Cùng Đọc tài liệu xem chi tiết nội dung soạn bài Dưới bóng hoàng lan Kết nối tri thức với cuộc sống (Bài 7: Quyền năng của người kể chuyện - SGK ngữ văn 10 tập 2).
Khởi động
Câu hỏi 1: Với cảnh vật xung quanh và với những người thân yêu, kỉ niệm nào mỗi khi nhớ lại, bạn thấy thật ấm áp, dễ chịu? Nếu được yêu cầu kể lại, bạn sẽ kể như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Với cảnh vật xung quanh và với những người thân yêu, kỉ niệm mỗi khi nhớ lại em thấy thật ấm áp dễ chịu là đêm giao thừa, gia đình em quây quần đón năm mới. Nếu được yêu cầu kể lại, em sẽ kể về không gian, thời tiết lúc đó, cử chỉ, hành động của mọi người.
Câu hỏi 2: Đã bao giờ bạn có nhu cầu được sống chậm lại để cảm nhận sâu sắc hơn ý nghĩa của những điều vốn rất bình dị hằng ngày?
Gợi ý trả lời:
Cũng từng có những lúc em muốn thời gian trôi chậm lại để được ở cạnh ông bà, cha mẹ nhiều hơn. Một ngày học tập miệt mài từ sáng đến tối khiến em không còn nhiều thời gian để chú ý đến những điều bình dị, quen thuộc xung quanh.
Đọc văn bản: Soạn bài Dưới bóng hoàng lan Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu hỏi 1: Chi tiết nào ở phần kết giúp bạn dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Thanh và Nga?
Gợi ý trả lời:
Chi tiết ở phần kết giúp em dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Thanh và Nga: Thanh sung sướng khi nghĩ đến nơi mình có thể trở về sau những ngày làm việc và biết rằng Nga vẫn luôn đợi mình.
Câu hỏi 2. Tâm trạng của Thanh khi trở về với không gian thân thuộc.
Gợi ý trả lời:
Khi được trở về với không gian thân thuộc - ngôi nhà của bà, Thanh lúc nào cũng thấy bình yên và thong thả, bởi vì căn nhà có thửa vườn này đối với Thanh là một nơi mát mẻ và hiền lành, ở đó có người bà lúc nào cũng chờ đợi để yêu thương Thanh.
Câu hỏi 3. Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây hoàng lan. Chú ý những chi tiết về cây hoàng lan trong toàn câu chuyện.
Gợi ý trả lời:
- Thanh khi nhận ra cây hoàng lan thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở dưới suối.
- Những chi tiết về cây hoàng lan
+ Lá cây rung động trong gió, thân cây vút cao lên trời.
+ Mùi hương thơm của hoa thoảng thoảng bay vào.
+ Kỉ niệm hồi bé, Thanh thường nhặt hoa dưới gốc cây mà nay cây đã lớn rồi.
Câu hỏi 4. Lưu ý sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật.
Gợi ý trả lời:
Đoạn văn có sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật.
- Lời người kể chuyện trong việc miêu tả những cử chỉ ngoại hiện của Thanh: “Chàng cảm động gần ứa nước mắt.”
- Những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật Thanh khi suy nghĩ về bà: “Bà yêu thương cháu quá”, câu Thanh tự hỏi “Tiếng ai?”, “Mà bà làm bếp có một mình thôi ư?”.
- Câu văn “Nghe quen quá mà Thanh không nhớ được” vừa là lời của người kể chuyện vừa biểu thị nội tâm của nhân vật.
Câu hỏi 5. Biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh (qua lời nói, tâm trạng)?
Gợi ý trả lời:
- Qua lời nói: nhân vật Thanh xưng “tôi” và gọi đối phương là “cô Nga”, còn Nga thì xưng “em” và gọi Thanh là “anh”. Qua cách xưng hô, nhân vật Nga biểu thị tình cảm thân mật hơn. Hơn thế nữa, nhân vật Nga biểu thị trực tiếp nỗi nhớ, tình cảm của mình qua lời nói “em nhớ anh quá”. Ngược lại, qua ngôn ngữ, nhân vật Thanh hơi lạnh nhạt, chỉ trả lời những câu Nga hỏi và không đáp lại những lời bày tỏ tình cảm của Nga.
- Qua những dòng miêu tả tâm trạng, ta nhìn thấy rất rõ thế giới nội tâm của nhân vật Thanh. Thanh thấy lòng mình dịu lại khi nói chuyện với Nga.
Câu hỏi 6. Ý nghĩa lời đối thoại giữa bà cụ và Nga về chuyện hái hoa hoàng lan.
Gợi ý trả lời:
Lời đối thoại giữa bà cụ và Nga dường như không chỉ nói về chuyện hái hoa hoàng lan khi cây vẫn còn non, mà thông qua lời nhân vật Nga nói “Anh con hái đấy ạ” và cử chỉ Nga nhìn Thanh “mỉm cười”, có thể suy đoán, bà cụ và Nga nói chuyện về tình cảm con người. Bà cụ như muốn hỏi cái vì sao Nga lại bày tỏ tình cảm sớm thế, khi Thanh còn chưa ra biểu lộ tình cảm gì.
Câu hỏi 7. Chi tiết nào ở phần kết giúp bạn dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Thanh và Nga?
Gợi ý trả lời:
- Chi tiết Thanh đã dặn khẽ: “Tôi có nhời chào cô Nga nhé”.
- Chi tiết nội tâm của nhân vật Thanh: chàng “biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước”.
Trả lời câu hỏi: Soạn bài Dưới bóng hoàng lan Kết nối tri thức
Hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 52 SGK Ngữ văn 10 tập 2:
Câu 1. Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện không?
Câu trả lời có tại:Dưới bóng hoàng lan được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Câu 2: Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt hiện ra qua đôi mắt của nhân vật nào? Việc chọn điểm nhìn như vậy có ý nghĩa gì?
Câu 3. Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những chuyện gì? Tình cảm của các nhân vật bộc lộ như thế nào qua những lời đối thoại đó?
Câu 4: Phân tích những biểu hiện tình cảm giữa Nga và Thanh được khắc họa trong tác phẩm.
Câu 5. Trong Dưới bóng hoàng lan, nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam biểu hiện rõ nhất qua cốt truyện, nhân vật hay lời kể? Hãy phân tích một trong ba yếu tố đó.
Câu 6: Theo bạn, nhan đề Dưới bóng hoàng lan có ý nghĩa gì?
Câu 7: Cảnh nào được miêu tả trong truyện gợi cho bạn nghĩ đến một bức tranh đẹp? Nếu cần chọn một cảnh để vẽ minh họa, bạn sẽ chọn cảnh nào? Vì sao?
Câu 8.
Nhà thơ Thế Lữ cảm nhận: Dưới bóng hoàng lan là tác phẩm "nhân từ như một lời yên ủi" (Thạch Lam - Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, tr.147). Từ gợi ý đó, bạn hãy phân tích tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.Kết nối đọc viết: Soạn bài Dưới bóng hoàng lan Kết nối tri thức
Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn cuối của phần kết truyện.
Hướng dẫn:
Chi tiết + đoạn văn mẫu: Đoạn văn phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn cuối của phần kết
-/-
Trên đây là gợi ý nội dung soạn bài Dưới bóng hoàng lan sách Kết nối tri thức với cuộc sống, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!
- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -