Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Xuất bản: 14/07/2018 - Cập nhật: 26/04/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận, trả lời câu hỏi bài tập trang 81 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 tập 2.

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận giúp các em củng cố vững chắc hơn những hiểu biết về thao tác lập luận bình luận. Từ đó, viết được một vài đoạn văn bình luận về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.

Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.

    Cùng tham khảo...

Soan bai Luyen tap thao tac lap luan binh luan

Củng cố kiến thức về thao tác lập luận bình luận

- Khái niệm: Thao tác lập luận bình luận là thao tác lập luận của văn nghị luận, đưa ra ý kiến đánh giá, bàn bạc về một tình hình, một vấn đề nào đó.

- Cách làm:

+ Bước 1: Nêu hiện tượng, vấn đề cần bàn luận → Trình bày trung thực, rõ ràng, ngắn gọn vấn đề cần bình luận.

+ Bước 2: Đánh giá hiện tượng, vấn đề cần bàn luận → Phải đề xuất và chứng tỏ được ý kiến, nhận định, đánh giá của mình là xác đáng.

+ Bước 3: Bàn về hiện tượng, vấn đề cần bình luận → Cần có những lời bàn xâu rộng về chủ đề bình luận.

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận chi tiết

Gợi ý trả lời các câu hỏi bài tập Luyện tập thao tác lập luận bình luận trang 81 - 83 SGK Ngữ văn 11 tập 2.

1 - Trang 81 SGK

Viết một bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức, với đề tài: "Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch".

Gợi ý:

a) Bài viết tham gia diễn đàn nên là một bài văn bình luận vì hơn hết, người viết cần phải đưa ra được chính kiến, quan điểm của mình; phải thuyết phục được mọi người rằng đó là quan điểm đúng, thái độ đúng, nên làm, nên nghe theo.

b) Không nên bàn về toàn bộ vấn đề bởi như vậy sẽ khó tránh khỏi việc nói chung chung, không sâu sắc. Nên chọn bình luận về một trong các vấn đề sau (theo gợi ý của SGK):

- Chống nói tục trong nhà trường.

- Biết cách "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

- Biết nói "cảm ơn" và "xin lỗi".

- Dùng từ nhã nhặn mà không mất đi sự chân thành.

c) Xây dựng dàn ý

- Xác định luận điểm chính

+ Giới thiệu vấn đề bình luận như thế nào. Đưa ra thái độ, đánh giá. Trình bày trung thực, rõ ràng

+ Đánh giá vẫn đề cần bình luận: Chỉ ra những tốt, xấu, phải, trái, đúng sai hay dở của vấn đề.

+ Bàn về vấn đề cần bình luận: Thái độ, cách giải quyết. Ý nghĩa sâu rộng mà vấn đề gợi ra. Quan điểm, đánh giá, nhận xét của bản thân. Liên hệ với xã hội, thời đại,..

- Luận điểm chính:

+ Biểu hiện trong lời ăn, tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch.

+ Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay.

+ Bàn về hướng rèn luyện thói nói từ “cảm ơn” và “xin lỗi” trong giao tiếp.

2 - Trang 83 SGK

Bàn luận về một trong các hiện tượng sau:

- Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Vấn đề bảo vệ môi trường.

- Vấn đề phòng chống thiên tai.

 Gợi ý:

Đây đều là những vấn đề đang gây ra những dư luận sôi nổi trong đời sống. Vì thế, bài bình luận cần dẫn ra được những dẫn chứng cụ thể, sinh động, chính xác và giàu sức thuyết phục. Trên cơ sở đó, người viết có thể bày tỏ quan ngại dối với thực tế đang diễn ra trong mỗi lĩnh vực trên. Từ việc bày tỏ quan điểm, có thể nêu ra những giải pháp để cải thiện tình hình hiện tại.

Dàn ý tham khảo bàn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm:

1. Mở đoạn

- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận

- Thời gian gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành vấn đề nhức nhối, gây xôn xao dư luận.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

- Vệ sinh thực phẩm là một khái niệm khoa học để chỉ. Khái niệm đó còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm.

- Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.

b. Thực trạng và dẫn chứng

* Thực trạng

- Liên tiếp gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn đang khiến nhiều người cảm thấy rất hoang mang. Những thực phẩm thiết yếu hàng ngày như rau, củ, thịt, cá hay ngay cả dầu ăn, nước mắm… tất cả đều có nguy cơ nhiễm bẩn.

- Dẫn chứng: thịt heo nạc bất thường do lạm dụng chất cấm salbutamol trong chăn nuôi, măng tươi được tẩm, nhuộm Auramine O – chất cấm sử dụng trong chế biến, bảo quản thực phẩm.

c. Nguyên nhân & hậu quả

* Nguyên nhân

- Doanh nghiệp, nhà sản xuất: Vì lợi nhuận mà bất chấp các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Người tiêu dùng: Thiếu hiểu biết, ham của rẻ mà tiêu thụ sản phẩm một cách tràn lan, không chọn lọc.

- Cơ quan có thẩm quyền: Quản lý còn lỏng lẻo và chưa có biện pháp xử lý nghiêm.

- Hậu quả

- Sức khỏe người tiêu dùng bị ảnh hưởng, tính mạng bị đe dọa. Dẫn chứng: Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 7 nghìn người trúng độc và 37 người chết.

- Tâm lí hoang mang, sự bất ổn có thể nảy sinh trong xã hội khi không còn niềm tin, tình thương giữa con người với con người.

- Thực phẩm bẩn có giá bán rẻ hơn thực phẩm sạch, gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đến cá nhân, doanh nghiệp chân chính, gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.

d. Giải pháp

- Nâng cao hiểu biết cho người sản xuất lẫn người tiêu thụ về tác hại khôn lường, lâu dài của việc sử dụng, tiêu thụ thực phẩm bẩn.

- Đưa ra hình thức xử phạt đủ sức răn đe để loại bỏ việc sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đẩy mạnh việc sản xuất thực phẩm hữu cơ, biến đổi gen có lợi, an toàn cho sức khỏe

3. Kết đoạn

- Bài học & liên hệ bản thân

- Bản thân cần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, cần có trách nhiệm với vấn nạn chung với xã hội, không thực hiện hay tiếp tay cho hành vi sản xuất, chế biến, lưu hành thực phẩm bẩn.

- Góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về an toàn vệ sinh thực phẩm.

»» Bài tiếp theo: Về luân lí xã hội ở nước ta (trang 84 SGK)

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết cho nội dung soạn văn 11 bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận đã được Đọc Tài Liệu biên soạn giúp các em tham khảo và chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp. Để hiểu sâu và nhớ lâu hơn, các em nên kết hợp tự soạn bài theo những kiến thức của bản thân. Chúc các em luôn đạt kết quả cao trong học tập.

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM