Tài liệu hướng dẫn soạn bài Viết bài tập làm văn số 5: Văn lập luận chứng minh với các nội dung chi tiết giúp em nắm được cách làm các đề bài cơ bản đã cho trong SGK trang 58, 59.
Cùng tham khảo...
Khi làm bài các em cần lưu ý: Tìm hiểu kĩ đề bài để xác định chính xác luận điểm cần phải chứng minh. Từ luận điểm chính hãy xây dựng hệ thống các luận điểm phụ hợp lý, rõ ràng và đủ để làm sáng tỏ luận điểm chính. Lọc ra các dẫn chứng tiêu biểu, đầy đủ và sắp xếp hợp lý để lập luận chứng minh.
Hướng dẫn soạn bài Viết bài tập làm văn số 5: Văn lập luận chứng minh
Dưới đây là những gợi ý cũng như dàn bài chi tiết cho từng đề văn tham khảo trang 58, 59 SGK.
Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
Dàn ý tham khảo
a) Mở bài:
- Dẫn dắt để giới thệu được tình hình của lớp (có nhiều bạn lơ là học tập).
- Đưa ra chân lí: Nếu khi trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
b) Thân bài:
- Kể lại tình hình của lớp thời gian qua (tưởng tượng về chuyện có nhiều bạn lơ là học tập, say mê vào các trò chơi như: điện tử, cờ bạc, chat,…).
- Chứng minh cho các bạn thấy: nếu không chịu khó học tập từ khi còn trẻ, thì sẽ có nhiều cái hại:
+ Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thức.
+ Không có kiến thức để làm việc sau này.
+ Bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội nói chung.
+ Ảnh hưởng đến gia đình và xã hội sau này.
c) Kết bài:
- Khẳng định lại chân lí vừa nêu.
- Động viên các bạn tập trung vào việc học.
Văn mẫu tham khảo: Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích
Đề 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Dàn ý tham khảo
a) Mở bài:
- Nêu khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống của chúng ta.
- Khẳng định: bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống.
b) Thân bài: Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
- Nêu những ích lợi của rừng:
+ Cung cấp không khí.
+ Ngăn lũ lụt, lở đất.
+ Cung cấp sản vật, hoa cỏ, gỗ,…
+ Tạo lớp mùn cho đất.
- Bảo vệ rừng là bảo vệ cuốc sống của chúng ta:
+ Nghĩa là chúng ta đang bảo vệ sự trong lành của sự sống.
+ Nghĩa là chúng ta đang bảo vệ mình khỏi những thiên tai.
+ Nghĩa là chúng ta đang gìn giữ cho những ích lợi lâu dài của cả cộng đồng.
c) Kết bài: Nêu trách nhiệm của bản thân và gửi thông điệp bảo vệ rừng đến mọi người.
Văn mẫu tham khảo: Chứng minh rằng Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta
Đề 3: Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
Dàn ý tham khảo:
a) Mở bài:
- Khái quát nội dung câu tục ngữ.
- Giới thiệu câu tục ngữ.
- Nêu ý kiến của bạn nọ.
b) Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen.
+ Nghĩa bóng.
+ Ý nghĩa tổng quát của câu tục ngữ là gì?
- Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ bằng việc đưa ra các dẫn chứng trong thực tế mà em biết.
- Mở rộng câu tục ngữ.
+ Câu tục ngữ là một chân lí nhưng còn mang tính cực đoan.
+ Cũng có những trường hợp: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.
+ Câu tục ngữ chỉ đúng với những người luôn có ý thức học hỏi.
- Về ý kiến mà bạn đã nêu, có thể khẳng định: ý kiến đó tuy có phần đúng nhưng không thể khẳng định tuyệt đối như vậy được.
c) Kết bài:
- Tán thành phần đúng trong ý kiến mà bạn nọ đã nêu.
- Tuy nhiên cần khẳng định tính đúng đắn theo hướng thuận chiều của câu tục ngữ, bởi đó là một chân lí đã được thực tế chứng minh.
Văn mẫu tham khảo: Bàn luận về tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
Đề 4: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Dàn ý tham khảo
a) Mở bài: Đây là một vấn đề cấp thiết được toàn nhân loại quan tâm.
b) Thân bài:
- Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu không có ý thức bảo vệ môi trường:
+ Các thiên tai xảy ra
+ Nắng nóng kéo dài
=> Hậu quả là đê vỡ, cuốn trôi nhà cửa, mùa màng, cướp đi sinh mạng của nhiều người.
- Tại sao lại xảy ra những chuyện như vậy?
- Khẳng định: Nếu khai thác không đi đôi với bảo vệ, giữ gìn và phát triển thì tài nguyên sẽ dần cạn kiệt.
c) Kết bài: Môi trường xanh, sạch, đẹp là môi trường sống lí tưởng cho cuộc sống con người.
>>> Đọc thêm văn mẫu: Chứng minh Đời sống sẽ bị tổn hại nếu không có ý thức bảo vệ môi trường
Đề 5: Hãy chứng tỏ rằng Bác Hồ sống vô cùng giản dị, thanh bạch.
Dàn ý tham khảo
a) Mở bài:
- Giới thiệu tầm vóc của Bác Hồ và niềm yêu kính Bác của nhân dân.
- Giới thiệu lối sống giản dị, thanh bạch của Bác.
b) Thân bài: Chứng minh Bác có lối sống giản dị và thanh bạch.
(Tham khảo bài viết của Phạm Văn Đồng để xây dựng thành dàn ý)
- Cách ăn:
+ Bữa ăn của Bác không phải bất cứ loại sơn hào hải vị, thức lạ của quý nào mà ngược lại rất đạm bạc, chỉ có cơm trắng với vài món rau, dưa giản đơn
+ Bác vô cùng tiết kiệm và trân trọng thành quả của người nông dân, khi ăn Bác không để rơi một hạt cơm nào
+ Khi đi chiến dịch, nhân dân mời Bác ăn những bữa cơm thật thịnh soạn nhưng Bác không nhận, mà mang cơm của mình đi hoặc cùng ăn những bữa cơm, bữa ngô, khoai, sắn cùng bộ đội và nhân dân
+ Dịp lễ tết, được biếu món gì lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùng
+ Thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người khác ăn phần thừa của mình.
- Cách mặc:
+ Bộ quần áo kaki của Bác đã sờn vai.
+ Bác mặc cả những bộ đồ bà ba màu nâu giản dị, bởi vậy Bác như một người cha già thân thương mà ta có thể gặp ở những gia đình Việt Nam.
+ Đôi dép lốp đã mòn đồng hành cùng Bác trên bao chặng đường gập ghềnh, hiểm trở.
+ Dù Bác được tặng nhiều quần áo mới nhưng Bác đem tặng lại chúng cho những chiến sĩ, những đồng bào thiếu thốn, nghèo khó.
- Cách ở:
+ Dù là người đứng đầu cả đất nước nhưng Bác không như những vị quốc vương phương Tây ở trong những cung điiện rộng lớn xa hoa mà Bác ở nhà sàn, với căn phòng nhỏ được bày trí đơn giản nhưng gọn gàng ngăn nắp.
+ Những ngày ở chiến khu Việt Bắc Bác sống trong hang Pác Bó, hằng ngày ăn cháo bẹ, rau măng, và làm việc trên chiếc bàn đá đơn sơ nhưng Người vẫn vô cùng lạc quan.
+ Khi đất nước thống nhất, mọi người đón Bác về dinh chủ tịch nhưng Người vẫn muốn sống ở ngôi nhà sàn đơn sơ, ngày ngày chăm vườn cây, vườn rau ao cá của mình.
- Cách cư xử với nhân dân:
+ Bác luôn chỉ dạy nhân dân, bộ đội đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên những bài học trong cách hành xử để trở thành một công dân tốt, một người Cách mạng có phẩm chất tốt từ những câu chuyện gần gũi mà thấm thía trong chính cuộc sống hằng ngày.
+ Bác luôn luôn hỏi han, trò chuyện, tâm sự và lắng nghe tiếng nói của nhân dân, có những lần thăm làng quê, Bác còn xắn quần, lội xuống ruộng cùng làm việc với nông dân.
+ Bác rất yêu thương trẻ em, Bác thường viết thư cho trẻ em để chúc mừng Trung thu, Tết cổ truyền và động viên các em học hành thật ngoan, thật tốt.
+ Lúc người đọc Tuyên ngôn độc lập, Người đã dừng lại và hỏi nhân dân một câu rất thân tình “Tôi nói mọi người có nghe rõ không?” khiến ai cũng vô cùng cảm động vì sự quan tâm của Bác.
c) Kết bài:
- Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ.
- Những phẩm chất ấy đáng để chúng ta học tập, noi theo.
Tham khảo thêm: Văn mẫu viết bài viết số 5
// Trên đây là nội dung chi tiết bài soạn văn Viết bài làm văn số 5 - Lập luận chứng minh do Đọc Tài Liệu biên soạn gửi tới các em. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 7 bài Viết bài làm văn số 5 này sẽ giúp các em nắm vững các kiến thức quan trọng và củng cố kĩ năng làm bài văn lập luận chứng minh. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.
[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Viết bài làm văn số 5 một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.