Soạn bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Xuất bản: 22/07/2019 - Tác giả:

Soạn bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia lớp 5 trang 29 được Đọc tài liệu biên soạn và chia sẻ giúp các em học sinh chuẩn bị bài tốt nhất trước, sau khi lên lớp.

Soạn bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia lớp 5 trang 29, tuần 21 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 với cả phần hướng dẫn tìm hiểu cùng trình tự kể chuyện để các em nắm rõ và tự tin trình bày lại câu chuyện của mình cho người khác nghe.

Soạn bài  Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia lớp 5 trang 29


Kiến thức cần nhớ

- Xác định rõ cảnh đẹp mà em có dịp tới thăm (không nhất thiết là một địa điểm nổi tiếng, mà có thể là những cảnh đẹp thân thuộc: cánh đồng, dòng sông, hồ nước, ngôi chùa, ngọn tháp...)
- Tên gọi cụ thể của cảnh đẹp.
- Đó là cảnh đẹp ở địa phương em sống hay ở một nơi khác?
- Miêu tả về cảnh đẹp đó ấn tượng với em thế nào.: rộng lớn, bao la, nhiều màu sắc, nhiều điều mới lạ,...

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Chọn một trong các đề bài sau:

Đề 1. Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hoá.

Đề 2. Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.

Đề 3. Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.

Gợi ý trả lời câu hỏi soạn bài trang 29 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

1. Tìm hiểu đề

* Đề 1

- Thế nào là công trình công cộng và di tích lịch sử - văn hoá ?

+ Công trình công cộng là những nơi được xây dựng để mọi người dùng chung như cung văn hóa, viện bảo tàng, rạp hát, công viên,...

+ Di tích lịch sử - văn hoá là những công trình hoặc những vật đời trước để lại, gắn với những sự kiện, những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử hoặc có ý nghĩa, giá trị cao về văn hoá.

-  Những việc làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hoá: giữ vệ sinh; không hái hoa; không leo trèo, nghịch ngợm; không viết, vẽ lên tường; phát hiện và ngăn chặn các hành vi phá hoại công trình,...

* Đề 2

-  Luật Giao thông đường bộ gồm các quy định mà mỗi người dân phải tuân theo khi đi lại trên đường để đảm bảo an toàn, tránh xảy ra tai nạn.

-  Những việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ: đi bộ trên vỉa hè; không chạy nhảy, nô đùa dưới lòng đường; đi xe ở bên phải đường; không đi xe hàng ba, hàng bốn trên đường; không vượt đèn đỏ; đấu tranh, ngăn chặn các hiện tượng vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

 * Đề 3

-  Liệt sĩ và thương binh là những người đã dũng cảm hi sinh tính mạng hoặc một phần thân thể để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc và cuộc sống của nhân dân.

- Các việc làm thể hiện lòng biết ơn thương binh, liệt sĩ: chăm sóc mộ liệt sĩ, thăm nom giúp đỡ các gia đinh liệt sĩ neo đơn, giúp đỡ các cô, chú thương binh gặp khó khăn,...

2. Nhớ lại câu chuyện. sự việc mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.

3. Kể chuyện trong tổ, trong lớp.

-   Giới thiệu câu chuyện.

-   Kể diễn biến của câu chuyện.

-   Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về câu chuyện đó.

4. Trao đổi, thảo luận về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

***

Với nội dung phần soạn bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia lớp 5 trang 29, tuần 21 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 được chia sẻ phía trên, chúc các em có một tiết học kể chuyện thật lí thú, hấp dẫn.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM