Chuẩn bị đọc
Câu hỏi: Hãy hình dung khi con người rơi vào tình cảnh nghèo đói, túng quẫn, họ sẽ có cách phản ứng như thế nào?
Trả lời:
- Khi con người rơi vào cảnh nghèo đói, túng quẫn họ sẽ rơi vào trạng thái tồi tệ, bị dồn đến bước đường cùng, họ sẽ dễ bị tha hóa (theo hướng tiêu cực) và trở thành những kẻ lưu manh, thậm chí có thể gây ra các tệ nạn xã hội như: giết người cướp của, trộm cắp, cờ bạc…
Hoặc:
Khi con người rơi vào tình cảnh nghèo đói và túng quẫn, phản ứng của họ có thể rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tâm lý, giáo dục, môi trường sống, và sự hỗ trợ từ cộng đồng. Dưới đây là một số cách phản ứng thường thấy:
- Cố gắng tự vượt qua: Nhiều người sẽ tìm cách tự lực cánh sinh, bằng cách làm thêm nhiều công việc, tiết kiệm chi tiêu, hoặc học thêm kỹ năng mới để cải thiện tình hình kinh tế.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ: Một số người sẽ tìm đến sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, hoặc các tổ chức từ thiện. Họ có thể nhận trợ giúp về tài chính, thực phẩm, hoặc nơi ở tạm thời.
- Cảm giác tuyệt vọng và trầm cảm: Khi rơi vào tình cảnh nghèo đói quá lâu, một số người có thể cảm thấy tuyệt vọng, dẫn đến trầm cảm hoặc cảm giác mất mát ý nghĩa sống.
- Phản ứng tiêu cực: Một số người có thể rơi vào tình trạng tiêu cực, dẫn đến hành vi phạm pháp như trộm cắp, lừa đảo, hoặc tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp để kiếm sống.
- Đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau: Trong cộng đồng, những người gặp khó khăn có thể liên kết với nhau để hỗ trợ, chia sẻ tài nguyên, hoặc cùng nhau vượt qua nghịch cảnh.
- Di cư: Một số người có thể chọn cách di cư đến nơi khác, nơi họ hy vọng có cơ hội tốt hơn để tìm kiếm công việc hoặc điều kiện sống tốt hơn.
- Sự chấp nhận và cam chịu: Có những người sẽ chấp nhận hoàn cảnh của mình và cố gắng sống sót qua ngày mà không hy vọng quá nhiều vào sự thay đổi.
Mỗi người có một cách phản ứng khác nhau, và cách họ đối mặt với nghèo đói có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ về sau.
Trải nghiệm cùng văn bản
1. Suy luận: Câu chuyện trong đoạn này được kể qua điểm nhìn của ai?
- Câu chuyện trong đoạn này được kể qua điểm nhìn của nhân vật “ông giáo”, người kể xưng “tôi”.
2. Theo dõi: Đây là lời kể của ai?
- Đây là lời kể của nhân vật “ông giáo”.
3. Suy luận: Bạn nghĩ gì về tình cảm, thái độ của Lão Hạc dành cho con qua đoạn văn này?
- Lão Hạc quyết tâm giữ lại mảnh vườn và ngôi nhà của mình cho thẳng con trai
=> Lão là một người cha thương yêu con vô điều kiện, muốn dành những thứ tốt đẹp nhất cho con trai của mình.
4. Suy luận: Đoạn văn này cho thấy Lão Hạc là người như thế nào?
- Đoạn văn này đã cho thấy Lão Hạc là một người giùa tình yêu thương và có trái tim nhân hậu. Lão đã cảm thấy vô cùng đau đớn, cắn dứt lương tâm vì đã lỡ lừa “Cậu Vàng”- con chó trung thành của Lão.
5. Theo dõi: Đây là lời của nhân vật “tôi” hay của lão Hạc?
- Đây là lời của nhân vật “tôi”
6. Liên hệ: Bạn có đồng tình với suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc trong đoạn này?
- Em đồng tình với suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc trong đoạn này bởi ai rơi vào cảnh khốn cùng thì họ cũng sẽ làm những việc trái với lương tâm, trái với đạo đức của mình.
Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Tác phẩm đã phản ánh hiện thực số phận của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám qua tình cảm của Lão Hạc và thể hiện tấm lòng của nhà văn trước số phận đáng thương của con người.
Câu 1: Tóm tắt cốt truyện Lão Hạc.
Trả lời:
Truyện kể về lão Hạc - một người nông dân nghèo, sống cô độc chỉ có con chó vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm thuê để sống. Dù đói lão vẫn quyết không bán mảnh vườn và không ăn vào số tiền dành dụm được do thu hoạch từ mảnh vườn; lão giữ cả cho con trai. Sau một trận ốm dai dẳng lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó vàng lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và mảnh vườn gửi cho ông giáo trông coi hộ đặng sau này con trai trở về còn có cái sinh sống. Lão chịu đói ăn khoai và sau đó “Chế tạo được món gì ăn món đấy”. Cuối cùng lão ăn bả chó để tự tử.
Câu 2: Nêu một số nét tính cách nổi bật của nhân vật lão Hạc và cho biết:
a. Lão Hạc tiêu biểu cho tầng lớp nào trong xã hội đương thời?
b. Hoàn cảnh sống đã tác động như thế nào đến số phận, tính cách của nhân vật?
Trả lời:
a. Lão Hạc là hình tượng điển hình cho người nông dân nghèo khổ của xã hội trước Cách mạng Tháng Tám.
b. Cuộc đời lão là một chuỗi những đau khổ bất hạnh, một kiếp đời đắng cay, nghiệt ngã:
+ Góa vợ khi còn trẻ, một mình gà trống nuôi con
+ Một lão nông già yếu, côc đơn 1mình khi con trai làm phu đồng điền cao su.
+ Vì nghèo, lão dự định bán cậu Vàng- kỉ vật của con trai và cũng là người bạn thân thiết của mình.
=> Dù bị đẩy đến bước đường cùng nhưng lão Hạc vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp, cao quý.
Câu 3: Xác định ngôi kể, điểm nhìn và chỉ ra tác dụng của cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn đó trong văn bản.
Trả lời:
- Tác phẩm được kể theo ngôi thứ nhất, điểm nhìn từ nhân vật “ông giáo”.
- Tác dụng: Giúp câu chuyện hiện lên một cách gần gũi, chân thực và có tính khách quan hơn.
Câu 4: Bạn suy nghĩ gì về cái chết của lão Hạc? Vì sao một người gần gũi, thân tình với lão Hạc như nhân vật ông giáo mà vẫn có lúc không hiểu hoặc hiểu lầm lão Hạc?
Trả lời:
- Cái chết của Lão Hạc không chỉ là sự kết thúc đau đớn, mà còn là biểu hiện của sự cay đắng và nghiệt ngã trong cuộc sống nông thôn. Lão Hạc đã chọn con đường tự do cho bản thân mình, một cách tự lập và đầy kiên nhẫn.
- Vì quá thân thiết, gầ gũi nên ông Giáo là người rõ hơn ai hết hoàn cảnh của lão Hạc, ông hiểu rằng khi bị dồn đến bước đường cùng thì một con người tử tế, hiền lành cũng có thể làm những điều chúng ta không thể tưởng. Và từ hiểu lầm này sẽ giúp ông Giáo cũng như người đọc nhìn nhận rõ hơn về con người của lão Hạc.
Câu 5: Đọc đoạn văn sau: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương…”
(Lão Hạc). Cho biết:a. Đoạn văn là lời của ai nói với ai, trong trường hợp nào và với mục đích gì?
b. Tinh thần “cố tìm mà hiểu" “những người quanh ta" có ý nghĩa, tác dụng gì đối với chính nhà văn Nam Cao trong trường hợp ông viết Lão Hạc?
Trả lời:
a. Đoạn văn trên là lời của nhân vật ông giáo nói với vợ của mình, ông kể cho vợ nghe về việc Lão Hạc sang nhờ ông giáo giữ tiền và tài sản cho con và gửi tiền làm ma sau này lão Hạc chết và lời đề nghị giúp đỡ của ông giáo đối với Lão Hạc
b. Khi chúng ta “cố tìm mà hiểu” về “những người quanh ta” sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn đối với những người xung quanh, từ đó ta sẽ thấu hiểu và đồng cảm với số phận và những nỗi đau họ đang phỉa gánh chịu.
Câu 6: Bạn nhận xét gì về cuộc sống của người dân nghèo ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Trả lời:
- Tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao đã tái hiện lên cuộc sống cyar những người dân nghèo ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám. Họ là những "Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng."
Câu 7: Theo bạn, tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao được viết theo phong cách lãng mạn hay phong cách hiện thực? Căn cứ vào đâu để bạn khẳng định như vậy?
Trả lời:
- Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao được viết theo phong cách hiện thực.
- Vì: nội dung truyện đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trước CM T8, qua đó làm nổi bật hình ảnh người nông dân khốn cùng, nghèo đói nhưng vẫn giữ được phẩm chất trân quý của mình.