Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

Xuất bản: 28/08/2022 - Cập nhật: 29/08/2022 - Tác giả:

Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận. Gợi ý soạn văn 10 tại nhà với hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi trang 100-104 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

Đọc tài liệu cùng các em trả lời câu hỏi trong nội dung chuẩn bị, đọc hiểu và câu hỏi cuối bài văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận với hướng dẫn soạn bài chi tiết và ngắn gọn dưới đây.

Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận ngắn gọn

Chuẩn bị

Những thông tin về dân tộc Chăm

Người Chăm, người Chăm Pa hay người Champa hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Từ thế kỷ 2 đến giữa thế kỷ 15, người Chăm cư trú tại Chăm Pa, một lãnh thổ tiếp giáp của các quốc gia độc lập ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Họ nói ngôn ngữ Chăm, thứ ngôn ngữ mà trước đây vẫn được người Chăm nói, và ngôn ngữ Tsat được dùng bởi con cháu người Utsul của họ trên đảo Hải Nam của Trung Quốc, hai ngôn ngữ Chamic từ ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo của ngữ hệ Nam Đảo

Dân số người Chăm tại Việt Nam theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là 178.948 người, năm 2009 là 161.729 người, xếp thứ 14 về dân số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Theo phân loại của Joshua Project có hai nhánh là Chăm Tây với tổng dân số 321 ngàn cư trú ở Việt Nam, Campuchia và các nước khác, và Chăm Đông với tổng dân số 132 ngàn cư trú chủ yếu ở Việt Nam và Hoa Kỳ.

Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, https://vi.wikipedia.org/wiki/Người_Chăm

Đọc hiểu

Câu 1 trang 100 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

- Phần in đậm này có tác dụng khái quát chung về lễ hội Ka-tê của người dân tộc Chăm.

Câu 2 trang 101 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

- Phần 1 cung cấp thông tin cho người đọc về thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội Ka-tê hàng năm.

Câu 3 trang 102 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

- Trong bức ảnh là ngày thứ hai của lễ hội, đoàn người Chăm và Ra-glai tổ chức rước y trang lên tháp Pô-klông Ga-rai. Thầy cả lễ dẫn đầu cùng các cô thôn nữ áo dài Chăm múa quạt rộn ràng.

Câu 4 trang 103 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

- Trong bức ảnh là ngày thứ hai của lễ hội, đoàn người Chăm và Ra-glai tổ chức rước y trang lên tháp Pô-klông Ga-rai. Thầy cả lễ dẫn đầu cùng các cô thôn nữ áo dài Chăm múa quạt rộn ràng.

Câu 5 trang 103 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

- Chi tiết kể về nét độc đáo trong lễ hội Ka-tê của người Chăm:

+ Nhiều nhạc cụ dân tộc

+ Các điệu hát, múa của thiếu nữ Chăm

+ Mỗi gia đình được cử đại diện làm mâm cúng tế thần linh.

+ Tái hiện các trò chơi dân gian

+ Hoạt động ca hát, nhảy múa tới đêm.

Câu 6 trang 104 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

- Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ. Đây cũng là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, đến thăm họ hàng, bè bạn.

Câu hỏi cuối bài

Câu hỏi trang 104 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

Câu 1.

- Nhan đề đã khái quát đề tài của văn bản.

- Tác giả không đưa tên gọi là lễ hội Ka-tê bởi nếu chỉ nêu ra như vậy thì người đọc sẽ chưa hình dung rõ ràng được đây là lễ hội gì, của toàn thể dân tộc hay chỉ thuộc về một dân tộc. Như vậy sẽ không để lại ấn tượng tốt cho người đọc.

Câu 2.

Qua văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, tác giả đã đem đến những thông tin cơ bản về lễ hội Ka-tê của người Chăm ở Ninh Thuận như: Thời gian tổ chức, các phần trong lễ hội, những quy tắc không thể thiếu trong lễ hội và những nét đặc sắc riêng biệt của lễ hội Ka-tê.

Câu 3.

Phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng rất lớn đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản này, bởi khi sử dụng kết hợp hai phương thức, người đọc sẽ vừa hình dung được quá trình tổ chức lễ hội, cùng các nét truyền thống đặc biệt.

Câu 4.

- Giống nhau: đều là khoảng thời gian đoàn viên, sum họp, đến thăm họ hàng, bạn bè của những thành viên trong gia đình trong ngày Tết.

- Nhận xét: Ở Việt Nam, dù là bất cứ dân tộc nào cũng luôn luôn đề cao lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên – những thế hệ đi trước đã có công sinh thành, dưỡng dục.

Câu 5.

- Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu:

+ Thời gian diễn ra ngày Tết âm lịch

+ Các lễ nghi ngày Tết: Nghi thức thờ cúng tổ tiên

+ Các hoạt động ngày Tết: Chúc Tết, tục lì xì đầu năm, …

+ Ý nghĩa ngày Tết cổ truyền: Là dịp gia đình đoàn viên, bày tỏ lòng kính trọng và lòng tin về sự cầu bình an, đầu năm mới, …

- Sử dụng các hình ảnh như:

+ Ảnh thờ cúng (Gia đình bày mâm cỗ cúng gia tiên,…)

+ Ảnh hoạt động ngày Tết (Con cháu mừng tuổi ông bà, mọi người quây quần bên nhau đầu năm mới…)

Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận chi tiết

Chuẩn bị

Câu hỏi

Tìm đọc và ghi chép lại những thông tin cơ bản, ngắn gọn về dân tộc Chăm. Hãy cho biết nguồn thông tin mà em đã truy xuất.

Trả lời

- Chăm Panduranga hay Đông Chăm gồm những người Chăm cư trú ở Ninh Thuận, Bình Thuận, có tên gọi là Chăm Panduranga (Chăm Phan Rang); tổng số khoảng 119.000 người (Ninh thuận: 72.000; Bình Thuận: 47.000), đây là nhóm cộng đồng Chăm lớn nhất chiếm khoảng 67,60% tổng số người Chăm ở Việt Nam. (nguồn: vi.wikipedia.org)

- Người Chăm sinh sống ở Ninh Thuận nhiều nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Vì thế, văn hóa Chăm ở đây khá đậm chất được thể hiện qua chữ viết, trang phục, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, dệt thổ cẩm. (ngồn: baoninhthuan.com.vn).

- Văn hóa Chăm còn thể hiện sự độc đáo và đặc sắc ở chỗ cho đến nay người Chăm vẫn giữ các nghi lễ như: lễ Katê, lễ Rija Nưgar, lễ Rija Praung, lễ khai mương, lễ xuống gặt, lễ mừng cơm mới... (ngồn: baoninhthuan.com.vn).

- Không gian văn hóa Chăm có sức lôi cuốn đặc biệt, từ phong tục tập quán theo chế độ mẫu hệ, đến những nghi lễ, tín ngưỡng cùng nhiều nghệ thuật dân gian truyền thống khác. (nguồn: baoninhthuan.com.vn).

Đọc hiểu

Các em bấm vào link đính kèm để xem các gợi ý chi tiết cho từng câu hỏi trang 100-104 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều.

Câu 1. Phần in đậm này có tác dụng gì?

Câu 2. Phần 1 cung cấp thông tin nào cho người đọc?

Câu 3. Hoạt động nào của lễ hội Ka-tê được thể hiện qua bức ảnh này?

Câu 4. Bức ảnh cho thấy hoạt động nào của phần hội?

Xem chi tiết các gợi ý trả lời: Bức ảnh cho thấy hoạt động nào của lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm

Câu 5. Tìm chi tiết kể về nét độc đáo trong lễ hội Ka-tê của người Chăm.

Câu 6.

Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới điều gì?

Câu hỏi cuối bài

Các em bấm vào link đính kèm để xem các gợi ý chi tiết cho từng câu hỏi trang 104 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều.

Câu 1. Nhan đề cung cấp những thông tin ban đầu nào về nội dung văn bản? Vì sao tác giả không đưa tên gọi của lễ hội (Ka-tê) vào nhan đề?

Xem chi tiết các gợi ý trả lời: Nhan đề Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận cung cấp thông tin

Câu 2. Qua văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, tác giả đã đem đến những thông tin cơ bản nào về lễ hội Ka-tê của người Chăm ở Ninh Thuận?

Xem chi tiết các gợi ý trả lời: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, tác giả đã đem đến

Câu 3. Theo em, phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng như thế nào đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản này?

Câu 4.

Tìm điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống). Nêu nhận xét của em về điểm giống nhau đó.

Xem chi tiết các gợi ý trả lời: Tìm điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm và người Kinh

Câu 5. Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản gì và sử dụng những hình ảnh nào để minh hoạ?

Xem chi tiết các gợi ý trả lời: Viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình

Tổng kết - Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

1. Xuất xứ

- Văn bản được đăng trên báo thegioidisan.vn

2. Bố cục Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

Văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận được chia thành 3 phần:

- Phần 1: Giới thiệu về lễ hội Ka-tê và thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội

- Phần 2: Phần nghi lễ của lễ hội Ka-tê

- Phần 3: Phần hội với những hoạt động, trò chơi của mọi người tham gia

3. Nội dung chính

Văn bản cung cấp những thông tin về Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận bao gồm: thời gian, địa điểm, phần nghi lễ, phần hội và tình cảm của người Chăm đối với văn hoá đó.

Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

4. Tóm tắt Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

Ka-tê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của dân tộc Chăm. Đây là dịp người Chăm dâng lễ vật tri ân các vị thần và tưởng nhớ tổ tiên của mình. Về Ninh Thuận dịp lễ hội, du khách không chỉ dược chiêm bái các đền tháp cổ mà còn được thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc.” Ka – tê không chỉ là một lễ hội dân gian truyền thống mà còn là một “kho tàng” lưu trữ văn hóa của người Chăm. Cùng với thời gian, nhiều điểm của lễ hội đã phải thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh, nhưng những giá trị tinh thần sâu sắc của lễ hội Ka – tê vẫn chưa một lần thay dổi. Đối với người Chăm, Ka – tê là một dịp để quay quần, vui chơi, để gắn kết cộng đồng đồng thời cũng là khoảng thười gian linh thiêng gửi tới các vị thần những mong muốn của mình. Lễ hôi Ka – tê chính là một phần trong tâm thwucs của mỗi người con dân tộc Chăm, là một lễ hội tốt đẹp đã và đang được bảo tồn nguyên vẹn giá trị.

5. Giá trị nội dung

- Thể hiện được những nét văn hóa cổ truyền của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc thờ cúng, sinh hoạt văn hóa, phần nào cho thấy đời sống tâm linh phong phú của người Chăm.

- Cung cấp cho người đọc những thông tin về lễ hội Ka-tê một cách khách quan, đầy đủ, chân thực

- Cho thấy tình cảm yêu mến, trân trọng của người đưa tin với những giá trị văn hóa của dân tộc.

6. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng ngôn từ rõ ràng, rành mạch, khách quan, phù hợp với văn bản thông tin

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa thuyết minh và miêu tả, tự sự, tăng tính hiệu quả của việc thể hiện thông tin

- Có bố cục hợp lý, cung cấp thông tin một cách khách quan

-Trọn bộ tài liệu Soạn văn 10 Cánh Diều-

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM