Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?

Xuất bản: 09/08/2019

Soạn bài Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được biên soạn chi tiết nội dung lý thuyết và toàn bộ bài tập SGK

Soạn bài Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn các nội dung chính như sau: Lý thuyết về Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?, gợi ý trả lời câu hỏi phần Nhận xét trang 29, gợi ý làm bài tập phần Luyện tập trang 30 SGK. Từ đó các em học sinh vừa được ôn lại thêm 1 lần về lý thuyết và định hướng làm bài vận dụng thật tốt.

Soạn bài Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 2


Kiến thức cần nhớ

1. Câu kể Ai thế nào?

Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

- Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

VD:

+ Lan (CN) // thẳng thắn và trung thực (VN).

+ Cây cối (CN) // héo rũ rượi (VN).

+ Căn phòng ( CN) // trống trơn (VN).

2. Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?

- Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói đến ở chủ ngữ.

VD: Cánh đại bàng rất khỏe.

- Vị ngữ thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành

VD:

+ Bộ quần áo (CN) // dài và rất xấu (VN).

+ Chiếc bàn (CN) // mục nát (VN).

Gợi ý làm bài tập SGK

I. Nhận xét

Câu 1 trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Đọc đoạn văn sau:

Về đêm, cảnh vật thật im lìm. Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều. Hai ông bạn già vẫn trò chuyện. Ông Ba trầm ngâm. Thỉnh thoảng ông mới đưa ra một nhận xét dè dặt. Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi. Ông hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.

Theo Trần Mịch

Câu 2 trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn trên.

Gợi ý trả lời:

Đó là các câu:

- Về đêm, cảnh vật thật im lìm.
- Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.
- Ông Ba trầm ngâm.
- Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi.
- Ông hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.

Câu 3 trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Xác định chủ ngữ vị ngữ trong các câu trên.

Gợi ý trả lời:

Các câu trên có chủ ngữ và vị ngữ như sau:

Cây 4 trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Vị ngữ trong các câu biểu thị nội dung gì?

Gợi ý trả lời:

Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành?

-    Vị ngữ trong các câu trên biểu thị đặc điểm, trạng thái hoặc tính chất của sự vật được nói đến ở chủ ngữ.
- Các vị ngữ trên được tạo thành bởi các tính từ, động từ hoặc cụm tính từ.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 30 sgk Tiếng Việt 4  tập 2):

Đọc đoạn văn (SGK TV4 tập 2 trang 30) và trả lời câu hỏi:

a) Tìm các câu kể "Ai thế nào?"

b) Xác định vị trí của các câu trên

c) Vị ngữ các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành?

Gợi ý trả lời:

a) Các câu kể "Ai thế nào?"

- Cánh đại bàng rất khỏe.
- Mỏ đại bàng dài và rất cứng.
- Đôi chân của nó giông như cái móc hàng của cần cẩu.
- Đại bàng rất ít bay

b) Vị ngữ của các câu trên.

- Cánh đại bàng // rất khỏe
- Mỏ đại bàng // dài và rất cứng
- Đôi chân của nó // giống như cái móc hàng của cần cẩu
- Đại bàng // rất ít bay

c) Vị ngữ của các câu trẽn do: các cụm tính từ tạo thành.

Câu 2 (trang 30 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Đặt ba câu kể "Ai thế nào?" mỗi câu tả một cây hoa mà em yêu thích.

Gợi ý trả lời:

1. Chậu hồng nhung trước sân nhà thật là đẹp.
2. Cây mai nhà em mới đẹp làm sao!
3. Hè đến, phượng đỏ rực hai bên đường.

***

Soạn bài Luyện từ và câu lớp 4: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu chia sẻ chi tiết phía trên, chúc các em có được tiết học về từ và câu thật bổ ích.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM