguyên đán sắp đến, người người lại trở về đoàn tụ với gia đình thân yêu. Chính vì vậy mùa xuân trong cảm nhận của em không chỉ là vẻ đẹp mà còn là mùa của đoàn viên

Câu 2 trang 90 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Hãy đọc Một vài đoạn thơ mà em yêu thích viết về mùa xuân

Trả lời

- Thơ xuân:

Đây cả mùa xuân đã đến rồi
Từng nhà mở cửa đón vui tươi.
Từng cô em bé so màu áo
Đôi má hồng lên, nhí nhảnh cười.

(Nguyễn Bính)

- Cảnh ngày xuân:

Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

(Nguyễn Du)

- Mùa xuân chín:

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.

(Hàn Mặc Tử)

Đọc văn bản

1. Hình dung: Màu sắc, âm thanh được gợi lên trong khổ một bài Mùa xuân nho nhỏ?

2. Hình dung: Vẻ đẹp mùa xuân qua hình ảnh lộc trong bài Mùa xuân nho nhỏ

3. Liên tưởng: Hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ.

Sau khi đọc

Câu 1 trang 91 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Trong khổ thơ đầu, Thanh Hải tả mùa xuân qua hình ảnh nào? Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về mùa xuân?

Trả lời

- Trong khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả mùa xuân qua những hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời, giọt long lanh...

- Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận về một mùa xuân tươi đẹp, rực rỡ, hài hòa bởi thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống

Câu 2 trang 91 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Cảm xúc của Thanh Hải trước vẻ đẹp mùa xuân qua: Ôi con chim ...tôi hứng

Trả lời

- Trong hai dòng thơ đầu, hình ảnh “con chim chiền chiện” vụt thoáng qua không gian nhưng lại đọng lại trong tiếng gọi thiết tha của nhà thơ: Ơi con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời. Vừa là tiếng gọi vừa là câu hỏi nhưng cũng là lời khẳng định bộc lộ niềm tin hân hoa của nhà thơ. Hình ảnh con chim chiền chiện với tiếng hót vang ngân trên bầu trời, trong không gian của mùa xuân cũng là nhịp cảm xúc dâng trào vừa trong trẻo vừa thiết tha, sôi nổi trong tâm hồn nhà thơ.

- Trong hai dòng thơ sau, tiếng chim như đọng lại trong không gian thành những giọt thanh âm “long lanh” tỏa sáng, rực rỡ như giọt sương, giọt mưa xuân đã thu vào trong đó ánh sáng trong ngần và nhà thơ trân trọng đón nhận từng giọt âm thanh của tiếng chim – ánh sáng của bầu trời mùa xuân.

Câu 3 trang 92 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng gợi cho em nghĩ đến ai?Vì sao nói về mùa xuân của đất nước lại nhắc đến người cầm súng và người ra đồng?

Trả lời

Khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hai hình ảnh người cầm súng và người ra đồng vì người cầm súng đại diện cho bộ phận những người chiến sĩ bảo vệ đất nước, còn "người ra đồng" là đại diện cho những người đang miệt mài lao động nơi hậu phương để đất nước được đẹp giàu. Đây là những khía cạnh quan trọng, giúp cho đất nước đi lên, giúp nhân dân yên bình và ấm no và cũng là những nhiệm vụ cốt yếu của cả dân tộc. Xây dựng và bảo vệ, là hai nhiệm vụ không thể tách rời, họ đem mùa xuân mọi nơi trên đất nước, chính vì vậy mà hai hình ảnh này được nhắc tới song hành cùng nhau

Câu 4 trang 92 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Đặc điểm gieo vần và ngắt nhịp trong khổ 3 Mùa xuân nho nhỏ

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Trả lời

Khi soạn bài Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 KNTT, ta thấy:

- Cách gieo vần của khổ thơ: gieo vần liền (lao – sao).

- Cách ngắt nhịp: 2/3, 3/2

Câu 5 trang 92 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Theo em, Vì sao tác giả muốn làm con chim, một cành hoa, một nốt trầm? Liên hệ với hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, em có cảm nhận gì về ước nguyện mà nhà thơ muốn gửi gắm qua những hình ảnh này?

Trả lời

- Đây là những hình ảnh nhỏ bé, bình dị, khiêm nhường của thiên nhiên, của cuộc sống, chúng mang lại niềm vui, niềm yêu sống cho tác giả

- Tác giả khát khao cống hiến trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt: muốn cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé – của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước, cho mùa xuân của dân tộc. Liên hệ với hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ – một tháng trước khi nhà thơ qua đời – ta sẽ càng cảm nhận được một cách sâu sắc, thấm thía cái ước nguyện mãnh liệt, cháy bỏng ấy

Câu 6 trang 92 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng tôi nhưng sang phần sau lại xưng ta. Theo em, việc thay đổi cách xưng hô như thế có ý nghĩa gì?

Trả lời

Tôi: biểu hiện một cái “tôi” cụ thể, rất riêng của nhà thơ; ta: thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, của số đông. Việc chuyển đổi này biểu hiện sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung. Cái “tôi” của tác giả đã nói thay cho nhiều cái “tôi” khác, nó hóa thân thành cái “ta”. Cái “tôi” đã hòa vào cái “ta” chung. Trong cái “ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng.

Câu 7 trang 92 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Sau khi đọc và tìm hiểu bài thơ, Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Nhan đề đó gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?

Trả lời

- Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Mùa xuân vốn là một khái niệm trừu tượng chỉ thời gian nhưng ở đây, mùa xuân lại có hình, có khối, mang một hình hài “nho nhỏ”, xinh xắn.

- Nhan đề gợi cho em cảm xúc về sự cống hiến của mỗi người đối với đất nước. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo để nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Bài mẫu

Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ đã thể hiện một cách sâu sắc tư tưởng cống hiến và lẽ sống đẹp cho cuộc đời, nổi bật với khổ thơ:

"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"

Hình ảnh "mùa xuân nho nhỏ" cùng với sự "lặng lẽ" khiến ta hình dung về sự cống hiến một cách thầm lặng trong suốt cả cuộc đời. Mùa xuân - tuổi trẻ của Thanh Hải chỉ là một phần nhỏ trong mùa xuân lớn của cả dân tộc. Ông biết điều ấy, và ông cũng tự nhận cống hiến của mình như một nốt trầm trong bản hòa ca bất tận của cuộc đời. Điệp từ "Dù là" cùng với hai hình ảnh ẩn dụ mang tính đối lập "hai mươi", "tóc bạc" làm cho hai câu thơ vang lên như một lời thề của con người cao cả ấy. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, khi tác giả đang phải chống chọi với căn bệnh xơ gan hiểm nghèo ta mới thấy hết được tinh thần và khao khát rất đỗi nhân văn của một con người có trái tim nhân hậu như Thanh Hải. Khổ thơ đã khiến ta càng thêm yêu mến và trân trọng hơn tấm lòng của Thanh Hải, người con của xứ Huế mộng mơ.

Tham khảo thêmĐoạn văn cảm nhận về một đoạn thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Tìm hiểu bài Mùa xuân nho nhỏ

1. Tác giả Thanh Hải

- Thanh Hải (1930-1980) 

- Nhà thơ Thanh Hải sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930 tại xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Ông xuất thân trong một gia đình trí thức nghèo. Cha ông làm nghề dạy học, mẹ ông là nông dân.

- Phong cách sáng tác: trong thời kì đất nước còn bị chia cắt, ông đã viết nhiều bài thơ thể hiện tình cảm yêu quê hương, khát vọng thống nhất đất nước

- Tác phẩm chính: Những đồng chí trung kiên (1962), Dấu võng Trường Sơn (1977), Mưa xuân đất này (1982)

2. Tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ

a. Hoàn cảnh sáng tác 

Tác phẩm được ra đời vào tháng 11/1980 trong lúc đất nước đang hồi sinh nhưng cũng vào lúc này nhà thơ mắc bệnh hiểm nghèo, ông đã sáng tác bài Mùa xuân nho nhỏ khi đang nằm trên giường bệnh.

b. Bố cục 

Bố cục bài thơ Mùa xuân nho nhỏ bao gồm 4 phần:

- Phần 1: Khổ thơ đầu: Cảm nhận về mùa xuân thiên nhiên đất trời.

- Phần 2: Khổ 2 và 3: mùa xuân đất nước, con người.

- Phần 3: Khổ thơ 4 và 5: Khát vọng cống hiến của nhà thơ.

- Phần 4: Còn lại: ca ngợi quê hương đất nước qua điệu ca Huế.

c. Thể loại: Thơ 5 chữ

d. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

e. Tóm tắt nội dung Mùa xuân nho nhỏ 

Tấm lòng yêu da diết của tác giả với mùa xuân thiên nhiên đất trời, cùng với đó là ước nguyện chân thành muốn công hiến cho đất nước. Công hiến một mùa xuân nhỏ bé của mình vào mùa xuân to đẹp của đất nước.

3. Đọc hiểu văn bản

Để các em học sinh chuẩn bị phần Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 KNTT tốt nhất, Đọc tài liệu tổng hợp kiến thức chung về văn bản, các em cùng theo dõi dưới đây.

3.1. Mùa xuân của đất trời 

- Bức tranh mùa xuân của thiên nhiên với những hình ảnh gần gũi, bình dị nhất

+ Màu xanh của dòng sông

+ Màu tím của hoa

+ Màu tím của hoa như điểm tô thêm vẻ đẹp của ông

+ Sắc tím mang đậm chất Huế

+ “mọc” sức sống, trỗi dậy tươi mới của mùa xuân

- Âm thanh của mùa xuân

+ Tiếng chim chiền chiện hót

+ “giọt long lanh rơi” có thể là mưa hoặc sương

+ đưa tay hứng

- Tâm trạng say đắm của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân → Bức tranh mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế đầy chất thi vị, thơ mọng làm đắm say lòng người.

3.2. Mùa xuân của đất nước 

- Mùa xuân gắn liền với những hoạt động thường ngày:

+ “Cầm súng” bảo vệ tổ quốc

+ “Ra đồng” lao động xây dựng đất nước

- Hai hình ảnh găn liền với nhau, song hành với nhau là 2 nhiệm vụ quan trọng của đất nước

- “lộc", “mùa xuân” , “người" trải rộng trong không gian gắn liền với cuộc sống nhân dân

- “hối hả”, “xôn xao” không khí lao động nhộn nhịp, đầy phấn khởi

- Hình ảnh mùa xuân còn gắn liền với hình ảnh đát nước trải qua bốn ngàn năm lịch sử

- Ý chí kiên cường, không chịu khuất phục của dân tộc → Mùa xuân của đất nước gắn liền với hoạt động thường nhật, không khí lao động hăng say.

3.3. Khát vọng cống hiến của tuổi trẻ 

- Tác giả muốn là “một mùa xuân nho nhỏ" để hiến dâng cho cuộc đời bằng những gì đẹp nhất, bình dị nhất

- Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời là vô hạn của con người là hữu hạn

- Những nguyện ước của tác giả hóa thân thành những vật thân thuộc nhất để điẻm tô cho đời

+ “con chim hót” góp tiếng ca cho đời thêm vui tươi

+ “ nhành hoa” khoe sắc, góp hương cho đời

+ “nốt trầm” để tạo điểm nhấn cho đời → Tác giả không ước mơ lớn lao, mà muốn hoa thân thành những điều gần gũi, chân thật nhất để làm đẹp cho đời bằng tất cả lòng chân thành, nhiệt huyết nhất.

3.4. Ca ngợi vẻ đẹp đất nước qua những điệu dân ca Huế

Những điệu hát thân thương của xứ Huế

+ “ta xin hát” giọng đầy tự hào, về lối sống nghĩa tình của cha ông

+ “Nam ai, Nam bình” là 2 điệu hát truyền thống đầy ngọt ngào của Huế

+ Dụng cụ dân tộc "phách tiền” → Bài thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người, sự cống hiến thầm lặng, mối quan hệ cá nhân và cộng đồng.

4. Tổng kết

Về nội dung 

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên, đất trời và suy tư về tuổi trẻ của đời người. Khát vọng muốn cống hiến những gì đẹp nhất cho đời.

Về nghệ thuật 

- Thể thơ năm chữ

- Nhạc điệu trong sáng, vui tươi

- Sử dụng bút pháp so sánh, ẩn dụ

- Sử dụng phép điệp từ ngữ.

Xem thêm

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung phần Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 KNTT do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn, hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em hiểu hơn về văn bản, từ đó giúp các em soạn văn 7 Kết nối tri thức hay hơn mỗi ngày.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM