Luyện từ và câu: Câu khiến

Xuất bản: 19/08/2019

Soạn bài Luyện từ và câu lớp 4: Câu khiến trang 87 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn đầy đủ các nội dung lý thuyết và gợi ý làm các bài tập SGK trang 87, 88

Soạn bài Luyện từ và câu lớp 4: Câu khiến trang 87 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn gồm các nội dung chính: Khái niệm Câu khiến, nhận biết câu khiến, gợi ý trả lời câu hỏi phần nhận xét và bài tập phần luyện tập trang 87, 88 SGK.

Soạn bài Luyện từ và câu lớp 4: Câu khiến trang 87 SGK Tiếng Việt 4 tập 2


Kiến thức cần nhớ

1. Khái niệm Câu khiến

Câu khiến (câu cầu khiến) đùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… của người nói, người viết với người khác.

Ví dụ:

- Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ buồn!

2. Dấu hiệu nhận biết câu khiến

Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm (.)

Ví dụ:

- Hãy mở cửa ra!

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

I. Nhận xét

Bài 1 trang 87 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu in nghiêng dưới đây dùng làm gì?

Gióng nhìn mẹ, mở miệng, bật lên thành tiếng:

- Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!

THÁNH GIÓNG

Gợi ý trả lời:

Câu: "Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!" được dùng để thể hiện một yêu cầu của con đối với mẹ.

Bài 2 trang 87 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Cuối câu in nghiêng có dấu gì?

Gợi ý trả lời:

Cuối câu này có dấu chấm than.

Bài 3 trang 87 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Em hãy nói với bạn một câu để mượn quyển vở. Viết lại câu ấy.

Gợi ý trả lời:

Nam ơi, cho mình mượn cuốn vở tập Toán của bạn để mình chép lại mấy đề bài tập nhé!

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 88 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Tìm câu khiến trong những câu đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 88)

Trả lời:

Đó là những câu:

- Đoạn a: - Hãy gọi người hàng hành vào đây cho ta!

- Đoạn b: - Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!

- Đoạn c: - Nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương!

- Đoạn d: - Con đi nhặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta

Câu 2 (trang 89 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Tìm 3 câu khiến trong sách tiếng Việt hoặc toán của em.

Trả lời:

Em có thể tìm các câu ở trong sách tiếng Việt của mình. Câu nào có nội dung yêu cầu, đề nghị, mong muốn của người nói, người viết, em chọn các câu đó. (Chú ý khi viết, cuối câu khiến có dấu châm than (!). Đó là dấu hiệu giúp em tìm được những câu "khiến").

Câu 3 (trang 89 sgk Tiếng Việt 4 tập 2): Hãy đặt một câu khiến để nói với bạn, với anh chị hoặc với cô giáo.

Trả lời:

Em có thể đặt câu như sau:

a. Nói với bạn: - Ngày mai, cậu trực nhật với mình nhé!

b. Nói với anh, chị: - Chị cho em mượn chiếc xe chạy thử vài vòng ở trong sân này nhé!

c. Nói với thầy cô giáo: - Em xin phép thầy cho em ra ngoài có việc ạ!

***

Soạn bài Luyện từ và câu lớp 4: Câu khiến trang 87 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được chia sẻ chi tiết về dạng câu mới các em được học, vì vậy các em chú ý ghi nhớ lý thuyết và vận dụng thực hành thật tốt nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM