Soạn bài kiểm tra thơ và truyện hiện đại - Lớp 9

Xuất bản: 28/06/2019 - Tác giả:

Soạn bài kiểm tra thơ và truyện hiện đại lớp 9 của Đọc Tài Liệu sẽ giúp bạn ôn tập các kiến thức quan trọng để làm tốt bài kiểm tra.

Tài liệu hướng dẫn soạn bài kiểm tra thơ và truyện hiện đại lớp 9 gồm các gợi ý trả lời câu hỏi trang 203 và 204 sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1.

Soạn bài kiểm tra thơ và truyện hiện đại - Lớp 9

Cùng tham khảo...

Kiểm tra thơ và truyện hiện đại

1 - Trang 203 SGK

Sắp xếp lại cho đúng hoặc điền vào những chỗ trống trong bảng thống kê các dữ kiện về từng tác phẩm (tên tác phẩm, thể loại, năm sáng tác, tác giả, nội dung chính).

Trả lời

Bảng thống kê thơ

Tên bài thơTác giảNăm sáng tácThể thơĐặc sắc nội dung, tư tưởngĐặc sắc nghệ thuật
Đồng chíChính Hữu1948Tự doCa ngợi tình đồng chí cùng chung lí tưởng của những người lính cách mạng trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trở thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của anh bộ đội cụ Hồ.

Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
Hình ảnh sáng tạo vừa hiện thực vừa lãng mạn: đầu súng trăng treo.

Bài thơ về tiểu đội xe không kínhPhạm Tiến Duật1969Tự doTư thế hiên ngang, tinh thần chiến đấu bình tĩnh, dũng cảm, niềm vui lạc quan của những người lính lái xe trên những nẻo đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.Tứ thơ độc đáo: Những chiếc xe không kính, giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn, vui tếu có chút ngang tàng; lời thơ gắn với lời văn xuôi, lời nói thường ngày.
Đoàn thuyền đánh cáHuy Cận1958Bảy chữCảm xúc tươi khoẻ về thiên nhiên và lao động tập thể qua cảnh một chuyến ra khơi đánh cá của những ngư dân Quảng NinhCảm hứng vũ trụ - lãng mạn. Nhiều hình ảnh đẹp, nên thơ, âm hưởng rộn ràng, phấn chấn. Một bài ca lao động hào hứng
Bếp lửaBằng Việt1963Bảy chữ và tám chữNhớ lại những kỉ niệm xúc động về bà và tình bà cháu. Lòng kính yêu và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là của bà đối với gia đình, quê hương, đất nướcKết hợp biểu cảm, miêu tả, kể chuyện và bình luận. Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, tạo ra những ý nghĩa sâu sắc. Giọng thơ bồi hồi, cảm động
Ánh trăngNguyễn Duy1978Năm chữTừ hình ảnh trăng trong thành phố, nhớ lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính chiến đấu gắn bó với thiên nhiên, với ánh trăng, với đất nước thân yêu và bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chungHình ảnh bình dị, tứ thơ bất ngờ mà hợp lí. (thình lình mất điện, mở cửa sổ, chợt gặp vầng trăng); giọng điệu chân tình, nhỏ nhẹ mà thấm sâu; kết bài gợi mở (cái giật mình không phải ngẫu nhiên)

Bảng thống kê truyện hiện đại

Tên tác phẩmTác giảNăm sáng tácTóm tắt nội dung
Làng (Trích truyện ngắn)Kim Lân1948Truyện thể hiện tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
Lặng lẽ Sa PaNguyễn Thành Long1970Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao. Qua đó, ca ngợi những con người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến tâm sức mình cho đất nước.
Chiếc lược ngà (trích truyện ngắn)Nguyễn Quang Sáng1966Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau tám năm xa cách với nhiều éo le, trắc trở. Qua đó, ca ngợi tình cha con thắm thiết trong chiến tranh

2 - Trang 203 SGK

Tóm tắt cốt truyện, tình huống chính và nêu chủ đề của các truyện ngắn: Làng (Kim Lân), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).

Trả lời

a. Làng (Kim Lân)

Truyện kể về ông Hai quê ở làng Chợ Dầu.Ông gắn bó và yêu tha thiết làng quê mình. Ông thường khoe làng ông giàu đẹp,làng kháng chiến.Vì cuộc sống của gia đình,vì cuộc kháng chiến,ông phải rời làng. Tối nào ông cũng sang nhà bác Thứ để nói chuyện về làng cho đỡ nhớ. Hằng ngày ông đến phòng Thông tin để theo dõi tin tức về làng.

Một hôm,nhận được tin làng theo giặc,ông bàng hoàng,xấu hổ tủi nhục.Mấy ngày liền ông không bước chân ra khỏi nhà. Bế tắc,đau khổ,ông tâm sự với đứa con út cho vơi đi nỗi lòng.Rồi một hôm nhận được tin cải chính, ông Hai sung sướng tột độ.Mặc dù nhà bị đốt nhưng ông vẫn vui vẻ đi khoe và kể về làng như trước.

Tham khảo: Soạn bài Làng

b. Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

Trên một chuyến xe đi Lào Cai có bác lái xe,ông họa sĩ và cô kỹ sư. Qua lời kể của bác lái xe,họ biết được anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn. Đến SaPa,xe dừng lại,anh thanh niên được bác lái xe giới thiệu gặp ông họa sĩ và cô kỹ sư. Anh mời họ lên thăm nhà.

Qua cuộc trò chuyện vui vẻ,thân mật, họ biết được anh thanh niên hằng ngày làm công việc đo gió,đo mưa, giúp vào việc báo trước thời tiết.Khâm phục trước tinh thần làm việc và sự cống hiến lặng lẽ của anh thanh niên,họa sĩ vẽ chân dung anh.

Để không vô lễ,anh ngồi yên cho ông vẽ nhưng từ chối vì nghĩ mình không xứng đáng.Ba mươi phút trôi qua, họ chia tay nhau trong sự lưu luyến. Họa sĩ và cô kỹ sư đi tiếp chặng đường,còn anh thanh niên trở về với công việc thường ngày của mình.

Tham khảo thêm: Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa

c. Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Ông Sáu là một cán bộ kháng chiến,xa nhà nhiều năm.Mãi đến khi hòa bình lập lại ông mới có dịp về thăm nhà.Bé Thu không nhận ông là cha vì thấy xa lạ. Đến khi nhận ra người cha và tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi.

Ở khu căn cứ,ông dồn nỗi nhớ thương và tình yêu con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà để tặng cho con.Trong một trận càn của địch,ông đã hi sinh.Ông Sáu còn kịp đưa cây lược ngà cho người bạn đem về trao lại cho bé Thu.

3 - Trang 203 SGK

Phân tích nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai (truyện ngắn Làng của Kim Lân). Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật này của tác giả. Quan hệ giữa tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai.

Trả lời

Phân tích nét nổi bật trong tính cách ông Hai (truyện ngắn Làng, của Kim Lân.

Trong số rất nhiều những nhân vật nông dân khác, người đọc khó có thể quên một ông Hai yêu làng quê, yêu đất nước, thuỷ chung với kháng chiến, với sự nghiệp chung của dân tộc.

Một ông Hai thích khoe làng, một ông Hai sốt sắng nghe tin tức chính trị, một ông Hai tủi nhục, đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc, một ông Hai vui mừng như trẻ thơ khi biết tin làng mình không theo giặc,... Ai đó đã một lần thấy nhà vàn Kim Lân, nghe ông nói chuyện còn thú vị hơn nữa: hình như ta gặp ông đâu đó trong Làng rồi thì phải.

Ông Hai là một nhân vật độc đáo mang nhiều đặc điếm chung tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp nhưng đồng thời cũng mang những đặc điểm tính cách rất riêng, rất thú vị. Ông đã trở thành linh hồn của Làng và thể hiện trọn vẹn tư tưởng của nhà văn và tác phẩm.

Tham khảo thêm các bài văn phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng hay tuyển chọn.

4 - Trang 204 SGK

Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Trả lời

Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa:

- Cách sống của anh thanh niên: yêu quý con người và tận tụy với mọi người, tận tụy với công việc, sống giản dị với nhu cầu giản dị.

- Trong sáng, lãng mạn, chân thật, hồn hậu.

- Những suy nghĩ của anh thanh niên khiêm nhường, quý trọng lao động, tràn đầy lòng tin yêu cuộc sống.

Xem thêm: Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

5 - Trang 204 SGK

Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Trả lời

- Tình cảm của đứa con:

+ Bé Thu cũng rất thương yêu cha. Em tôn thờ và giữ trọn lòng thương nhớ cha qua bức ảnh.

+ Em ương bướng và chống đối anh Sáu, nhất định không chịu gọi anh một tiếng "Ba" chỉ vì em dành tình thương yêu đó cho người cha mà em thương nhớ.

+ Khi nhận ra cha "hai tay em ôm chặt cổ ba..." như muốn giữ anh Sáu ở mãi bên cạnh.

+ Sự thông minh và sự ương ngạnh của bé Thu làm người đọc thương em hơn trách em

Hữu ích đối với bạn:

- Tình cảm người cha:

+ Anh Sáu thương nhớ con xiết bao. Ngày về phép anh chỉ mong được ôm con vào lòng và gọi một tiếng "Ba".Nhưng nó không chịu gọi...

+ Những ngày ở bên con,anh chăm sóc chiều chuộng con.Nhưng nó vẫn lạnh nhạt với anh...

+ Ngày anh ra đi, bé Thu hiểu ra mọi việc. Nó ôm chầm lấy cha muốn rời...

+ Ở chiến khu, anh làm cho con chiếc lược bằng ngà. Mỗi chiếc răng lược là bao nhiêu tình cảm thương nhớ mà anh dành cho con.

Tham khảo thêm:

6 - Trang 204 SGK

Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ : Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

Gợi ý

a. Người lính hiên ngang, dũng cảm :

- Đọc qua hai bài thơ, người đọc nhận thấy hai người lính tuy ở hai thời kì khác nhau nhưng lòng yêu quê hương cao đẹp như nhau...

- Từ trong cuộc đời họ bước vào trang thơ với những nét đẹp hiên ngang dũng cảm: Anh lính trong "Đồng chí" dũng cảm rời quê hương ra đi rời bỏ cuốc cày, cầm vũ khí chiến đấu. Vì lí tưởng "súng bên súng, đầu sát bên đầu" mà anh đã ra đi để lại "ruộng nương, gian nhà" trong nỗi nhớ thương thầm lặng "Ruộng nương...lung lay".

- Anh lính trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" có khác hơn. Anh hiên ngang đối mặt với bom đạn kẻ thù,ngồi vào những chiếc xe bị lột từng lúc một cách trần trụi "không có kính...ta ngồi". Vì xe vỡ kính, anh bình tĩnh đối diện với bao khó khăn tràn vào "không có kính ừ thì có bụi", "không có kính ừ thì ướt áo".Phải là người bình tĩnh mới có thể đương đầu với thế giới bên ngoài"Nhìn thấy...buồng lái"

b. Người lính lạc quan, yêu đời vượt khó khăn :

- Trong "Đồng chí" người dù thiếu thốn "áo rách vai", "quần vài mảnh vá" vẫn không nề hà. Anh và đồng đội đã vượt qua những cơn "sốt run người" hay những lúc "vầng trán ướt mồ hôi". Tuy gian khổ nhưng anh vẫn mỉm cười vượt qua... "Áo anh...không giày".

- Trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" người lính dù "mưa tuôn mưa xối" dù "bụi phun tóc trắng" vẫn ung dung đối mặt, xem thường khó khăn, lấy gian khổ làm thử thách cho cuộc đời mình, lạc quan yêu đời...hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam. "Chưa cần thay...mau thôi".

c. Trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" người lính dù "mưa tuôn mưa xối" dù "bụi phun tóc trắng" vẫn ung dung đối mặt, xem thường khó khăn, lấy gian khổ làm thử thách cho cuộc đời mình, lạc quan yêu đời...hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam. "Chưa cần thay...mau thôi".

- Tình đồng đội của những người lính là một nét đẹp luôn được ca ngợi. Họ cũng đoàn kết với nhau vượt qua mọi gian nan thử thách...

- Người lính trong "Đồng chí"chia cho anh từng "đêm rét chung chăn".Họ nắm tay truyền cho nhau nghị lực, niềm tin,giúp nhau vượt qua những lúc thiếu thốn, hiểm nghèo. Họ "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới","thương nhau...tay".

- Người lính trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" "bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" để động viên nhau tiếp tục cuộc chiến đấu.Mỗi một"chiếc xe từ trong bom rơi"trở về đã là thành viên của tiểu đội lái xe Trường Sơn. Những giờ phút họ ngồi bên nhau chia nhau bát cơm, đôi đũa là trở thành "gia đình" của nhau. "Những chiếc xe... gia đình đấy".

d. Ý chí chiến đấu của người lính

- Điểm nổi bất ở những người lính là ý chí chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Họ ra đi với quyết tâm đánh đuổi kẻ thù chung. Cho nên dù đêm đông giá rét, dù gió lạnh thấu xương, họ vẫn "đứng cạnh nhau" quyết tâm chiến đấu "Đêm nay...trăng treo".

- Ở "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" quyết tâm của người lính thể hiện qua việc tiếp tục lên đường, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam thân yêu. Họ "lại đi, lại đi" với ý chí chiến đấu cao độ, giải phóng đất nước, đem bầu "trời xanh" về cho nhân dân. Quyết tâm này thể hiện qua lí tưởng chiến đấu "vì miền Nam phía trước". "Xe vẫn chạy ...trái tim".

Tham khảo bài văn mẫu so sánh hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

7 - Trang 204 SGK

Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà-ôi biểu hiện trong những lời ru ở bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.

Trả lời

Hình ảnh người mẹ được gắn với hoàn cảnh, công việc cụ thể qua từng đoạn thơ:

- Mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến:

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ lại tá cn nóng hổi
Vai mẹ gây nhấp nhô làm gối.

- Mẹ tần tảo, tự nguyện là công việc lao động sản xuất của người dân ở chiến khu: "Mẹ đang tỉa bạn trên núi Ka-Lưi".

Sự chịu đựng gian khổ của những người mẹ giữa rừng núi mênh mông, heo hút được nhà thơ thể hiện một phần qua hình ảnh: “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ"

- "Mẹ đang chuyển lán, mẹ đạp rừng", "Mẹ địu em đi để giành trận cuối": Mẹ cùng các anh trai, chị gái tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ, di chuyển lực lượng đề kháng chiến lâu dài.

Từ ba đoạn thơ, lần lượt hiện lên những công việc cùng tấm lòng của người mẹ trên chiến khu kháng chiến gian khổ. Người mẹ bền bỉ, quyết tâm trong công việc.

- Ở đoạn ba, giặc Mĩ đến đánh đuổi chúng ta phải rời suối, rời nương. Mẹ phải chuyển lán, đạp rừng, tham gia đánh giặc. Mẹ đến chiến trường, em vẫn trên lưng.

Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường
Từ trong đói khổ, em vào Trường Sơn.

Trong khói lửa chiến tranh, mẹ mong ước:

Mai sau Con lớn làm người tự do...

Ba đoạn thơ lần lượt thể hiện công việc cùng tấm lòng của người mẹ ở trong chiến khu gian khổ, Người mẹ ấy thật có quyết tâm bền bỉ trong lao động, trong kháng chiến, Người mẹ còn thắm thiết yếu con và cũng nặng tình thương buôn làng quê hương, bộ đội và khao khát mong cho đất nước độc lập, tự do.

8 - Trang 204 SGK

Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ: Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng.

Trả lời

* Đồng chí:

- Bài thơ mang đậm tính hiện thực. Hình tượng người lính được xây dựng theo bút pháp hiện thực.

- Người lính: Được lí tưởng hoá ở mọi hoành cảnh, trên mọi khía cạnh  đẹp một cách lí tưởng.

- Hình ảnh: đầu súng trăng treo: là hình ảnh lãng mạn nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp

Vừa thực, vừa ảo mang ý nghĩa biểu trưng: chiến sĩ – thi sĩ, hiện thực – tương lai, chiến tranh – hoà bình...

➜ Mang hình ảnh lãng mạn đậm nét.

➜ Tóm lại bài thơ có sự quyện chặt cảm hứng lãng mạn và hiện thực.

* Đoàn thuyền đánh cá:

Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng.

- Hình ảnh đàn cá: Được tạo nên bằng sự quan sát và liên tưởng tinh nhạy. Vừa thực, vừa ảo.

- Hình ảnh đoàn thuyền: Cảm hứng lãng mạn, thủ pháp phóng đại, tượng trưng -> Đoàn thuyền to lớn ngang tầm vũ trụ.

* Ánh trăng:

Tự sự kết hợp trữ tình.Vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng.

- Trăng: Là thiên nhiên tươi mát, là người bạn tri kỉ thời thơ ấu.

- Trăng: Là quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống.

- Trăng: Là sự nhắc nhở về lẽ sống Uống nước, nhớ nguồn"

9 - Trang 204 SGK

Phân tích những hình ảnh biểu tượng : đầu súng trăng treo (trong bài Đồng chí), trăng (trong bài ánh trăng). Chọn bình một đoạn (hoặc khổ thơ đặc sắc trong các bài thơ đã học.

Gợi ý

Đêm nay rừng hoang sương muôi
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo

Đây là những câu thơ đẹp nhất viết về người lính, là bức tranh đẹp nhất về tình đồng đội, đồng chí, Vẽ nên hình tượng đẹp nhất về người chiến sĩ yêu nước. Ngoài người đồng đội, người chiến sĩ còn một người nữa là “đầu súng trăng treo”. Đó là một hình ảnh vừa thực lại vừa mộng, mang ý nghĩa biểu tượng thật phong phú.

Tham khảo: Trình bày cảm nhận về hình tượng người lính qua hai khổ thơ cuối bài thơ Đồng Chí (Chính Hữu).

// Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 9 bài kiểm tra thơ và truyện hiện đại này sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng để hoàn thành tốt bài kiểm tra của mình

[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài bài kiểm tra thơ và truyện hiện đại - Lớp 9 một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM