Soạn bài Mẹ và quả sách Cánh Diều

Xuất bản: 02/12/2022 - Tác giả:

Soạn bài Mẹ và quả Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều với hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong phần Chuẩn bị, câu hỏi trong bài và cuối bài đọc hiểu trang 26-28.

Soạn bài Mẹ và quả sách Cánh Diều chi tiết

Trả lời các câu hỏi chuẩn bị, đọc hiểu và cuối bài sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung mà bài thơ Mẹ và quả muốn truyền đạt.

1. Chuẩn bị

Trả lời câu hỏi trang 26 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

+ Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

+ Sinh ra trong một gia đình trí thức, giàu truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng.

+ Học tập và trưởng thành ở miền Bắc, tham gia chiến đấu và học tập ở miền Nam.

+ Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc trữ tình chính luận.

+ Ông từng hoạt động cách mạng, viết báo làm thơ và giữ nhiều chức vụ quan trọng: Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin, Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V; Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin…

+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);

+ Đặc điểm thơ văn:  Giàu sức suy tư, cảm xúc dồn nén mang màu sắc chính luận.

- Khi nghĩ về cha mẹ, điều khiến tôi xúc động nhất là cha mẹ đã luôn yêu thương tôi vô điều kiện. Cha mẹ đã phải làm lụng vất vả để nuôi tôi ăn học, lớn khôn thành người. Tôi luôn biết ơn và tự nhủ sẽ học tập thật tốt, cố gắng trở thành con ngoan trò giỏi đền đáp công ơn cha mẹ.

2. Câu hỏi đọc hiểu

Với việc trả lời các câu hỏi trong bài trang 27 SGK, các em sẽ nắm được những ý chính, cũng như nghệ thuật được sử dụng trong Mẹ và quả Ngữ văn 7 tập 2 sách Cánh Diều

Câu 1 trang 27 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Chú ý số chữ ở mỗi dòng, vần và nhịp của bài thơ. Từ “lặn” và “mọc” ở đây nghĩa là gì?

Trả lời

- Số chữ ở mỗi dòng thơ không giống nhau, dòng 8 chữ, dòng 7 chữ.

- Vần và nhịp thơ linh hoạt

- Từ “lặn” và “mọc” có nghĩa là chỉ mùa quả hết rồi lại có, hết lứa quả này lại có lứa quả khác.

Câu 2 trang 27 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Hình ảnh minh hoạ cho nội dung nào của bài thơ?

Trả lời

Hình ảnh minh họa cho hình ảnh mẹ vun trồng cây trái, nuôi bí chăm bầu.

Còn những bí và bầu lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Câu 3 trang 27 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Em hiểu “lớn lên” và “lớn xuống” ở các dòng thơ số 5,6 như thế nào?

Trả lời

- Hình ảnh trong câu thơ: Còn những bí và bầu lớn xuống/ Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn → Tác giả dựa vào hình dáng quả bí quả bầu khi lớn lên, tác giả liên hệ ngay đến giọt mồ hôi của mẹ, thể hiện sự hi sinh, vất vả khó nhọc của mẹ. Biết bao giọt mồ hôi mặn của mẹ đã nhỏ xuống âm thầm, lặng lẽ để “kết nên” những quả bí, quả bầu.

Câu 4 trang 27 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều

Từ “quả” ở khổ 1 và từ “quả” ở khổ 3 có gì giống và khác nhau về nghĩa?

Trả lời

- Từ quả ở khổ 1: là chỉ quả thông thường mà mẹ vun trồng mà được.

- Từ quả ở khổ 3: là chỉ những đứa con được mẹ sinh thành dưỡng dục.

3. Câu hỏi cuối bài - Soạn bài Mẹ và quả

Với những gợi ý chi tiết hướng trả lời câu hỏi cuối bài trang 28 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh Diều, theo link đính kèm dưới đây sẽ giúp các em có nhiều cách tiếp cận để hiểu bài hơn.

Câu 1. Em có nhận xét gì về hình thức của bài thơ Mẹ và quả? Theo em, đây là lời của ai, nói về điều gì? Tâm trạng và thái độ của người nói như thế nào?

Câu 2. Theo em, người mẹ trong bài thơ là người như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?

Trả lời chi tiết: Theo em, người mẹ trong bài thơ Mẹ và quả là người như thế nào?

Câu 3. Phân tích nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua một trong các yếu tố: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...

Trả lời chi tiết:

Phân tích nét độc đáo của bài thơ Mẹ và quả thể hiện qua một trong các yếu tố

Câu 4. Ở hai dòng thơ cuối, vì sao nhà thơ lại “hoảng sợ" khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh"? (Gợi ý: “Quả non xanh” chỉ điều gì? Tại sao điều ấy làm tác giả “hoảng sợ"?). Bài thơ thể hiện được vẻ đẹp gì trong suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ?

Trả lời chi tiết: Vì sao nhà thơ lại hoảng sợ khi nghĩ mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?

Câu 5. Em thích câu thơ, khổ thơ nào nhất? Bài thơ nói hộ em được điều gì khi nghĩ về cha mẹ mình?

-/-

Đọc tài liệu đã cùng các em trả lời toàn bộ câu hỏi trong phần soạn bài Mẹ và quả (sách Cánh Diều). Hy vọng các em sẽ học tốt Ngữ Văn 7 với trọn bộ tài liệu Soạn văn 7 Cánh Diều do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM