Để soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự lớp 10 tốt nhất, Đọc tài liệu tổng hợp những tài liệu gúp các em học sinh biết cách lập dàn ý bài văn tự sự hữu ích nhất. Nội dung bài soạn bao gồm những kiến thức cơ bản về cách lập dàn ý bài văn tự sự cùng những gợi ý trả lời câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa.
Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này.
Cùng tham khảo...
Kiến thức cơ bản về Lập dàn ý bài văn tự sự
- Lập dàn ý bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể.
- Dàn ý chung của một bài văn tự sự
- Mở bài: giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật,...).
- Thân bài: những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.
- Kết bài: kết thúc câu chuyện (Có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).
- Muốn lập dàn ý, cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí.
Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự
Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự trang 44, 45, 46 SGK Ngữ văn 11 tập 1.
Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự ngắn nhất
I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
Đọc phần trích (SGK, trang 44) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Trong phần trích, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?
Trả lời:
Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình sáng tác tác phẩm “Rừng xà nu”, cụ thể là giai đoạn hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện cho tác phẩm.
Câu 2 trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Qua lời kể của nhà văn, anh (chị) học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?
Trả lời:
Trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự, người viết phải dự kiến được nội dung chính sẽ viết trong bài văn với sự xuất hiện của những nhân vật chủ đạo, những sự kiện quan trọng.
II. Lập dàn ý
Câu 1 trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Dựa vào suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân về kết thúc truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố, lập dàn ý cho bài văn tự sự theo gợi ý (SGK trang 45)
Trả lời:
Đề 1 | Đề 2 | |
Nhan đề | "Sau cái đêm đen ấy..." | "Người đẩy nắp hầm bom" |
Mở bài | Sau khi chạy khỏi nhà tên quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng. Được giác ngộ cách mạng, chị trở thành một thanh niên xung phong, tham gia kháng chiến. | Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra, làng Đông Xá bị địch chiếm nhưng chị Dậu đã bất chấp hiểm nguy để nuôi giấu cán bộ. |
Thân bài | - Cách mạng tháng Tám nổ ra, chị Dậu trở về làng... - Chị tham gia tuyên truyền để nhân dân cùng nhau chiến đấu. - Khí thế cách mạng sôi sục, chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện phá kho thóc của Nhật | - Quân Pháp càn quét truy lùng cán bộ. - Không khí làng quê căng thẳng. Nhưng trong căn nhà của chị Dậu, các cán bộ vẫn được chị hướng dẫn xuống hầm bí mật để ẩn náu. - Quân Pháp tìm đến, lục soát, chị Dậu không sợ hãi, bình tĩnh đối đáp khiến chúng bỏ đi. |
Kết bài | Cuộc biểu tình thành công, chị được nhân dân tin tưởng và trở thành một người lãnh đạo cách mạng tại địa phương. | Căn nhà của chị Dậu trở thành nơi nuôi giấu cán bộ trong suốt cuộc cách mạng. |
Câu 2 trang 46 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Trình bày cách lập dàn ý bài văn tự sự.
Trả lời:
Các bước lập dàn ý diễn ra theo trật tự như sau:
– Chọn đề tài
– Xác định chủ đề
– Dự kiến cốt truyện: từ đề tài, chủ đề, phác ra những nét chính của cốt truyện, xây dựng các nhân vật chính, nhân vật phụ, tưởng tượng và gắn kết các sự việc chính.
– Lập dàn ý theo ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Khi lập dàn ý cần chú ý đến khung cảnh thiên nhiên, tâm lí nhân vật, quan hệ giữa các nhân vật.
III. Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự phần Luyện tập
Câu 1 trang 46 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Lập dàn ý cho bài văn viết về câu chuyện: “một học sinh tốt phạm phải một số sai lầm trong “những phút yếu mềm” nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, “chiến thắng bản thân...”, vươn lên trong cuộc sống, trong học tập.
Trả lời
Có thể xây dựng cốt truyện như sau:
– Nam (học sinh) vốn là một học sinh chăm ngoan.
– Sau khi chuyển đến nơi ở mới (TP Hồ Chí Minh) cách xa bố mẹ Minh ảnh hưởng cuộc sống tại đó.
– Trong một lần bị bạn bè rủ rê nên đã tham gia tụ tập đánh nhau, bỏ học đi chơi, uống rượu, bia…
– Nam ân hận, buồn chán không có ai tâm sự
– Nam được thầy cô giáo chủ nhiệm giúp đỡ.
– Nam cố gắng vươn lên và trở thành con người xưa.
Câu 2 trang 46 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Lập dàn ý cho bài văn viết về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống.
Trả lời
Dàn ý câu chuyện về tình bạn thân thiết
a. Mở bài
– Hưng và Sơn gần gũi thân thiết với nhau từ nhỏ. Họ học cùng lớp với nhau
– Câu chuyện diễn ra khi trên lớp xảy ra liên tiếp các vụ mất tiền.
b. Thân bài
– Kể vắn tắt vài vụ mất tiền mà không tìm hiểu thấy nguyên do (trong đó Hưng là người mất nhiều tiền nhất)
– Không khí lớp trở nên căng thẳng, mọi người đều nghi ngờ cho nhau.
– Mâu thuẫn trong lớp xảy ra.
– Hưng ghi ngờ tất cả mọi người trong đó có Sơn. Họ đã to tiếng và không còn chơi với nhau.
– Nhờ sự can thiệp của các thầy cô giáo, lớp đã tìm ra thủ phạm là một học sinh lớp khác.
c. Kết bài
– Không khí lớp trở lại bình thường.
– Hưng xin lỗi Sơn. Họ lại thân thiết như xưa.
Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự hay nhất
I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
Đọc phần trích (SGK, trang 44) và trả lời các câu hỏi:
Bài 1 trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Trong phần trích, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?
Trả lời:
- Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình ông suy nghĩ, lên ý tưởng để chuẩn bị cho việc sáng tác truyện “Rừng xà nu”.
- Bài học cho quá trình hình thành ý tưởng:
+ Hình thành ý tưởng: nhà văn muốn xây dựng câu chuyện trên một nguyên mẫu có thật là cuộc khởi nghĩa của anh Đề.
+ Nhân vật chính: tên của nhân vật sẽ là Tnú để mang đậm “không khí” của núi rừng Tây Nguyên.
+ Hệ thống nhân vật: Dít, Mai, cụ Mết, bé Heng
+ Dự kiến cốt truyện: Bắt đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu.
+ Tình huống, chi tiết truyện nổi bật: Mỗi nhân vật “phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc”.
+ Chi tiết đặc biệt tạo điểm nhấn: Nỗi đau đớn nhất của Tnú là phải chứng kiến cảnh đứa con bị đánh một cách tàn bạo, còn người vợ thì gục xuống ngay trước mặt anh.
Bài 2 trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Qua lời kể của nhà văn, anh (chị) học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?
Trả lời:
Qua lời kể của nhà văn, chúng ta có thể học tập:
+ Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện cơ bản cho truyện
+ Suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật chính – phụ
+ Lên ý tưởng các sự việc chính, sự việc đặc biệt để tạo điểm nhấn và sự liên kết mạch lạc cho truyện.
+ Sắp xếp sự việc, lập dàn ý cơ bản cho truyện trước khi viết chi tiết.
II. Lập dàn ý
Bài 1 trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Dựa vào suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân về kết thúc truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố, lập dàn ý cho bài văn tự sự theo gợi ý (SGK trang 45)
Trả lời:
(1) Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo.
Dàn ý:
- Mở bài: Sau khi chạy khỏi nhà tên quan cụ, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng.
- Thân bài:
+ Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám nổ ra, chị Dậu trở về làng.
+ Khí thế cách mạng sục sôi, chị Dậu dẫn đầu đoàn biểu tình lên huyện cướp chính quyền, phá kho thóc Nhật.
+ Chiến thắng trở về chị cứu được anh Dậu khỏi nhà lao, chia thóc cho những hộ dân nghèo.
+ Về sau, anh Dậu cũng được giác ngộ cách mạng và hai vợ chồng tham gia vào Đảng cùng nhân dân đánh giặc, cứu nước.
- Kết bài: Cuộc sống sau khi tham gia cách mạng được cải thiện, anh chị Dậu cùng nhân dân hăng hái lập chiến công.
(2) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra. Tuy sống trong vùng địch hậu, chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ ...
Dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.
- Thân bài: Kể lại câu chuyện với những sự việc cụ thể.
+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra, chị Dậu đã nhận thức về cuộc kháng chiến này như thế nào?
+ Tuy sống trong vùng địch hậu, chịu sự kiểm soát của địch nhưng chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ,… (Sống trong vùng địch hậu, chị Dậu gặp những khó khăn gì? Tại sao chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ ? Những sự việc nào chứng tỏ lòng căm thù giặc và tinh thần cách mạng của chị Dậu?…),
- Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào? Nêu suy nghĩ của em về hành động của chị Dậu.
Bài 2 trang 46 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Trình bày cách lập dàn ý bài văn tự sự.
Trả lời:
- Bước 1: Trước khi lập dàn ý, cần suy nghĩ để chọn đề tài, chọn một chủ đề hoặc vấn đề sau đó phác thảo qua cốt truyện.
- Bước 2: Từ đề tài, chủ đề của câu chuyện, người viết phải tưởng tượng, sáng tạo ra những nét chính hình thành nên cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cuộc đời và số phận của nhân vật chính hay dựa theo diễn biến của sự việc chính.
- Bước 3: Dựa vào mô hình dàn ý (3 phần), tìm các yếu tố cấu thành tác phẩm: Lí do, không gian xảy ra câu chuyện, các tình tiết của truyện, các nhân vật và quan hệ của chúng, các cảnh thiên nhiên, các đối thoại chính, tâm trạng của nhân vật…
- Bước 4: Hệ thống hóa các khâu trên bằng một dàn ý chi tiết.
- Dàn ý chung:
+ Mở bài: giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật,...).
+ Thân bài: những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.
+ Kết bài: kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).
III. Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự phần Luyện tập
Bài 1 trang 46 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Lập dàn ý cho bài văn viết về câu chuyện: “một học sinh tốt phạm phải một số sai lầm trong “những phút yếu mềm” nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, “chiến thắng bản thân...”, vươn lên trong cuộc sống, trong học tập.
Gợi ý dàn bài:
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện (một học sinh học tập chăm ngoan nhưng do bị bạn bè lôi kéo đi chơi điện tử nhiều nên bê trễ việc học nhưng đã kịp thởi tỉnh ngộ do đọc được một cuốn sách của Nguyễn Ngọc Kí về nghị lực sống vượt qua nghịch cảnh).
- Thân bài:
+ Linh là học sinh chăm ngoan, học giỏi môn Tiếng anh, luôn đứng vị trí đầu lớp.
+ Giữa học kì Linh ngày càng thân thiết với một nhóm bạn xấu hay rủ rê bạn bè đi chơi và đánh điện tử.
+ Ban đầu, Linh đi cùng chỉ đứng xem, sau đó thấy thích đã lao vào chơi. Càng chơi lại càng ham, Linh quên ăn, quên ngủ, quên luôn cả việc học chỉ vì chơi điện tử. Thành tích học không được duy trì, ngày càng thụt lùi.
+ Bị mẹ bắt được trong quán nét sau 2 ngày không về nhà, Linh xấu hổ không dám đến trường.
+ Cô giáo chủ nhiệm đến hỏi thăm, đem theo một cuốn sách viết về Nguyễn Ngọc Kí.
+ Sáng hôm sau, em đến lớp với sự hứng khởi và xin cô thêm bài tập để làm ở nhà.
+ Linh nỗ lực bắt đầu lại từ đầu và lại dành vị trí số 1 của lớp.
- Kết bài: Bài học về sự sa ngã trong những phút yếu lòng của Linh là lời cảnh tỉnh cho tất cả các bạn học sinh.
Bài 2 trang 46 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Lập dàn ý cho bài văn viết về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống.
Gợi ý:
Học sinh nên chọn một đề tài gần gũi với cuộc sống của mình, không nhất thiết phải là một trong những đề tài mà SGK đã gợi ý để lập dàn bài. Như vậy, bài làm sẽ chân thật và sâu sắc hơn.
* Dàn ý câu chuyện về bác chủ trọ nhân hậu
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện: bác chủ trọ nhân hậu, giúp đỡ sinh viên bằng cách nấu cơm hàng ngày, giảm tiền thuê nhà cho các bạn khó khăn.
- Thân bài:
+ Giữa Hà Nội xô bồ, tấp nập người ta đua chen kiếm tiền, nhưng bác chủ trọ ở Cổ Nhuế lại tận tình giúp đỡ sinh viên bằng tình cảm chân thành, không mong làm giàu.
+ Hàng ngày, bác nấu ăn cho sinh viên, nhờ vậy sau những giờ học tập mệt mỏi mọi người được nghỉ ngơi, thư giãn.
+ Bác sẵn sàng giảm tiền thuê nhà để giúp đỡ các sinh viên nghèo.
+ Tình cảm của bác được mọi người đón nhận và thêm yêu quý
+ Đến một ngày khi tuổi đã cao, bác đã ra đi vì căn bệnh u não để lại tiếc thương cho tất cả sinh viên, hàng xóm, láng giềng.
- Kết bài: Tấm lòng nhân hậu của bác được biết đến và lan tỏa lên sóng truyền hình. Tuy bác đã ra đi nhưng tấm lòng của bác thì luôn còn mãi.
* Dàn ý câu chuyện về tình bạn
- Mở bài
+ Hải và Tùng gần gũi thân thiết với nhau từ nhỏ. Họ học cùng lớp với nhau.
+ Câu chuyện diễn ra khi ở lớp xảy ra liên tiếp những vụ mất tiền.
- Thân bài
+ Kể vắn tắt vài vụ mất tiền mà không tìm thấy nguyên do (trong đó Hải là người mất nhiều nhất).
+ "Một mất mười ngờ", không khí của lớp trở lên căng thẳng.
+ Cuộc truy tìm thủ phạm bế tắc, mâu thuẫn trong lớp xảy ra.
+ Hải nghi ngờ tất cả mọi người trong đó có Tùng. Họ đã to tiếng và không còn chơi với nhau.
+ Nhờ sự can thiệp của các thầy cô giáo, lớp đã tìm ra thủ phạm (là một học sinh lớp khác).
- Kết bài
+ Không khí lớp trở lại bình thường.
+ Hải xin lỗi Tùng trước lớp. Họ lại thân thiết như xưa.
Ngoài những bài tập trong sách giáo khoa trên đây, các em có thể tự luyện tập thêm với một số đề bài khác tương tự dưới đây:
- Dựa vào câu chuyện trong đoạn trích Ra-ma buộc tội (Ngữ văn 10, tập một, trang 56), hãy lập dàn ý cho văn bản này.
- Lập dàn ý cho câu chuyện: "Quả thị (trong truyện Tấm Cám) kể chuyện mình trở thành chốn nương thân của Tấm, để từ đó Tấm được gặp lại nhà vua".
Tổng kết
- Lập dàn ý bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể.
- Dàn ý chung:
+ Mở bài: giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật,...).
+ Thân bài: những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.
+ Kết bài: kết thúc câu chuyện có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).
- Muốn lập dàn ý, cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí.
Xem thêm: Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự
// Trên đây là nội dung chi tiết bài soạn văn Lập dàn ý bài văn tự sự do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 10 bài Lập dàn ý bài văn tự sự này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.
[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể tự soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.