Soạn bài Lai Tân - Hồ Chí Minh lớp 8 KNTT

Xuất bản: 18/07/2023 - Cập nhật: 02/10/2023 - Tác giả:

Soạn bài Lai Tân - Hồ Chí Minh lớp 8 KNTT bao gồm: trả lời câu hỏi SGK trang 85-86 tập 1 Kết nối tri thức, tác giả tác phẩm, nội dung, nghệ thuật...

Từ việc tham khảo Sách giáo viên Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức, Đọc tài liệu sẽ giúp các em Soạn văn 8 Lai Tân - Hồ Chí Minh sách KNTT chính xác nhất.

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi Soạn bài Lai Tân trang 85-86 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức chi tiết, đầy đủ.

Bài học bao gồm các phần:

Trước khi đọc

Câu hỏi 1 trang 85 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Bác Hồ (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) đã bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm con đường cứu nước. Hãy kể tên một số nơi Bác đã từng đặt chân tới.

Trả lời

Một số nơi Bác đã từng đặt chân tới nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp. Sau đó đến Liên Xô.

Câu hỏi 2 trang 85 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Hãy nêu tên một số bài thơ của Hồ Chí Minh mà em biết.

Trả lời

Một số bài thơ của Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng, Tức cảnh Pác Pó, Mộ,…

Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc giúp các em soạn bài Lai tân lớp 8 KNTT thật dễ dàng.

Theo dõi: Vị trí xã hội của các nhân vật.

Trả lời

Vị trí xã hội của các nhân vật: ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng đây là các quan lại đứng đầu bộ máy nhà nước.

Theo dõi: Hành động của các nhân vật.

Trả lời

- Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc làm pháp phạm

- Cảnh trưởng tham ăn tiền của phạm nhân bị giải

- Huyện trưởng chong đèn – đốt đèn bàn không chú ý tới công việc

Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc trang 86 SGK để chuẩn bị phần soạn bài Lai Tân lớp 8 KNTT thật dễ dàng.

Câu 1 trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó.

Trả lời

- Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Dấu hiệu giúp em nhận biết được đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt là:

  • Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
  • Câu thơ thứ hai hiệp vần với câu thơ thứ 4 “tiền – thiên”, bốn câu thơ theo thứ tự là các câu khai - thừa - chuyển - hợp.
  • Bài thơ tuân theo luật bằng trắc.

Câu 2 trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Em hãy cho biết mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng. Căn cứ vào đâu em khẳng định như vậy?

Trả lời

Mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng:

- Ban trưởng, cảnh trưởng đúng ra phải giữ gìn trật tự trong trại giam, giữ gìn an ninh xã hội.

Nhưng ở đây, ban trưởng, cảnh trưởng lại ngang nhiên làm việc trái luật lệ: đánh bạc, ăn hối lộ, trục lợi cá nhân.

Căn cứ vào câu 1 và câu 2 cho thấy hiện trạng của những kẻ cầm đầu chính quyền nhưng không có trách nhiệm, không làm đúng chức trách.

=> Sự ngược đời này chỉ ra sự lố bịch, làm lộ bản chất xấu xa của ban trưởng, cảnh trưởng, tạo tiếng cười trào phúng trực diện.

Câu 3 trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Phải chăng sau khi chê những thói xấu của ban trưởng và cảnh trưởng, tác giả muốn dành tặng lời khen cho huyện trưởng vì đã làm việc chăm chỉ? Em thử suy đoán huyện trưởng “chong đèn” để làm gì?

Trả lời

- Câu thơ thứ ba (câu chuyện) chỉ miêu tả “Chong đèn, huyện trưởng làm công việc”, chưa nói rõ làm công việc gì nên thông tin chưa rõ khen hay chê. Việc huyện trưởng phải “chong đèn” cho thấy nhân vật này đang thực hiện công việc của mình đến tận khuya. Nếu nhân vật này thực sự làm việc đúng chức phận, vì dân vì nước, thì ý thơ chính là bày tỏ sự khen ngợi.

- Tuy nhiên, dù “chăm chỉ như vậy, nhưng trong địa bàn huyện mà ông ta quản lí, ngay cả những người làm công tác an ninh trật tự cũng vi phạm pháp luật, chỉ toan tính mưu lợi cá nhân thì chỉ có hai khả năng xảy ra: một là năng lực huyện trưởng kém, nên có làm việc tận khuya thì sự thối nát, mục ruỗng trong bộ máy cai trị địa phương (mà ông ta là người đứng đầu) vẫn không thay đổi; hai là huyện trưởng không kém, nhưng “công việc” mà ông ta làm tận khuya không phải là việc có ích cho người dân, cho xã hội, mà là một công việc mở ám nào đó.

Câu 4 trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Giọng điệu trào phúng của câu thơ thứ ba có gì khác biệt so với hai câu thơ đầu?

Trả lời

Hai câu thơ đầu: giọng điệu đả kích (từ ngữ thô mộc, suồng sã)

Câu thơ thứ ba: mỉa mai, châm biếm, tạo ra yếu tố vô lí hoặc thiếu logic, đảo lộn trật tự thông thường; lời thơ tựa như khen ngợi huyện trưởng chăm chỉ làm việc đến tận khuya, trái ngược với hai câu thơ trước.

Câu 5 trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân thuộc thành phần nào trong xã hội? Hãy làm rõ dụng ý của tác giả khi nhằm vào nhóm đối tượng này.

Trả lời

Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân là bộ máy chính quyền thời Tưởng Giới Thạch, những người được coi là tầng lớp thống trị trong xã hội:

+ Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc làm pháp phạm - Người đánh bạc ở ngoài bị bắt vào nhà giam nhưng trưởng ban nhà lao đánh bạc nhiều hơn ai hết.

+ Cảnh trưởng tham ăn tiền của phạm nhân.

+ Huyện trưởng chong đèn – đốt đèn bàn, hay chính là hút thuốc phiện - không chú ý tới công việc.

Dụng ý của tác giả khi nhắm vào nhóm đối tượng này là hướng tiếng cười mỉa mai vào giai tầng thống trị trong xã hội để châm biếm, đả kích, tố cáo tình trạng  mục nát, "nhà dột từ nóc" mà tác giả tận mắt chứng kiến ở Lai Tân.

Câu 6 trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức

Theo em, nội dung câu kết có mâu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước không? Vì sao?

Trả lời

Nội dung câu kết không hề mâu thuẫn với 3 câu thơ đầu tiên, bài thơ kết thúc bằng câu thơ cuối nhẹ nhàng.

- Khi bộ máy chính quyền thối nát, lộng hành mà “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.

- “Thái bình” chính là nhãn tự, là trục hút châm biếm của cả bài thơ.

+ Tình trạng đó là chuyện bình thường, bản chất của bộ máy cai trị. Chỉ một chữ mà nêu bật lên bản chất dối trá, đại loạn bên trong

- Lối châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay, có tác dụng lật tẩy bản chất của cả bộ máy chính quyền Lai Tân

=> Đòn đả kích độc đáo, bất ngờ, sâu cay

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân qua lời nhận xét: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.

Bài viết tham khảo

Câu thơ cuối cùng của bài thơ Lai Tân đã thể hiện chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Thối nát như vậy thì “thái bình” sao nổi, đang loạn đấy chứ. “Y cựu” đối với “Lai Tân”. Lai Tân mà văn như xưa. Nghĩa là cái thối nát thành nề nên không đổi. Tiếng cười mỉa mai chua chát toát ra tư cách nói ngược và nghệ thuật chơi chữ ấy. Tiêu cực thì có nhưng cuộc sống vẫn yên ổn, đất nước thì “vẫn thái bình, thịnh trị”. Lời ngụy biện mị dân ấy thật là tội lỗi quá lớn. Cái vỏ bề ngoài bình yên nhưng bên trong rường cột bị đục khoét rỗng cả rồi. Cái trời đất Lai Tân này sắp sụp đổ.

Kiến thức văn bản

Tác giả

Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Người được sinh ra tại xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An trong một gia đình nhà Nho nghèo, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.

Sin thời Hồ Chí Minh là một người thông minh ham học hỏi và có lòng yêu nước thương dân sâu sắc, tìm ra con đường giải phóng dân tộc, Người trở thành lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp và Mĩ thành công.

Tác phẩm

Tập Nhật kí trong tù gồm Lời đề từ và 133 bài thơ chữ Hán được Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị giam giữ và giải đi qua nhiều nhà tù của Quốc dân đảng tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943).

Lai Tân là bài thơ thứ 96 trong tập thơ này.

Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian Hồ Chí Minh bị giam giữ tại các nhà tù của Quốc dân đảng tại Quảng Tây, Trung Quốc.

Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

Nội dung chính

Bài thơ Lai Tân đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong những ngày Bác bị giam cầm trong nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch. Bức tranh hiện thực nhà tù và một phần xã hội Trung Quốc đã được thu nhỏ trong bốn câu thơ bảy chữ kèm theo thái độ.

Giá trị nội dung

Bài thơ miêu tả thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch và thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay

Giá trị nghệ thuật

  • Ngòi bút miêu tả giản dị, chân thực.
  • Lối viết mỉa mai sâu cay.
  • Bút pháp trào phúng.

-/-

Hi vọng với phần nội dung Soạn bài Lai Tân - Hồ Chí Minh lớp 8 KNTT mà Đọc tài liệu cung cấp, các em sẽ chuẩn bị bài thật tốt trước khi tới lớp. Xem thêm các bài soạn khác của lớp 8 tại: Soạn văn 8 Kết nối tri thức cùng Đọc nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM