1. Chuẩn bị
Yêu cầu:
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc tác phẩm truyện, các em cần chú ý:
+ Tóm tắt truyện, xác định tình huống truyện, ngôi kể, lời dẫn trực tiếp, gián tiếp… để hiểu nhân vật và đánh giá nghệ thuật kể chuyện.
+ Tìm hiểu nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện.
+ Xác định đề tài, chủ đề, ý nghĩa nhan đề, thông điệp của tác phẩm…
+ Liên hệ với vốn sống, trải nghiệm của bản thân và bối cảnh cuộc sống hiện tại để hiểu và vận dụng kết quả đọc vào thực tiễn.
- Đọc trước truyện ngắn Làng; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Kim Lân.
- Chia sẻ phỏng đoán của em về nội dung văn bản từ nhan đề của truyện Làng.
- Văn bản dưới đây lược bớt phần đầu kể về hoàn cảnh khiến gia đình ông Hai phải đi tản cư và tính thích khoe làng của ông.
Trả lời:
- Tóm tắt truyện ngắn Làng.
Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải đưa gia đình đi tản cư. Ở đây, lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng... Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian. Ông không biết bày tỏ với ai, không dám đi ra ngoài. Thế là ông đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ bớt những đau khổ tinh thần. Khi nhận tin cải chính, vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào về cái làng của mình.
- Tình huống truyện ngắn Làng của Kim Lân:
Ông Hai là một người nông dân yêu làng, dù phải đi tản cư xa làng nhưng ông vẫn luôn nghe ngóng những tin tức, chiến công chống Tây của làng Chợ Dầu mà lòng tự hào ngập tràn. Tuy nhiên, bỗng nhiên 1 ngày, ông nghe được 1 nguồn tin khá chắc chắn là làng ông theo Tây, phản Cách Mạng. Đây là 1 tình huống truyện rất đặc sắc, bất ngờ, gay cấn. Ông là 1 người tin và yêu làng Cách mạng của mình nhưng lại nghe được tin sét đánh ngang tai là làng ông lập tề theo giặc. Hơn nữa, tin đó lại được từ chính những người đi từ phía làng chợ Dầu nói ra. Tình huống truyện này đã đặt ông vào 1 tình huống giằng xé, đấu tranh dữ dỗi giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm công dân, giữa tình yêu quê hương và lòng yêu đất nước.
- Truyện ngắn Làng được kể từ ngôi thứ 3.
- Các nhân vật trong truyện ngắn Làng: Ông Hai (nhân vật chính), cu Húc (đứa con trai út), bà chủ nhà, bác Thứ.
- Nhan đề của truyện là "Làng" không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế "làng" là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
- Chủ đề: Nhà văn Kim Lân đã đặt nhan đề cho tác phẩm là Làng chứ không phải Làng Dầu bởi vấn đề cốt lõi tác giả muốn đề cập đến ở đây chính là phạm vi. Nhan đề Làng ở đây vừa tượng trưng cho ngôi Làng Dầu của ông Hai vừa là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy.
- Thông tin về tác giả Kim Lân:
+ Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh Nguyễn Văn Tài.
+ Quê quán: Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh.
+ Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn.
+ Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội văn hóa cứu quốc.
+ Sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim).
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Tác phẩm nói về tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến, của người nông dân phải rời làng đi tản cư được bộc lộ chân thực, cảm động qua nhân vật ông Hai.
Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1: Chú ý các chi tiết khắc hoạ nhân vật ông lão trong truyện.
Trả lời:
Các chi tiết:
- Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin…
- Ông lão chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ, bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu…
- Ông lão ngồi vào một cái quán gần đấy, hút thuốc lào, uống chè tươi.
- …
Câu 2: Thông tin nào ông lão nghe được tác động mạnh đến ông?
Trả lời:
- Thông tin tác động mạnh đến ông là: thông tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây.
- Tác động: làm “cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân… không thể không tin”
Câu 3: Đây là lời đối thoại hay độc thoại?
Trả lời:
“Hà, nắng gớm, về nào…” là lời độc thoại vì không có lời đáp.
Câu 4: Điều gì diễn ra trong tâm trạng của ông Hai?
Trả lời:
- Tâm trạng của ông Hai: đau đớn, tủi nhục, tức giận…
Câu 5: Đây là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
Trả lời:
Đây là lời dẫn gián tiếp vì không nằm trong dấu ngoặc kép.
Câu 6: Chú ý các chi tiết thể hiện tâm trạng của nhân vật ông Hai.
Trả lời:
- Các chi tiết: trằn trọc không ngủ, hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài…
Câu 7: Điều gì khiến ông Hai sợ nhất?
Trả lời:
Điều gì khiến ông Hai sợ nhất là mụ chủ nhà và những điều ngấm ngầm làm vợ chồng ông phải khổ.
Câu 8: Hình dung tâm trạng ông Hai khi nghe những lời nói của bà chủ nhà.
Trả lời:
- Tâm trạng ông Hai: bàng hoàng, đau đớn, nhục nhã, lo sợ…
Câu 9: Hãy dự đoán ông Hai sẽ trả lời như thế nào trước câu hỏi này?
Trả lời:
- Ông Hai sẽ không trở về làng.
Câu 10: Ông Hai khoe điều gì? Điều ông khoe có gì khác thường không?
Trả lời:
- Khác thường bởi ông khoe: nhà mình bị đốt. Vì không ai khoe nhà bị đốt với tâm trạng vui mừng.
Câu 11: Vì sao bà chủ nhà thay đổi với gia đình ông Hai?
Trả lời:
- Vì làng chợ Dầu không phải làng Việt gian theo Tây.
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Nêu cốt truyện và xác định nhân vật chính của truyện.
Trả lời:
Ông Hai là người dân làng chợ Dầu, trong những ngày tháng giặc Pháp tràn vào làng, ông cùng gia đình tản cư đến nơi khác. Làng của ông bị người ta đồn là làng Việt gian, bán nước, nhưng trong lòng ông vẫn giữ vững niềm tin về làng của mình. Khi đã sống ở nơi tản cư, ông Hai dù không biết đọc, nhưng hằng ngày vẫn đến phòng thông tin để nghe thông tin về kháng chiến, và đặc biệt là hỏi thăm thông tin về làng chợ Dầu của ông. Khi nghe người ở nơi tản cư đồn làng ông bán nước, ông Hai đã đau khổ, bức bối vô cùng, còn có cả suy nghĩ bỏ làng, nơi tản cư cũng không cho dân làng chợ Dầu ở nữa. Nhưng may thay, tới lúc gia đình ông chuẩn bị đi nơi khác thì tin làng ông theo Tây đã được cải chính, ông Hai sung sướng, tự hào vô cùng.
- Nhân vật chính của truyện: ông Hai.
Câu 2: Hãy nêu tình huống truyện và chỉ ra tác dụng của tình huống trong việc khắc hoạ nhận vật và chủ đề của tác phẩm.
Trả lời:
- Tình huống truyện ngắn Làng của Kim Lân:
Ông Hai là một người nông dân yêu làng, dù phải đi tản cư xa làng nhưng ông vẫn luôn nghe ngóng những tin tức, chiến công chống Tây của làng Chợ Dầu mà lòng tự hào ngập tràn. Tuy nhiên, bỗng nhiên 1 ngày, ông nghe được 1 nguồn tin khá chắc chắn là làng ông theo Tây, phản Cách Mạng. Đây là một tình huống truyện rất đặc sắc, bất ngờ, gay cấn. Ông là 1 người tin và yêu làng Cách mạng của mình nhưng lại nghe được tin sét đánh ngang tai là làng ông lập tề theo giặc. Hơn nữa, tin đó lại được từ chính những người đi từ phía làng chợ Dầu nói ra. Tình huống truyện này đã đặt ông vào 1 tình huống giằng xé, đấu tranh dữ dỗi giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm công dân, giữa tình yêu quê hương và lòng yêu đất nước.
- Ý nghĩa tình huống:
Giúp nhân vật ông Hai bộc lộ được tình yêu làng cũng như tinh thần trung thành với cách mạng của ông. Tâm trạng của ông đã thay đổi hoàn toàn từ khi nhận được tin làng theo Tây cho đến khi được tin làng cải chính. Qua đây, nhà văn Kim Lân muốn khẳng định vẻ đẹp của tinh thần yêu nước, yêu làng của những người nông dân Việt Nam.
Câu 3: Tìm các chi tiết thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó, hãy nêu nhận xét của em về nhân vật ông Hai và nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Kim Lân.
Trả lời:
* Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện:
- Hoang mang, bàng hoàng khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
- Tủi hổ, lo lắng khi thấy đàn con.
- Nghe tiếng chửi Việt gian, ông cúi mặt mà đi.
- …
* Nhận xét về nhân vật ông Hai:
- Ông Hai là đại diện của tầng lớp nhân dân nghèo với tinh thần yêu quê hương đất nước sâu sắc.
- Tình yêu làng được hòa chung với lòng yêu nước.
- Hình ảnh được xây dựng giản dị, tình huống truyện độc đáo, thu hút.
* Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Kim Lân: Tác giả miêu tả tâm lý nhân vật qua hành động, ngôn ngữ độc thoại, đối thoại, rất hợp lý. Từ chỗ đau đớn rụng rời đến chỗ bế tắc tuyệt vọng và cuối cùng là sung sướng, hả hê, giải tỏa tâm lý bằng cái tin cải chính.
Câu 4: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện? Hãy nêu và làm rõ nhận xét của em về ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện.
Trả lời:
- Ngôn ngữ của truyện rất đặc sắc, mang đậm chất khẩu ngữ và là lời ăn tiếng nói của người nông dân.
Câu 5: Theo em, tại sao nhà văn đặt tên cho tác phẩm là Làng mà không phải Làng Chợ Dầu?
Trả lời:
Nhà văn Kim Lân đã đặt nhan đề cho tác phẩm là Làng chứ không phải Làng Dầu bởi vấn đề cốt lõi tác giả muốn đề cập đến ở đây chính là phạm vi. Nhan đề Làng ở đây vừa tượng trưng cho ngôi Làng Dầu của ông Hai vừa là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy.
Câu 6: Hãy tưởng tượng: Nếu nhân vật ông Hai trong tác phẩm của Kim Lân sống ở làng Chợ Dầu trong bối cảnh cuộc sống hôm nay thì em nghĩ ông sẽ chia sẻ với mọi người điều gì về làng quê của mình?
Trả lời:
Nếu nhân vật ông Hai trong tác phẩm của Kim Lân sống ở làng Chợ Dầu trong bối cảnh cuộc sống hôm nay thì ông sẽ chia sẻ với mọi người sự phát triển hiện đại, sự thay đổi từng ngày của làng quê. Cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, từ nhà cửa mới, có nhiều nhà cao tầng. Đường được xây dựng mới, rộng rãi, thuận tiện cho việc đi lại. Chợ quê đông vui, nhộn nhịp, với nhiều người mua và bán, lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt. Trường học đã được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm, phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới toanh và có tòa nhà cao. Ngoài ra, thêm ngân hàng, bệnh viện, công viên được xây dựng rất khang trang và tiện nghi, phục vụ tốt cho con người.